BIẾT NGUYÊN NHÂN CÁC BỆNH UNG THƯ ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH VÀ TỰ CHỮA KHỎI BỆNH CHO CHÍNH MÌNH

Tóm lại, mục đích ăn các loại thực phẩm có tính kiềm là để cân bằng với các loại thực phẩm có tính acid Ví dụ, ăn một phần rau với trứng vào buổi sáng. Ăn salad trộn rau xanh cùng một chút pho mát bào vào buổi trưa hoặc tối. Một vài điều chỉnh cần thiết sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và ít bị bệnh tật ghé thăm!

http://www.benhvienthongminh.com

BIẾT NGUYÊN NHÂN CÁC BỆNH UNG THƯ ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH


VÀ TỰ CHỮA KHỎI BỆNH CHO CHÍNH MÌNH


PHẦN BỐN :

CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG SẢN PHẨN THIÊN NHIÊN CHỮA UNG THƯ

Các phương pháp dựa trên đặc tính của những sản phẩm thiên nhiên có chứa những

chất đặc biệt để diệt được tế bào ung thư:

- Hạt mơ sống (được chế thành Vitamin B17) – là một phương pháp chữa ung thư

khá hiệu quả.

- Trà Essiac teas.

- Nước được nấu 8 tiếng từ cành, lá và hoa anh đào.

- Nước nấu từ lá đu đủ.

- Vỏ quả nho đỏ.

Chỉ một số ví dụ nêu ra để các bạn có thể hiểu rõ bản chất của từng phương pháp

được sử dụng, và có lựa chọn cho bản thân một cách có cơ sở, có kiến thức thực sự.

Vì vậy, những lời khuyên của tôi: khi gia đình hoặc chính bản thân bạn bị ung thư,

đừng có cuống quýt chạy hỏi tất cả mọi người, rồi nhận được những lời khuyên đủ

kiểu, có thể trái ngược nhau hoàn toàn. Cái tệ hơn là cứ nghĩ “làm càng nhiều thứ

càng tốt”, rồi ai nói gì cũng nghe, làm được vài ngày thấy khó quá lại bỏ. bạn nên

tỉnh táo đọc về từng phương pháp, rồi hãy tự có những đánh giá sau đây:

Về nghị lực bản thân:

liệu bản thân có đủ nghị lực để thay đổi hoàn toàn lối sống, cách ăn uống, sinh hoạt

trong ít nhất là một vài năm, thậm chí cả cuộc đời?

Về hoàn cảnh:

Kinh tế gia đình bạn có đủ để sử dụng một số phương pháp đắt tiền?

Thậm chí kể cả khi có tiền, liệu bạn có thể được cung cấp một cách đều đặn những

thứ cần thiết nhất cho việc chữa trị

Sau đó, hãy chọn cho mình những phương pháp KHÔNG KỊ NHAU, phù hợp với nghị

lực bản thân, với khả năng và điều kiện của gia đình (không chỉ về kinh tế, mà còn

về công sức, thời gian, sự giúp đỡ tối đa của từng người trong gia đình)


Page 2 of 50

Các nhà khoa học đã khá thống nhất vể những nguyên nhân cơ bản gây ung thư, cụ

thể: cơ thể chất chứa quá nhiều chất độc do chế độ ăn uống không cân bằng kéo

dài (nhiều chất bột, nhiều đường, nhiều chất béo xấu, quá ít chất béo tốt, ô nhiễm

môi trường, sử dụng quá nhiều sản phẩm có hóa chất độc hại...). Do vậy, theo tôi,

các việc nên làm ngay lập tức là khi phát hiện ai đó trong gia đình bị ung thư là:


Sử dụng các biện pháp thải độc hợp lý để đẩy bớt độc tố ra khỏi cơ thể. Thậm chí

nếu bạn quyết định hóa trị hoặc xạ trị, thì cũng nên có một đợt thải độc trước để

nâng sức đề kháng của cơ thể. Sau các đợt hóa hoặc xạ trị, cũng nên bổ sung thêm

các thảo dược, thưc phẩm có tác dụng diệt ung thư và cải thiện hệ thống miễn dịch

– và lại thải độc để đẩy các tồn dư của hóa chất và phóng xạ trong cơ thể.

Thay đổi chế độ ăn sao cho cân bằng, hiệu quả và hợp với hoàn cảnh kinh tế: uống

nhiều nước ép các loại rau củ, ăn rau củ sống, ăn nhiều chất béo tốt (dầu dừa lạnh,

dầu olive extra virgin), tuyệt đối tránh đồ ăn nhanh, không ăn các loại dầu được ép

ở nhiệt độ cao, được dùng hóa chất nhằm ép được nhiều dầu, được tẩy hoặc khử

mùi bằng hóa chất.

Và cái quan trọng nhất: hãy cố gắng sống lạc quan, dù bạn đang rất lo lắng và bi

quan. Sự lạc quan, thái độ sống tích cực là những điều kiện TIÊN QUYẾT giúp ta đẩy

lùi mọi bệnh tật.

1-CHỮA UNG THƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÂNG NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ

(Hyperthemia)

Chữa ung thư bằng phương pháp nâng nhiệt độ cơ thể (Hyperthemia): phương

pháp này được sử dụng tại các bệnh viện ở Đức, Mexico và Mỹ - tác dung rất tốt.

Liên quan đến điều này, cần lưu ý: khi chúng ta bị sốt, tức là cơ thể đang phản ứng

để chống bệnh tật (virus, vi khuẩn, tế bào ung thư..., đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ

cao). Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt quá cao (có dấu hiệu bị co giật),

không nên dùng thuốc giảm sốt một cách tràn lan - vì như vậy, tự ta đã tước mất

cơ chế tự nhiên để chống chọi với bệnh tật của cơ thể

Các điểm chính cần lưu ý:

- Hyperthemia là nâng thân nhiệt của cơ thể lên cao (đến quãng 113 độ F= 45 độ

C) để tiêu diệt tế bào ung thư

- Hyperthemia được sử dụng kết hợp với hầu hết các phương pháp không độc hại

khác

- Có một số cách để nâng nhiệt độ cơ thể (nâng tại chỗ, nâng vùng hoặc nâng toàn

bộ cơ thể)


Page 3 of 50

- Nhiều cơ sở vẫn đang tiến hành nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của phương

pháp này.

Hypetthemia là gì: còn được gọi là Thermal therapy hoặc Thermotherapy: các tế

bào của cơ thể được nâng lên ở mức cao đến 113 độ F. Các nghiên cứu đã chứng

minh là với nhiệt độ này, tế bào ung thư bị tiêu diệt, nhưng không ảnh hưởng đến

tế bào thường.

Hypertheramia được sử dụng thế nào để chữa ung thư: phương pháp này thường

được kết hợp với một hoặc nhiều phương pháp khác, có thể là các phương pháp

không độc hại, hoặc thậm chí với hóa trị hoặc xạ trị

Các dạng của phương pháp Hyperthemia:

Tại chỗ (local hyperthermia): sử dụng năng lượng sưởi tại chỗ cho 1 khu vực nhỏ

(tại chỗ khối u).

Tại khu vực (regional hyperthermia): sưởi một khu vực lớ

Sưởi toàn bộ cơ thể (whole body hyperthermia): phương pháp này được dùng khi

ung thư đã đi căn.

Phương pháp chữa ung thư tên gọi là Hyperthemia. Tóm tắt là họ dùng máy để

nâng nhiệt độ cơ thể lên mức quãng 40 độ C, để tiêu diệt tế bào ung thư (vì tế bào

ung thư sẽ chết hàng loạt khi nhiệt độ cơ thể đạt đến mức 38 độ C trở lên). Tham

khảo bài này:

http://drsircus.com/medicine/light-heat/hyperthermia-far-infrared-cancer-pain

Các bệnh viện thiết bị để chữa theo phương pháp này là:

http://www.cancercenter.com/treatments/hyperthermia/(Mỹ);

http://my.clevelandclinic.org/services/cancer/treatments-procedures/radiation-

therapy/hyperthermia(Ohio - Mỹ);

và nhiều bệnh viện ở Đức http://www.cancertutor.com/germanclinics/

2-CHỮA UNG THƯ BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN KETOGENIC (KETOGENIC DIET) KẾT

HỢP VỚI KHOẢNG NHỊN ĂN NGẮN

https://thetruthaboutcancer.com/ketogenic-diet-weakens-ca…/…

1. Chế độ ăn Ketogenic là gì? Đây là chế độ ăn rất nhiều chất béo tốt (cung cấp

quãng 75% calories), quãng 20% từ đạm động vật, chỉ có 5% là calories từ chất

bột và đường. Chế độ ăn này được bác sĩ Atkins sử dụng rất thành công để chữa

bệnh cho vài chục ngàn bệnh nhân tim mạch, béo phì tại Mỹ


Page 4 of 50


(https://authoritynutrition.com/atkins-diet-101/).

2. Tại sao chế độ ăn này lại chữa được ung thư: giáo sư Otto Warburg, người được

giải Nobel năm 1931 do đã tìm ra nguyên nhân gây ung thư

(https://sites.google.com/…/ganoder…/the-root-cause-of-cancer),

và ông kết luận là: tế bào ung thư chỉ phát triển được trong môi trường mà đường

được lên men (glucose fermentation). Nó sẽ bị tiêu diệt trong môi trường kiềm, khi

tế bào được cung cấp và có thể hấp thụ đủ oxy. Giáo sư Thomas Seyfried và những

giáo sư khác đồng ý với quan điểm này, nghiên cứu tiếp và rút ra kết luận là: tế

bào ung thư được nuôi dưỡng bằng amino acid và glutamine. Nói cách khác, chất

bột sẽ chuyển hóa thành đường trong cơ thể, làm thức ăn cho tế bào ung thư. Nếu

ta không ăn chất bột và đường nữa, ăn ít chất đạm, thì tế bào ung thư sẽ chết đói.

Nhưng chỉ có 3 nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đó là: đạm, chất béo

và chất bột (đường). Vậy nếu ta ngừng ăn chất bột và đường, lại ăn ít đạm, thì phải

có cái thay thế, câu trả lời là: các chất béo tốt từ dầu dừa, dầu olive extra virgin,

quả bơ, các loại hạt tươi (và phải ăn sống) như: vừng, hạt bí, hạt dưa, hạt lanh, hạt

chia, hạnh nhân... Tế bào ung thư không thể hô hấp và hấp thụ năng lượng sinh ra

từ chất béo, mà chỉ có thể hấp thụ đường (glucose) và amino acid để sinh sản và

phát triển. Hạn chế tuyệt đối chất bột và đường là cách hiệu quả tiêu diệt tế bào

ung thư.

3. Kết hợp với nhịn ăn các khoảng ngắn (intermitten fasting)

https://thetruthaboutcancer.com/video-benefits-of-intermittent-fasting-cancer-

patients/.

Đây là chế độ ăn mà việc ăn chỉ được giới hạn trong khoảng từ 4-8 tiếng một ngày,

16 đến 20 tiếng còn lại sẽ nhịn. Có thể ăn từ 3- 7 hoặc 4- 8 giờ tối. Chế độ ăn này

cho phép cơ thể sản xuất nhiều ketone cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có thể nhịn

16 – 18 tiếng /ngày, nhưng nhịn ăn 20 tiếng một ngày được đánh giá là tốt nhất

cho việc chữa ung thư. Sách “Urticaria No More – Không còn dị ứng” do tác giả

Yasin Madwin viết. Ông ta khuyên là chỉ ăn từ 4 – 8 giờ chiều và tối hàng ngày

trong một tuần : Tôi thực hiện chế độ ăn đó từ ngày 7/6 đến hết ngày 13/6, kết

hợp với bôi và uống dấm táo và dầu dừa. Cho đến hôm qua, dị ứng của tôi giảm

được quãng 90%.. Thực ra, chỉ ăn trong khoảng 3 đến 7 giờ hoặc 4 đến 8 giờ chiều,

cũng bình thường. Trong một tuần qua, tôi không thấy bị giảm cân tí nào, vẫn

mạnh khỏe bình thường, chỉ tội hơi bất tiện cái bữa ăn lúc 4 giờ chiều, chẳng giống

ai.

4. Vậy thì ăn thế nào theo chế độ Ketogenic:


4.1. 75% lượng calories được cung cấp từ chất béo. Cứ coi là cơ thể cần trung bình

2000 calories mỗi ngày, tức bạn cần 1500 calories từ chất béo. Có thể định lượng

như sau:


Page 5 of 50

- 1200 calories từ dầu dừa nguyên chất và dầu olive extra virgin – tương đương

quãng 120 ml/ngày (60 ml dầu dừa và 60 ml dầu olive).


- Phần 300 calories còn lại từ chất béo là từ quả bơ và các loại hạt. Ví dụ: 100 gr

thịt quả bơ cung cấp 160 calories, cứ 10 gr các loại hạt cung cấp quãng 40 – 60

calories, một quả trứng luộc cung cấp 147 calories.


4.2. 20% lượng calories là từ đạm động vật: mỗi ngày, ăn tối đa quãng 50 -70 gr

thịt động vật, ăn thêm các loại sẩn phẩm lên men từ sữa như: yogurt, fomai

4.3. bạn có thể ăn các loại rau củ ít chất bột một cách thoải mái: rau xanh có lá,

các loại giá, cần và tỏi tây.

4.4. Không ăn chất bột như gạo, bánh mì...trực tiếp. Lượng chất bột từ các loại đồ

ăn trên đã đảm bảo cung cấp ít nhất 5% calories cho cơ thể.

3- THỬ pH NƯỚC BỌT TRƯỚC VÀ SAU KHI ĂN HAY SAU KHI DÙNG THUỐC

ĐỂ BIẾT THỨC ĂN THUỐC UỐNG CHỮA BỆNH ĐÚNG HAY SAI.

Mua giấy quỳ để tự khám bệnh bằng pH nước bọt, pH máu và pH nước tiểu

để biết cách tự chữa bệnh bằng điều chỉnh thực phẩm ăn uống hàng ngày.

(Mua pH test strips ờ Wall Mart, thử nước bọt, nước tiểu và nước thức ăn )


8.69$ 64.26$


Vào năm 1972, Bác sĩ Carl Reich đã xác minh rằng số đo pH của nước bọt là đại

diện cho độ pH của toàn bộ cơ thể người. Độ pH của nước bọt thật sự là một thước

đo về “ứng suất” của kiềm có trong cơ thể người.


Chỉ cần thử pH nước bọt : Khi khỏe mạnh, pH máu =pH nước bọt = pH của

dịch toàn cơ thể = 7.4


Page 6 of 50

Thật vậy pH máu là 7.4 , pH dịch não tủy là 7.4 và pH nước bọt cũng là 7.4, chứng

tỏ pH của nước bọt thì cân bằng với pH của dịch trong cơ thể, như thế có nghĩa là

pH nước bọt là ổn định và chính xác đễ theo dõi pH của cơ thể. Độ pH của nước bọt

phản ánh đúng đắn việc tạo ra một môi trường kiềm hay acid trong cơ thể.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến độ pH trong cơ thể, như tuổi tác, mức độ vận

động, chất lượng không khí, trạng thái tinh thần và đặc biệt là thức ăn, thức uống.

Có đến 150 chứng bệnh như ung thư, loãng xương, cao huyết áp, bệnh tim, viêm

khớp, giảm trí nhớ, tiểu đường, sỏi thận, sỏi túi mật, dị ứng với thuốc và thức ăn,

sâu răng v.v… đều có quan hệ mật thiết với các chất dịch của cơ thể có acid hoặc

nhiễm acid.

Độ pH của nước bọt được đo chính xác và gần bằng với pH của cơ thể khi được đo

vào buổi sáng khi thức dậy và 2 giờ sau ăn, vì lúc đó sự hấp thu và chuyển hóa của

cơ thể đã điều chỉnh độ pH ổn định .

Độ pH nước bọt bình thường 2 giờ sau ăn là 7.1 – 7.5, hơi kiềm nhẹ, biểu thị một

sức khỏe tốt . Hầu hết trẻ em có pH nước bọt là 7.5.

Một nửa số người trưởng thành có pH nước bọt là 6.5 hoặc thấp hơn biểu hiện một

tình trạng thiếu calcium do tuổi tác hoặc do lối sống, chế độ ăn…

Nếu độ pH từ 4.5 – 6.5 là acid, biểu hiện một tình trạng bệnh lý .

Thật vậy, một pH của cơ thể có tính acid sẽ làm giảm khả năng hấp thụ khoáng

chất và các chất dinh dưỡng khác của cơ thể, giảm sự sản xuất năng lượng trong

các tế bào, làm giảm khả năng sửa chữa các tế bào bị hư hỏng, giảm khả năng giải

độc, làm cho các tế bào khối u phát triển mạnh, cơ thể ở trong tình trạng căng

thẳng, stress, hệ miễn dịch suy yếu và làm cho cơ thể thêm mệt mỏi và bệnh tật.

Các loại nước ép trái cây là Acid sẽ trở thành loại thực phẩm kiềm của cơ thể sau

khi được chuyển hóa và hấp thu, nhưng tác dụng ngay lập tức trên răng là tính

acid, không tốt cho men răng. Nước vô hiệu hóa điều này ngay lập tức, có nghĩa là

hãy uống một ngụm nước sau khi ăn hay uống những thức ăn có tính acid.

Cách đo pH nước bọt như sau :

1. Thực hiện khi thức dậy hoặc hai giờ sau khi có bất cứ thức ăn nào trong miệng

của bạn .

2. Nuốt nước bọt trong miệng của bạn, và sau đó hút nước bọt mới từ bên dưới lưỡi

của bạn (có hai tuyến nước bọt dưới lưỡi). Lặp lại 2 lần (mục đích là để nước bọt là

gần giống nhất với máu)

3. Lấy mẫu nước bọt để thử với giấy quỳ (Không đặt giấy vào miệng), chờ 20 giây,

và so sánh các kết quả của biểu đồ màu pH .

Kiểm tra kết quả của bạn:


Page 7 of 50


Nếu độ pH của bạn là 5,5-6,0 :

bạn đang có ít nhất là một bệnh ở trên hay ở trong tình lo âu hay căng thẳng mãn

tính, thiếu khoáng chất kiềm, trong đó quan trọng là calcium. Nếu yếu tố tinh thần

, tình cảm là nguyên nhân, hãy cải thiện chế độ ăn uống, giải độc và tập thể dục ,

thư giãn …

Nếu độ pH của bạn là giữa 6.0 - 6.5,

bạn đang có thể có một hoặc nhiều trong số 150 bệnh như đã nói ở trên. Khi cơ thể

nhiễm acid mà chúng ta không bổ xung bằng chế độ ăn ( vì cơ thể không thể tự tạo

khoáng kiềm) thì cơ thể sẽ điều chỉnh độ pH bằng cách lấy đi các khoáng kiềm có

trong một số mô và dịch trong cơ thể , trong đó có calcium, kết quả là chúng ta sẽ

bị loãng xương và kéo theo nhiều bệnh khác .

Nếu độ pH của bạn là 6,5-7,0

Biểu hiện một tình trạng stress hoặc thiếu calcium do tuổi tác hoặc do lối sống , chế

độ ăn. Điều này sẽ được cải thiện một cách dễ dàng với thay đổi trong chế độ ăn

uống, tập thể dục .Cải thiện chế độ ăn uống cho những người có độ pH dưới 7,0 có

nghĩa là ăn 70% hoặc nhiều thực phẩm có chất khoáng kiềm trong các loại thức ăn

hàng ngày.

Nếu độ pH của bạn là 7.1 - 7.5, cơ thể bạn đang ở trong tình trạng khỏe mạnh.

Nếu độ pH của bạn là 7,5-8,0 :

Thường là do chế độ ăn uống , người ăn chay thường rơi vào phạm vi độ pH cao. Họ

ít khi rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng là các lợi ích tích cực mà họ nhận được

từ chế độ ăn ( ăn chay ) tốt của họ. Chế độ ăn bao gồm thêm các loại ngũ cốc, gạo

và các thực phẩm có khoáng acid trong khẩu phần ăn để giảm độ pH xuống .

Thực tế cho thấy, độ pH trong cơ thể người là một biến số theo rất nhiều yếu tố.

4-MỘT CÁCH NHÌN MỚI VỀ NGUYÊN NHÂN BỆNH TẬT

Trong cuốn sách giáo khoa về “ Sinh lý học Y khoa” tác giả nổi tiếng người Mỹ, tiến

sĩ bác sĩ y khoa Arthur C. Guyton có đề cặp chủ đề:

“ Bước đầu tiên trong việc duy trì sức khỏe là kiềm hóa cơ thể. Các tế bào của một

cơ thể mạnh khỏe có tính kiềm, các tế bào của cơ thể bệnh tật là bị nhiễm acid.

Dưới 7 độ pH tế bào càng nhiều acid, con người càng ngày càng ốm yếu hơn. Nếu

cơ thể không kiềm hóa được tế bào, chúng trở nên bị nhiễm acid và như thế bệnh

tật sẽ bắt đầu. Cơ thể con người sinh ra acid như là một phụ phẩm của cơ chế

chuyển hóa bình thường. Nhưng cơ thể con người không sản xuất ra chất kiềm. bởi

vậy con người phải tìm cách thu nhận được chất kiềm từ các nguồn ở bên ngoài để

giữ cho cơ thể tránh khỏi bị nhiễm acid và đi đến cái chết”


Page 8 of 50

Tiến sĩ, bác sĩ Jeff Bennert nhấn mạnh rằng: “Muốn chữa lành bệnh chỉ có thể bắt

đầu khi pH được duy trì ở 7 độ. Dưới mức đó, cơ thể con người như một con thuyền

có nhiều lỗ thủng. Cơ thể sẽ phải quá bận rộn trong việc đắp vá lỗ thủng nên khó

có thể thực hiện bất cứ một sự tiến triển nào”

Từ điều nhận biết trên đây người ta cho rằngDược phẩm chỉ xử lý được các triệu

chứng của bệnh tật mà không giải quyết được nguyên nhân của bệnh tật.Thực tế

cho thấy, có khá nhiều trường hợp chúng ta đã chứng kiến người thân của mình đã

nhận được những loại thuốc tốt, kê đơn đúng, được chăm sóc y khoa tốt nhưng

ngày càng ốm yếu hơn .Vì vậy muốn loại trừ được nguyên nhân sinh ra bệnh tật

nhất thiết phải thông qua dinh dưỡng hợp lý và duy trì sự cân bằng về độ pH của

các lưu chất trong cơ thể con người.

Vậy độ pH là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến như vậy?

Thang độ pH đi từ số 0 ( rất acid) đến số 14 (rất kiềm). Độ pH bằng 7 là trung tính

(Không biểu hiện acid, cũng không biểu hiện tính kiềm). Mỗi sự thay đổi 1 độ trên

thang độ pH là tăng, giảm gấp 10 lần trong độ acid . Ví dụ như từ 7 độ pH giảm

xuống 6 độ pH là tăng lên gấp 10 lần trong độ acid. Từ 6 giảm xuống đến 5 là tăng

thêm 10 lần trong độ acid. Như thế một chất dịch trong cơ thể có độ pH là 7 mạnh

hơn gấp 100 lần so với chất dịch đó có độ pH là 5.

Cơ thể con người được cấu tạo luôn giữ cho máu có độ pH nằm trong khoảng từ

7,35 đến 7,45. Trong phạm vi này máu chỉ biểu hiện có một chút tính kiềm để nó

có thể mang ôxy từ phổi đến các tế bào giúp sinh ra năng lượng cho cơ thể. Nếu độ

pH trong máu dưới 7,35 hoặc trên 7,45 thì con người sẽ dễ dàng tiếp cận với bệnh

tật nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Vì thế cơ thể con người sẽ làm mọi cách mà

nó có thể làm được để giữ cho độ pH trong máu luôn luôn có độ pH là 7.4 . Máu có

một số cơ chế để tự cân bằng độ acid, nhờ việc lấy các khoáng chất thiết yếu của

các cơ quan khác trong cơ thể để trung hòa acid và để duy trì mức kiềm phù hợp

trong máu. Một khi các chất dịch và các cơ quan bị tước đoạt chất khoáng, cơ thể

con người sẽ trở nên bị nhiễm acid . Đây là điều kiện xấu cho sức khỏe của bạn.

Phần lớn các enzym trong cơ thể người cũng cần có môi trường có độ pH là 7 để

hoạt động một cách bình thường. Vì vậy giữ cho các chất dịch trong cơ thể thường

xuyên có độ pH 7 là điều rất hệ trọng trong duy trì sức khỏe của bạn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cơ thể con người có tính kiềm yếu là điều rất

tốt. Nhờ đó cơ thể dễ bài tiết các chất thải ra ngoài, sự chuyển hóa được linh hoạt,

nội tạng được giảm gánh nặng mà rất ít sinh bệnh, hoặc dù có bị bệnh thì cũng sẽ

mau khỏi. Bởi các nguyên nhân gây bệnh tật không tiến triển được trong chất dịch

có tính kiềm.

Loại người thể trạng có khuynh hướng kiềm thì tinh lực dồi dào và tràn đầy sức

sống. Nếu cơ thể có khuynh hướng có tính acid thì hoạt động của tế bào trở nên

kém cỏi, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết ra ngoài, chuyển hóa cũng

chậm theo, gánh nặng của thận và gan cũng tăng theo, làm cho cơ thể dễ mắc các

bệnh tật mạn tính. Đồng thời acid dễ làm cho con người chóng già yếu, mệt mỏi, lo


Page 9 of 50

buồn bất an, tâm thần không ổn định sinh ra áp lực tâm lý, có khi xuất hiện những

triệu chứng như mất ngủ…

Chính vì vậy mà ở Mỹ đã có cuốn sách tựa đề nổi bật:“ Kiềm hóa hay là chết”

.Cuốn sách cho hay,kiềm hóa là cơ sở cho việc hoàn trả lại sức khỏe cho cơ

thể con người.

Bằng cách nào bạn có thể xác định được độ pH trong cơ thể ?

Vào năm 1972 Bác sĩ Carl Reich đã khám phá ra rằng số đo độ pH của nước bọt là

đại diện cho độ pH của toàn bộ cơ thể con người. Độ pH của nước bọt thực sự là

một thước đo về “ứng suất” của kiềm có trong cơ thể người. Độ pH thể hiện qua

nước bọt cho thấy kết quả như sau:

 7,0 đến 7.5 Xanh lục nhạt đến xanh lục : Cơ thể khỏe mạnh

 6.5 đến 6.0 Xanh lục vàng đến vàng nhạt : Bệnh có thể xâm nhập và phát

triển

 5.5 đến 5.0 Vàng nhạt đến vàng cam : Bệnh đã hiện hữu trong cơ thể

Thực tế cho thấy độ pH trong cơ thể người là một biến số theo rất nhiều yếu tố.

Bằng cách nào để bạn có thể duy trì độ pH gần sát với độ trung tính?

Có rất nhiều yếu tố tác động đến độ pH trong cơ thể bạn. Như tuổi tác, mức độ vận

động chất lượng không khí, trạng thái tinh thần và đặc biệt là thức ăn, đồ uống.

Người ta đã thấy được có đến 150 chứng bệnh như ung thư, loãng xương, cao huyết

áp, bệnh tim, tiểu đường, dị ứng … liên quan mật thiết với chất dịch của cơ thể

nhiễm acid. bạn phải cố gắng nhận biết những yếu tố liên quan và chọn cách áp

dụng phù hợp với cơ địa của mình để kiềm hóa cơ thể nhằm duy trì sức khỏe bản

thân.

Hãy ý thức rằng, yếu tố then chốt quyết định thể chất của bạn là thức ăn,

thức uống. Chỉ riêng việc điều chỉnh thức ăn và thức uống tiếp nhận vào cơ thể

hàng ngày, bạn có thể nhanh chóng nhận biết được ngay sự thay đổi của độ pH

thật rõ ràng.

“Thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn và thuốc men của bạn phải là

thức ăn của bạn” (Lời nói của Ông tổ nền y học thế giới Hipocrates). Qua lời dạy

trên ta thấy kiểm soát được thực phẩm tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày đối với việc

duy trì sức khỏe bản thân có ý nghĩa thiết thân và quan trọng như thế nào.

Không nhất thiết phải loại trừ thức ăn, đồ uống có tính acid, màđiều mấu

chốt là phải biết sử dụng chúng với một tỷ lệ thích ứng với thức ăn tính

kiềm. Thức ăn tính kiềm mà bạn đưa vào cơ thể phải đảm bảo đủ số lượng cần

thiết mới có thể trung hòa được hết thức ăn tính acid. Có như vậy sẽ vừa đảm bảo

bối dưỡng nâng cao được thể chất, nhưng vẫn đảm bảo thường xuyên kiềm hóa cơ

thể. Được như vậy thì khi lâm bệnh bạn sẽ biết cách lựa chọnthức ăn đồ uống


Page 10 of 50

phù hợp, cùng với việc duy trì vận độngvà giữ chotinh thần lạc quan, để tự

kiềm hóa cơ thể, ức chế được các tác nhân gây bệnh, giữ gìn sức khỏe lâu dài.

Để đảm bảo sự thành công trong việc duy trì độ pH của cơ thể cần phải

được thường xuyên kiểm tra số đo độ pH trong nước bọt của bạn. Qua số đo

thực tế độ pH, bạn sẽ biết được những yếu tố liên quan cả tích cực và tiêu cực. Từ

đó sẽ giúp bạn quyết định những lựa chọn về ăn uống, về vận động, về trạng thái

tinh thần nhằm duy trì được độ pH cần thiết trong cơ thể.

Thức ăn là loại thuốc tốt nhất của bạn

“Thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn và thuốc men của bạn phải là

thức ăn của bạn “Trên đây là lời ông tổ của nền y học thế giới Hyppocrater.

Trên thực tế, bệnh tật không chỉ do vi rút và vi khuẩn gây ra. Những vi rút và vi

khuẩn này ở chung quanh chúng ta và ở ngay trong cơ thể chúng ta. Vậy tại sao

chúng ta lại trở thành nạn nhân của chúng ở những thời điểm nhất định?. Và tại

sao, một loại bệnh chỉ có một số người bị ảnh hưởng, còn những người khác thì

không? Câu trả lời thật đơn giản: Tất cả bệnh tật đều bắt đầu từ bên trong cơ thể

chúng ta. Gây ra do nếp suy nghĩ sai lệch, sống và ăn uống không đúng cách. Khi

cơ thể chúng ta đọng lại những chất thải và độc tố, nó trở nên yếu ớt và không thể

chống đỡ được sự xâm nhập của vi khuẩn vi rút và các tác nhân gây bệnh, khi đó

bệnh tật xuất hiện. Như vậy thì nguyên nhân cốt lõi của các loại bệnh tật không chỉ

là tác nhân bên ngoài, của vi khuẩn vi rút, mà chính là những chất không thanh

khiết bên trong cơ thể chúng ta gây ra do sự tiêu hóa và bài tiết không thích hợp.

Tính kiềm và tính acid trong cơ thể con người

Ở trạng thái tự nhiên, cơ thể con người có tính kiềm nhẹ, độ pH là 7,4. Trong điều

kiện này, các quá trình sinh hóa học trong cơ thể hoạt động một cách hiệu quả

nhất, tất cả chất thải của các phản ứng sinh hóa trong cơ thể đều bị khử đi một

cách nhanh chóng. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thức ăn có tính acid thì cơ thể và

máu trở nên có tính acid. Khi đó lá lách, gan, tim và thận – những cơ quan thanh

lọc máu – phải làm việc quá sức, cuối cùng bị suy yếu nên dẫn đến bệnh tật, các

chất độc không được đào thải hết đọng lại, tập trung ở các khớp gây ra bệnh thấp

khớp, bệnh gút, bài tiết qua da gây ra bệnh nấm, trứng cá, các bệnh ngoài da. Tập

trung trong nội tạng gây nên các bệnh nguy hiểm như ung thư, dạ dày, bệnh gan,

bệnh thận…

Như vậy tình trạng cơ thể có tính acid là yếu tố hàng đầu sinh bệnh tật. Phương

thức chữa trị tình trạng acid trong cơ thể là phương thức phòng, trị nhiều loại bệnh.

Cách thức tốt nhất là giảm lượng thức ăn mang tính acid và tăng lượng thức

ăn mang tính kiềm.

Những loại thức ăn mang tính kiếm cần được tăng cường trong chế độ ăn


Page 11 of 50


 Sữa, Bơ

 Sữa chua là loại thức ăn kiềm rất tốt cho tiêu hóa

 Mật ong và mật mía

 Hầu hết các loại rau đặc biệt là các loại rau có lá xanh. Đặc biệt rau cải là

loại thức ăn làm sạch cơ thể rất tốt và có nhiều loại vitamin và chất khoáng.

Trong các loại đậu thì đậu nành là loại có tính kiềm nhiều nhất. một loại

thuốc tuyệt vời để chữa bệnh thừa acid

 Các loại trái cây và nước trái cây, đặc biệt là những loại trái cây có nhiều

nước; đó là những loại thức ăn dễ tiêu hóa nhất vì chúng có thể tự tiêu hóa

được mà các cơ quan trong cơ thể không mất nhiều sức để tiêu hóa. Các

chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trái cây là loại thức ăn mang tính kiềm, làm

sạch phần bên trong cơ thể tốt nhất và là phương thuốc chữa trị bệnh tự

nhiên nhất.

 Đu đủ chứa một loại men gọi là Papain, giúp cho tiêu hóa tốt vì vậy rất tốt

cho dạ dày

 Táo rất giầu muối Kali, giúp cho việc trung hòa những độc tố trong miệng và

là những chất làm sạch răng và lợi tốt nhất.

 Chuối chứa nhiều Kali tốt cho thần kinh, và vì vậy nó là loại thuốc bổ rất tốt

đối với bệnh thần kinh suy nhược. Chuối ăn cùng với sữa chua đặc biệt cho

nhiều chất dinh dưỡng.

 Dừa là loại thức ăn rất kiềm, nước dừa hoặc nước cốt dừa là loại sản phẩm

hỗ trợ rất tốt để điều trị các bệnh gây ra do thức ăn nhiều acid. Đặc biệt tinh

dầu dừa nguyên chất có tác dụng rất lớn trong việc kiềm hóa tế bào giúp cho

việc bảo vệ sức khỏe.

 Trái dứa chứa Bromenlin, một chất làm sạch tụy tạng.

 Quả sung, quả vả có loại men đặc biệt là Fixin làm tan biến các độc tố

trong máu và còn chứa Seratomin, một chất mà người ta cho là có khả năng

củng cố và hoàn chỉnh trí não. Các học giả và hiền triết thời xưa của vùng

Trung Đông đã thường nhịn ăn nhiều ngày mà chỉ có dùng quả sung, quả vả

và uống nước để đạt đến quyền năng tinh thần siêu việt.

 Cà chua có tính kiềm cao và là loại thức ăn trung hòa acid rất tốt.

 Chanh có tính kiềm cao và vì lý do này nước chanh được các đạo sĩ

Yogadùng làm một loại thuốc tuyệt vời để trị hầu hết các loại bệnh. Các bạn

có thể uống nước chanh hàng ngày với lượng nhỏ mỗi lần, tốt hơn hết cho

thêm chút muối hoặc mật ong. Mặc dầu chanh và các loại quả họ cam quýt

mang tính acid nhưng chúng tạo ra phản ứng kiềm trong khi tiêu hóa.Cam

cũng là loại thuốc làm sạch ruột và có hàm lượng vitamin C cao.

 Các loại dâu nếu ăn chín mang tính kiềm, nếu ăn xanh lại mang tính acid.

Nếu cơ thể bạn có tính kiềm yếu là điều rất tốt. Nhờ đó mà cơ thể dễ bài tiết chất

thải ra ngoài, sự chuyển hóa được linh hoạt, nội tạng được giảm nhẹ gánh nặng, kết

quả là rất ít sinh bệnh, hoặc dù có bị bệnh cũng sẽ mau khỏi (bởi bệnh tật , kể cả

ung thư không thể tồn tại trong môi trường chất dịch có kiềm). Nhóm người có thể

trạng như vậy thì sinh lực dồi dào và tràn đầy sức sống. Nếu cơ thể bạn có khuynh

hướng có tính acid thì hoạt động của tế bào sẽ kém cỏi, các chức năng yếu đi, chất

thải khó bài tiết được ra ngoài, chuyển hóa cũng trì trệ, gánh nặng của thận và gan


Page 12 of 50

tăng lên, làm cho cơ thể xuất hiện các bệnh mạn tính. Đồng thời môi trường acid dễ

làm cho con người chóng già yếu, mệt mỏi, lo buồn bất an, tâm thần không ổn

định, hình thành áp lực tâm lí khá lớn, có khi xuất hiện những triệu chứng như mất

ngủ v.v…

Chính vì vậy mà ở Mỹ có cuốn sách với tựa đề nổi bật: “Kiềm hóa hay là chết”.

Cuốn sách cho biết, kiềm hóa là cơ sở trong việc hoàn trả lại sức khỏe cho cơ thể

con người.

Để xác định xem thực phẩm là acid hoặc kiềm, nó được đốt cháy và tro được trộn

với nước. Nếu chất hòa tan là acid hoặc kiềm thì thực phẩm đó được gọi là acid

hoặc kiềm. Tro là chất khoáng có trong thực phẩm. Phương pháp này loại bỏ các

acid và kiềm hữu cơ . Thật ngạc nhiên là chanh và bưởi có tính acid nhưng lại là

thực phẩm có tính kiềm cho cơ thể, đó là vì thực phẩm tác dụng lên cơ thể sau khi

nó đã được tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể .Đó mới là điều mà chúng ta quan

tâm. Ảnh hưởng của thực phẩm lên việc cân bằng acid / kiềm trong cơ thể được xác

định bởi hàm lượng khoáng chất có trong thực phẩm đó.

Chất khoáng với điện tích âm sẽ hút các ion dương H +. Đây được gọi là khoáng

chất acid Khoáng chất acid bao gồm: Clo (Cl), lưu huỳnh (S), phốt pho (P), và

chúng tạo thành acid clohiđric (HCl), acid sulfuric (H2SO4) và acid photphoric

(H3PO4).

Chất khoáng với điện tích dương thu hút các âm các ion âm OH-. Đây được gọi là

khoáng chất kiềm. Chất khoáng kiềm quan trọng bao gồm canxi (Ca +), kali (K +),

magiê (Mg +), natri (Na +).

Các loại thực phẩm có tính kiềm rất có lợi cho sức khỏe nhưng khó có thể duy trì

một chế độ ăn uống có tính kiềm cao.

Nếu phải loại bỏ thực phẩm có tính acid có nghĩa là phải hạn chế thực phẩm đã chế

biến, thức ăn có đường, thịt, rượu, và nước giải khát …Thật không may, những thực

phẩm này khó khăn để cắt giảm, kể từ khi chúng chiếm đa số trong chế độ ăn của

nhiều người trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng những người tiêu thụ rất nhiều thực

phẩm có tính acid thường những người liên tục bị bệnh . Cũng phải nhớ rằng chúng

ta không thể tránh các loại thực phẩm có tính acid hoàn toàn, nhưng chỉ đơn giản là

hạn chế khoảng 20% đến 40% trong chế độ ăn uống của chúng ta. Một thực đơn lý

tưởng là gồm 20 % thực phẩm mang tính acid và 80% thực phẩm mang tính kiềm

cho cơ thể.

ĐỘ pH - MỘT YẾU TỐ ĐẨY LÙI BỆNH TẬT .

Trong cơ thể con người nói chung , tính acid chính là tác nhân gây lão hóa, và bệnh

tật :


Page 13 of 50

Ở trẻ mới sinh, cơ thể có tính kiềm. Theo thời gian, những tế bào trong cơ thể sẽ có

tính acid cao hơn và bắt đầu biểu lộ “tuổi tác” của chúng.


Sự nhiễm acid đó có thể xảy ra trong tế bào, ngoài tế bào, trong tất cả các cơ

quan, mô, xương và dịch cơ thể…

Trong cuốn sách giáo khoa về “Sinh lí học Y khoa” của tác giả nổi tiếng người Mỹ,

Tiến sĩ bác sĩ Y khoa Arthur C.Guyton có đề cập tới chủ đề: “Bước đầu tiên trong

việc duy trì sức khỏe là kiềm hóa cơ thể.

Thang độ pH đi từ con số 0 (rất acid) đến con số 14 (rất kiềm). pH=7 là trung tính

(không biểu hiện tính acid cũng không biểu hiện tính kiềm). Mỗi sự thay đổi 1 điểm

trên thang độ pH, ví dụ như từ pH=7 giảm xuống pH=6 sẽ làm tăng độ acid lên gấp

10 lần.Từ 6 giảm xuống đến 5 làm tăng độ acid lên thêm 10 lần nữa. Như thế, một

chất dịch có pH=2 sẽ có độ acid mạnh hơn gấp 100.000 lần so với chất dịch có độ

pH=7!

Các tế bào của một cơ thể khỏe mạnh có tính kiềm, trong khi các tế bào của một cơ

thể bệnh tật lại bị nhiễm acid. Khi pH càng dưới 7.4 thì tế bào càng acid, con người

càng ốm yếu hơn.

Nếu tế bào không kiềm hóa được, chúng sẽ trở nên nhiễm acid và như vậy bệnh tật

sẽ bắt đầu. Cơ thể con người tạo ra các chất chuyển hóa acid như là phụ phẩm của

cơ chế chuyển hóa bình thường. Nhưng cơ thể con người không sản xuất ra chất

kiềm. Bởi vậy con người phải tìm cách thu nhận được chất kiềm từ nguồn bên ngoài

để giữ cho cơ thể tránh khỏi bị nhiễm acid và dẫn tới bệnh tật và tử vong”.

Từ điều nhận thức trên, người ta cho rằng dược phẩm chỉ xử lí được các triệu chứng

của bệnh tật mà không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, muốn loại

trừ nguyên nhân sinh ra các chứng bệnh, nhất thiết phải thông qua dinh dưỡng hợp

lí và duy trì sự cân bằng về độ pH của các lưu chất trong cơ thể con người.

Cân bằng acid kiềm được gọi là độ pH, biểu thị bằng con số ion hyđro trong cơ thể.

Nếu bạn cung cấp ion hydro quá mức thì sẽ tạo ra nhiều acid-độ pH thấp (ví dụ pH

<7.1) và như vậy cơ thể bạn sẽ trong tình trạng nhiễm acid Còn nếu cơ thể có độ

pH cao (ví dụ pH > 7.5 ) thì cơ thể sẽ mang tính kiềm.

Nhưng cơ thể con người là một “hệ thống kỳ diệu”, chúng duy trì độ pH trong phạm

vi hẹp giữa pH là 7,35 đến 7,45 nhưng lại “nạp” một lượng lớn acid bởi chế độ ăn và

sự trao đổi chất giữa các mô tế bào.

Sự tích lũy những chất độc có tính acid trong cơ thể là một đặc điểm của quá trình

lão hóa. Chúng ta cũng có thể điều chỉnh acid cơ thể (độc chất nội tế bào và ngoại

tế bào) bằng cách ăn uống những loại thực phẩm có tính kiềm, và quan trọng là có

những hoạt động tạo nên kiềm tính như tập thể dục, thở sâu, thư giãn, thiền…


Page 14 of 50

Máu có một số cơ chế để tự cân bằng độ pH, như việc rút dần các khoáng chất thiết

yếu (như can-xi) của các cơ quan khác trong cơ thể để trung hòa độ acid và duy trì

mức kiềm phù hợp trong máu. Một khi các chất dịch và các cơ quan bị tước đoạt

chất khoáng thì cơ thể con người bị nhiễm acid hơn. Đây là điều tồi tệ cho sức khỏe

của bạn.

Ngoài ra , phần lớn các enzym trong cơ thể người cũng cần một môi trường có độ

pH giữa 7,35 và 7,45 để hoạt động một cách có hiệu quả. Giữ cho các chất dịch của

cơ thể người thường xuyên có độ pH trên 7 là điều rất hệ trọng trong việc duy trì

sức khỏe!

Tóm lại, ung thư không thể tồn tại trong môi trường kiềm. Tất cả các dạng viêm

khớp điều liên quan đến môi trường acid , acid làm răng và xương bị hao mòn .

Đơn giản hơn là dùng cái lý:” Bệnh tật do Acid, hóa giải bằng Alkalize (kiềm hóa) “!

ĐỘ pH và THỨC ĂN

Nhắc lại thế nào là thực phẩm acid hay kiềm đối với cơ thể ?

Chất khoáng với điện tích âm sẽ hút các ion H +. Đây được gọi là khoáng chất acid

Khoáng chất acid bao gồm: Clo (Cl), lưu huỳnh (S), phốt pho (P), và chúng tạo

thành acid clohiđric (HCl), acid sulfuric (H2SO4) và acid photphoric (H3PO4).

Chất khoáng với điện tích dương thu hút các âm các ion âm OH-. Đây được gọi là

khoáng chất kiềm. Chất khoáng kiềm quan trọng bao gồm canxi (Ca +), kali (K +),

magiê (Mg +), natri (Na +).

Để xác định xem thực phẩm là acid hoặc kiềm, nó được đốt cháy và tro được trộn

với nước. Nếu chất hòa tan là acid hoặc kiềm thì thực phẩm đó được gọi là acid

hoặc kiềm. Tro là chất khoáng có trong thực phẩm. Phương pháp này loại bỏ các

acid và kiềm hữu cơ Thật ngạc nhiên là chanh và bưởi có tính kiềm, đó là vì thực

phẩm tác dụng lên cơ thể sau khi nó đã được tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể

.Đó mới là điều mà chúng ta quan tâm. Ảnh hưởng của thực phẩm lên việc cân

bằng acid / kiềm trong cơ thể được xác định bởi hàm lượng khoáng chất có trong

thực phẩm đó.

Cho rằng thận sẽ bài tiết các khoáng chất dư thừa và giữ lại những gì cơ thể cần,

do đó không cần thiết để lo lắng quá mức về số lượng tiêu thụ canxi, natri, magiê

và kali. Chỉ cần chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn cân đối hợp lý có chứa tất

cả bốn các khoáng chất kiềm trên.

Yếu tố then chốt quyết định thể chất là thức ăn. Chỉ riêng việc điều chỉnh thức ăn,

thức uống tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày, có thể nhanh chóng nhận biết được

ngay sự thay đổi của độ pH. Thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn và thuốc


Page 15 of 50

men của bạn phải là thức ăn của bạn” (lời nói của Ông tổ nền Y học Thế giới-

Hippocrates), sẽ được rõ thêm nhờ những thức ăn rất kiềm, kiềm nhẹ, acid nhẹ và

acid mạnh. Như vậy, kiểm soát được thực phẩm tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày đối

với việc duy trì sức khỏe bản thân có ý nghĩa và quan trọng.

Có rất nhiều món ăn tưởng chừng như chứa nhiều acid nhưng không hoàn toàn vậy.

Rất khó để nói thức ăn có vị chua như dứa, dâu tây hay chanh lại không làm tăng

acid trong cơ thể. Vì ảnh hưởng của thức ăn đến độ pH chỉ được xác định rõ ràng

khi cơ thể đã trao đổi chất xong những thức ăn đó.

Tính acid hoặc kiềm của một số thực phẩm:

1. Rất kiềm:

Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây

(melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại

dịch ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển…

2. Kiềm nhẹ:

Đậu, giá, hạt… Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính

kiềm trung bình.

Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh.

Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng

càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật… là những thực phẩm thể hiện tính kiềm

nhẹ.

3. Trung tính:

Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang, dầu oliu…

4- acid nhẹ:

Trà, cà phê, gà vịt , rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai

tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua….

5. acid mạnh:

Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường

thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính acid mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại”

nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao acid

phosphoric…. Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” acid trong

cơ thể chúng ta.


Page 16 of 50

Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu

đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính acid


Trong đời sống, chúng ta vẫn thường phải ăn những loại thực phẩm có tính acid Với

những trường hợp này, tính acid có thể được trung hòa nếu bạn ăn thêm một ít rau

cải tươi. Tuy nhiên, để trung hòa tính acid, ta không cần phải dùng những thực

phẩm có tính acid và kiềm trong cùng một bữa ăn. Chẳng hạn, ta có thể bù đắp

kiềm tính cho khẩu phần ăn có tính acid sau vài giờ (sau khi thức ăn có tính acid đã

được tiêu hóa) bằng một ít dưa tây. Nếu một bữa ăn đảm bảo được 10% protein và

90% rau cải thì nó sẽ có tính chất từ trung tính đến kiềm nhẹ.

Các thực phẩm có nhiều tính kiềm là những loại giàu enzyme và ở trạng thái tự

nhiên. Chúng sẽ trở nên acid hơn nếu được nấu nướng (đặc biệt là thực phẩm rán,

cháy). Các loại thực phẩm để lâu, đóng hộp, xông khói hoặc làm khô, thức ăn chứa

những hóa chất dùng trong chế biến cũng giàu acid

LỢI ÍCH TỪ THỰC PHẨM CHỨA KIẾM

- Nếu ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng acid cao, sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về

thận, gan và da. Vì vậy chế độ ăn kiêng giúp cân bằng độ pH trong cơ thể sẽ giúp

tiêu hoá tốt, da và tóc trở nên khoẻ mạnh hơn.

Mức độ pH ảnh hưởng tới tất cả các chức năng trong cơ thể. Ví dụ như bữa ăn có độ

pH thấp khiến não gặp khó khăn trong việc hấp thu năng lượng từ các tế bào máu.

Thức ăn chứa nhiều acid dẫn đến các tế bào chóng già và điển hình là tóc dễ bị gẫy,

chẻ ngọn còn da thì trở nên xấu đi, mất sức sống. Không những thế, thức ăn có

hàm lượng acid cao còn khiến cơ thể mệt mỏi, có cảm giác khó chịu, ốm yếu.

Hầu hết những thực phẩm không thuộc nhóm “ăn chay” sẽ có lượng acid cao như

thịt đỏ, thịt gà, trứng. Ngoài ra còn có gạo, bánh mì trắng, đậu lăng. Khi chế độ ăn

có lượng acid cao thì cần trung hòa bằng cách thêm những thực phẩm chứa kiềm

trong bữa ăn hằng ngày, đó là các loại rau quả.

Các loại rau quả giàu chất kiềm là dưa chuột, nho, chuối, quả mâm xôi, táo, dưa,

các loại quả thuộc họ cam quýt, hoa súp lơ, cà rốt, củ cải, cà tím, các loại bầu bí…

Đối với những người có sở thích ăn thịt thì nên ăn kèm các loại rau chứa nhiều kiềm

đã kể trên trong bữa ăn của mình. Một cách hiệu quả nữa là nên bắt đầu một ngày

mới với một cốc nước cam ép (hoăc loại quả thuộc họ cam quýt). Mặc dù các loại

cam quýt có chứa acid trong tự nhiên nhưng lại tác động như chất kiềm trong cơ

thể.

bạn nên biết:


Page 17 of 50

- Cơ thể cần 75% - 80 % thực phẩm hằng ngày là chất kiềm tự nhiên để giúp tiêu

hoá được thuận lợi và có một sức khoẻ tốt.


- Thức ăn chứa nhiều kiềm sẽ giúp não hoạt động tốt hơn.

- Thức ăn chứa hàm lượng kiềm cao khiến các hoạt động cơ thể trở nên năng động

hơn, ít bị đau đầu, cảm lạnh và ốm yếu.

- Ngoài ra, nó còn giúp trẻ hoá các tế bào, làm da mịn màng tươi trẻ.

Các loại thực phẩm tốt nhất để tăng độ pH của cơ thể là dưa chuột, bơ, hạt tiêu

xanh, atisô, măng tây. bạn cũng có thể dùng 1 đến 2 muỗng canh baking soda

không chứa nhôm với một ly nước ,(baking soda có tính kiềm cao), để làm tăng pH

của cơ thể khi dùng nhiều thực phẩm acid . Nhưng lưu ý là baking soda có thể làm

tăng huyết áp nên khi sử dụng hãy " lắng nghe chính mình" !

Không nhất thiết cứ phải loại trừ sử dụng thức ăn, thức uống có tính acid, mà điều

mấu chốt là phải biết sử dụng chúng với một tỉ lệ thích ứng với thức ăn tính kiềm.

Thức ăn tính kiềm đưa vào cơ thể phải bảo đảm đủ số lượng cần thiết mới có thể

trung hòa được hết lượng thức ăn tính acid.

Một chế độ ăn uống khỏe mạnh bình thường nên bao gồm thức ăn tạo acid 20% và

80% thực phẩm tạo kiềm . Thật không may, ngày nay tỷ lệ này thường là ngược

lại. Những người đặc biệt hoạt động thể chất có thể ăn các loại thực phẩm tạo nhiều

acid mà không làm xáo trộn sự cân bằng, nhưng đối với những người có lối sống ít

vận động, một chế độ ăn hình thành acid trở nên có hại.

Sự thành công trong việc duy trì độ pH của cơ thể phải được thể hiện qua việc kiểm

tra thực tế về số đo độ pH trong nước bọt. Qua số đo thực tế độ pH của nước bọt,

sẽ biết được những yếu tố liên quan (tích cực và tiêu cực) thực hiện trong thời gian

trước khi kiểm tra độ pH. Từ đó có thể quyết định được những lựa chọn về ăn uống,

về sự vận động, về trạng thái tinh thần v.v… trong những ngày tiếp theo nhằm duy

trì được độ pH cần thiết trong cơ thể mình. Một khi đã có được nhận thức đầy đủ với

chủ định làm chủ việc kiềm hóa cơ thể, thì bạn sẽ nhanh chóng nhận biết được thao

tác tự kiểm tra độ pH trong cơ thể thật là dễ dàng, nhanh gọn mà có ý nghĩa.

DANH SÁCH CÁC THỰC PHẨM TẠO ACID-KIỀM CHO CƠ THỂ

Theo đông y thì cân bằng độ pH là cân bằng âm-dương, nhưng nhờ đo pH thực

phẩm đã làm sáng tỏ vấn đề chất chua thuộc về gan, thì chất chua cũng có loại

chất chua acid và chất chua kiềm chứng tỏ chất chua có hai loại chất chua âm và

chất chua dương.

Như vậy chất chua thuộc âm làm cho gan càng nhiễm acid ( như quả việt quất,

vit.C, yaourt, đường tinh luyện, aspirin, rượu, bánh ngọt, mật ong, dấm, cà phê,

sữa bò...) thì máu trong gan ngả về acid nhiều sẽ bị mất máu và tế bào gan sẽ trở


Page 18 of 50

thành tế bào ung thư. Ngược lại chất chua thuộc dương, kiềm thì bảo vệ máu như :

(táo, mơ, chuối, Blackberries, anh đào chua, bưởi, nho, xoài, cam, đào, lê, dứa,

mậm, nho khô, dâu, táo, dưa cải, quýt, cà chua, rượu táo..)

MỘT SỐ THỰC PHẨM TẠO KIỀM


( Để điều chỉnh acid trong cơ thể )

---------------

Cỏ ba lá mầm

Hạnh nhân

Táo

Chuối

Đậu khô

Củ cải đường xanh

Củ cải đường

Các loại quả mọng

Blackberries

Bông cải xanh

Cải Brussel

Bắp cải

Các loại bí

Cà rốt

Súp lơ trắng

Cần tây

Lá chard

Anh đào chua

Collard xanh

Dưa chuột

Quả sung ( sấy khô)

Ngô tươi

Sữa dê

Bưởi

Nho

Đậu xanh

Đậu Hà Lan

Đậu nành

Cải xoăn

Rong biển

Rau diếp

Đậu lima (sấy khô )

Đậu lima ( tươi )

Xoài

Các loại dưa (hấu , gang , ..)


Page 19 of 50


Hạt kê

Nấm

Xạ hương

Mù tạt xanh

Đậu bắp

Hành

Cam

Mùi tây

Đào

Ớt chuông

Dứa (thơm )

Mận

Khoai tây ( sấy , tươi )

Mận khô

Quinoa

Củ cải

Nho khô

Quả mâm xôi

đại hoàng **

Dưa cải

Đậu nành

Rau bina tươi

Dâu

Quýt

Cà chua

Dấm, rượu táo

Cải xoong

-----------

Tất cả các loại thực phẩm trên sẽ trở thành acid khi được thêm đường vào .

** Đại hoàng mang tính kiềm nhưng không tốt cho sức khỏe .


THỰC PHẨM TRUNG TÍNH NHƯNG GÂY ACID HÓA


Dầu bắp

xirô bắp

dầu ôliu

đường tinh luyện

MỘT SỐ THỰC PHẨM TẠO ACID

(Làm tăng acid cho cơ thể bạn )

rượu

aspirin

Thịt xông khói


Page 20 of 50


lúa mạch, ngũ cốc

thịt bò

Quả việt quất

Cám yến mạch

Cám lúa mì

Bánh mì ( trắng)

Bánh mì làm từ toàn bộ lúa mì

bánh ngọt

Ngũ cốc

Cheese (phô mai)

Thịt gà

Đậu chickpeas

sôcôla

cà phê

Bắp ngô

thịt bò muối

Bánh quy,

trứng

Bột gạo

Bột mì

Ngũ cốc, trừ kê

cá vược nhỏ

mật ong

Thịt cừu

Các loại đồ legume

Đậu lăng, sấy khô

Sữa bò (một số nguồn tin cho biết chế biến sữa tạo thành acid trong khi sữa

nguyên chất là có tính kiềm)

Mù tạc

Nuts

Bột yến mạch

Hàu

Mì ống

bơ đậu phộng

Đậu phộng

Đậu Hà Lan, sấy khô

thịt lợn

Gạo, nâu

Gạo, trắng

cá hồi

Cá mòi

xúc xích

Sò điệp

Hạt, sấy khô

tôm

bánh quy giòn

nước giải khát


Page 21 of 50


Spaghetti

đường

hạt hướng dương

Trà đen

Thịt bê

Giấm( hóa học chưng cất )

Vitamin C (acid ascorbic)

Quả óc chó

mầm lúa mì

Yogurt (sữa chua )

trái cây đóng hộp, lên men

Tất cả các sản phẩm đã chế biến từ sữa .

Tất cả thịt động vật và hải sản.


------------


QUE THỬ pH NƯỚC TIỂU BIẾT MỘT LÚC 10 LOẠI BỆNH

(Đặt mua ở tiệm thuốc tây 100 pH test strip, tên hiệu Chemstrip 7 hay 10, loại cho

kết quả 7 hay 10 loại bệnh, giá 50-70 $Canada)

Trong một cơ thể khỏe mạnh cân bằng, độ pH nước tiểu hơi acid vào buổi sáng pH

6,5-7 và dần trở nên kiềm hơn vào buổi tối pH 7,5-8. Tuy nhiên độ pH bình thường

của nước tiểu có thể dao động và chấp nhận được từ mức không khỏe mạnh pH 4,6

đến pH >8 .

Ngoài giá trị này kéo dài là một tình trạng bệnh lý. Một pH nước tiểu cao có thể cho

biết cơ thể đang bị lấy đi các chất kiềm ở mô cơ thể để làm vùng đệm cho cơ thể

đang trong tình trạng quá acid, hoặc chỉ đơn giản là một số khoáng chất kiềm dư

được loại bỏ bởi cơ thể.

- Khi pH nước tiểu <6,0 trong thời gian dài, nó là một dấu hiệu dịch cơ thể quá acid

và thận phải là việc để giải thoát cơ thể khỏi môi trường acid .

* pH nước tiểu đánh giá tình trạng toan kiềm của quà trình chuyển hóa và hệ hô

hấp.

pH đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do

trong nước tiểu, pH =7.0 là giá trị trung tính của nước tiểu. pH đánh giá khả năng

duy trì nồng độ ion H+ trong huyết tương và dịch ngoại bào của ống thận.Thận duy

trì cân bằng acid- base chủ yếu qua sự tái hấp thu muối và bài tiết hydro, ion

amoni của ống thận. Sự bài tiết nước tiểu tính acid hoặc tính kiềm từ thận là cơ chế

quan trọng để duy trì sự hằng định pH của cơ thể.


* Nước tiểu có tính acid (pH <6), xảy ra trong các trường hợp sau:


Page 22 of 50

- Toan chuyển hóa ( suy thận cấp ), tiểu đường nhiễm keton acid, tiêu chảy, nôn ói

nhiều, hội chứng ure huyết cao ( suy thận cấp hoặc mạn tính ), nhịn đói lâu ngày .


- Nhiễm trùng tiểu do E.Coli

- Toan hô hấp do ứ CO2 : bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính (COPD ), HEN nặng .

- Giảm kali máu : ăn uống kém ,hội chứng tiết ADH không thích hợp.

- Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide tạo ra nước tiểu có tính acid.

- Chế độ ăn nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu.

- Tiểu đạm : suy thận mạn, đái tháo đường , tăng huyết áp ,nhiễm độc thai nghén,

thiếu nước .

- Tiểu ceton : đái tháo đường không điều trị tốt, ăn ít carbonhydrate, nghiện rượu,

thai suy dinh dưỡng.

- Tiểu máu : nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, bướu bàng quang, bướu thận, viêm niệu

quản , bàng quang, niệu đạo...

* Nước tiểu có tính kiềm (pH >8) , xảy ra trong trường hợp sau:

- Nhiễm trùng tiểu do proteus và pseudomonas gây phân hủy urea .

- Toan hóa ống thận, suy thận mạn.

- Kiềm chuyển hóa do nôn ói.

- Kiềm hô hấp do tăng thông khí , thở nhanh.

- Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu có tính kiềm.

- Ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít làm kiềm hóa nước tiểu.

Khi cơ thể khỏe mạnh thì cần một pH nước tiểu trung tính là tốt. Tuy nhiên, không

phải lúc nào giữ pH trung tính cũng là tốt vì có một số bệnh cần giữ pH nước tiểu

hơi acid hay hơi kiềm để kết hợp điều trị , sau khi khỏi bệnh thì đưa pH nước tiểu

trở về chỉ số pH trung tính .

Do đó, kiểm soát pH nước tiểu rất quan trọng trong một số trường hợp sau:

(1) Sỏi thận:


Page 23 of 50

Sự hình thành sỏi thận phụ thuộc vào pH nước tiểu. Bệnh nhân đang điều trị sỏi

thận nên áp dụng chế độ ăn hoặc thuốc để thay đổi pH nước tiểu giúp ngăn chặn

hình thành sỏi. Sỏi canxi phosphate, mange phosphate hình thành trong môi trường

kiềm. Vì vậy trong những trường hợp này nên giữ nước tiểu có tính acid. Sỏi acid

uric, cystine, canxi oxalate lắng đọng trong nước tiểu acid, vì vậy trường hợp này

khuyến cáo nên giữ nước tiểu có tính kiềm.

(2) Sử dụng thuốc:

Sử dụng streptomycin, neomycin, kanamycin có hiệu quả hơn trong điều trị nhiễm

trùng đường tiểu khi nước tiểu có tính kiềm.

Suốt quá trình điều trị kháng sinh sulphamide, giữ nước tiểu kiềm sẽ ngăn chặn sự

hình thành tinh thể sulphamide gây sỏi.

Nước tiểu nên giữ kiềm khi có ngộ độc salicylate (aspirin) để tăng thải và trong suốt

quá trình truyền máu.

(3) Một số tình trạng lâm sàng:

- Trong quá trình điều trị nhiễm trùng tiểu và điều trị sỏi thận hình thành trong môi

trường kiềm nên giữ nước tiểu có tính acid.


- Suốt quá trình ngủ thông khí phổi giảm gây toan hô hấp nên nước tiểu có tính

acid .


- Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide (trong điều trị tăng huyết áp , xơ gan cổ chướng)

tạo ra nước tiểu có tính acid, vì vậy khi điều trị với thiazide nên điều chỉnh chế độ

ăn để pH về bình thường.


- Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu có tính kiềm, do đó khi bị nhiễm trùng

tiểu, ngoài việc phải dùng kháng sinh , uống nhiều nước nên có chế độ ăn acid hóa

nước tiểu để giúp loại bỏ vi trùng trong đường tiểu.

(4) Chế độ ăn:

- Ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít làm kiềm hóa nước tiểu.


- Nước tiểu kiềm sau bữa ăn là sự đáp ứng bình thường về sự bài tiết acid HCL của

dịch dạ dày.

- Chế độ ăn nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu nên ăn kèm thức ăn khác

để tạo nước tiểu có tính kiềm .


Page 24 of 50

* Nên thử mẫu nước tiểu còn tươi để đánh giá chính xác pH nước tiểu. Các yếu tố

ảnh hưởng kết quả thử nước tiểu :


(1) Nếu mẫu nước tiểu để lâu vi khuẩn sẽ phân hủy urea tạo NH3 gây kiềm hóa

nước tiểu.

(2) Muối amoni chlorua gây acid hóa nước tiểu.

(3) Sodium bicarbonate, potassium citrate, acetazolamide gây kiềm hóa nước tiểu.

(4) Nước tiểu có tính kiềm sau ăn do sự bài tiết acid của dạ dày.

GIẢI THÍCH VỀ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU THƯỜNG QUI

Nhằm giúp các bạn hiểu về kết quả xét nghiệm nước tiểu thường qui 10 thông số

khi đi khám bệnh, mình đưa thêm bài giải thích này .

Tổng phân tích nước tiểu:

Đây là xét nghiệm thường sử dụng nhất vì nó có thể trả lời sơ bộ cho bác sĩ lâm

sàng biết tình trạng nước tiểu của bệnh nhân, qua đó phản ánh phần nào chức năng

đường tiết niệu và chuyển hóa trong cơ thể.

Lấy nước tiểu giữa dòng làm xét nghiệm. Một que thử (dipstick) được nhúng vào

nước tiểu rồi cho chạy qua máy 10 thông số, kết quả trả về bao gồm:

pH: pH nước tiểu

SG: tỉ trọng nước tiểu

ERY: số lượng hồng cầu

LEU: số lượng bạch cầu

PRO: protein

GLU: glucose

BIL: bilirubin

UBG: urobilinogen

NIT: nitrite

KET: ketone


Page 25 of 50


Giải thích các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu .

1. Leukocytes (LEU): tế bào bạch cầu

- bình thường âm tính.

- chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.

- Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, bạn có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có

giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống

lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần

xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

2. Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

- bình thường âm tính.

- chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.

- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate

niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có

nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

3. Urobilinogen (UBG)

- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật

- bình thường không có

- Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L

- đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải

ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu.

Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm

gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

4. Billirubin (BIL)

- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật

- bình thường không có

- Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L

- đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ

thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin


Page 26 of 50

xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật

từ túi mật bị nghẽn.

5. Protein (pro): đạm

- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng

- bình thường không có

- chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L

- Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có

thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm

trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu

lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc

huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), bạn cần

được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại

protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm

độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

6. pH

- đánh giá độ acid của nước tiểu

- bình thường: 4,6 – 8

- dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là

nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải

bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

7. Blood (BLD) tế bào máu

- dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng

quang hoặc bướu thận

- bình thường không có

- Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL

- Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm

máu xuất hiện trong nước tiểu

8. Specific Gravity (SG)

- đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước)


Page 27 of 50


- bình thường: 1.005 – 1.030

9. Ketone (KET)

- dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất

carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

- bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai

- chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L

- đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết bệnh nhân, thai phụ và thai nhi

đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng ketone,

kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ.

10. Glucose (Glu)

- dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường

- bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai

- chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L

- là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc

có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo

đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được

tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.

- nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm

lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần

xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc

bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên

đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.

Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính

xác hơn

Khi cơ thể khỏe mạnh thì cần một pH nước tiểu trung tính là tốt. Tuy nhiên, không

phải lúc nào giữ pH trung tính cũng là tốt vì có một số bệnh cần giữ pH nước tiểu

hơi acid hay hơi kiềm để kết hợp điều trị , sau khi khỏi bệnh thì đưa pH nước tiểu

trở về chỉ số pH trung tính

ý niệm về cân bằng Acid – Kiềmtrong cơ thể, đây là cách tiếp cận của phương Tây,

lý giải cho nguồn gốc bệnh tật. Cách tiếp cận này có thể định lượng được bằng độ

pH của cơ thể, trong chừng mực nào đó, là rõ ràng hơn khái niệmcân bằng Âm –

Dươngcủa phương Đông.


Page 28 of 50

Nắm được nguyên lý cân bằng giữa acid-Kiềm, chúng ta cũng cần biết mình đang ở

đâu để có thể đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng. Để xác định được điều đó,

chúng ta lại dựa vào độ pH.

Dòng máu lý tưởng sẽ có mức acid và kiềm giao động giữa 7,32 – 7,44

Độ pH ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể là không giống nhau.Máucủa chúng ta

cần ở mức hơi kiềm để có một sức khỏe ổn định và các mô cũng vậy.Ruộthaydanên

ở mức hơi acid để các vi khuẩn có hại không thể xâm nhập.Dạ dàycủa chúng là nơi

có mức acid cao nhất trong cơ thể (có độ pH từ 1.6 đến 2.4) do có acid HCl để tiêu

hóa thức ăn, đặc biệt là protein. Độ pH trongnước bọtkhá biến động nhưng cũng

cần ở mức hơi kiềm.

Cách đơn giản và nhưngkém chính xácđể xác định được độ pH chính là thử nước

tiểu bằng giấy quỳ. Nhúng giấy quỳ vào nước tiểu tầm 1-2 giây rồi đợi 10 giây.

Sau đó hãy so sánh màu trên giấy quỳ với bảng màu đi kèm. Giấy quỳ càng đỏ

chứng tỏ bạn càng dư acid, ngược lại nếu giấy quỳ càng xanh thể hiện bạn đang dư

kiềm. Hãy nhớ rằng, độ pH nước tiểu phụ thuộc vào thức ăn bạn tiêu thụ.

Để có kết quả tốt nhất, hãy bỏ qua lần đi tiểu đầu tiên trong ngày. Do quá trình

trao đổi chất từ đêm hôm trước, thường thì nó sẽ có xu hướng acid Nếu mẫu nước

tiểu đầu tiên trong ngày không ở mức acid không có nghĩa là bạn đang ổn. Trái lại,

nó có thể là bạn đang không thải những chất acid cần thải ra ngoài. Vì vậy, để

chính xác hơn, hãy thử mẫu nước tiểu của lần đi tiểu thứ 2 trong ngày và trước

bữa ăn sáng.

Tuy vậy, kết quả của một lần thử vẫn chưa thể hiện được nhiều điều. Các bạn nên

theo dõi kết quả trong 1 tuần để có thể xác định được mình đang ở đâu. Hãy ghi lại

những kết quả này để xem chế độ ăn uống tác động thế nào đến cơ thể mình. Nếu

bạn chuyển sang một chế độ nhiều thực phẩm kiềm hơn, chắc chắn bạn có thể

nhận ra sự cải thiện. Sau một thời gian, bạn cũng sẽ không cần phải tốn công thực

hiện các phép thử nữa, bạn sẽ biết rõ cơ thể mình thay đổi thế nào nếu thay đổi

chế độ ăn.

Một điều quan trọng nữa bạn cần nhớ, đó là độ pH được đo dựa trên hệ logarit, có

nghĩa là nếu độ pH tăng thêm 1 thì trên thực tế nó đã tăng thêm 10 lần. Nếu độ pH

dịch chuyển từ 7 xuống 6, có nghĩa độ acid tăng 10 lần còn nếu từ 7 xuống 5 thì độ

acid tăng thêm 100 lần và cứ như vậy. Ví dụ như cà phê có độ pH rơi vào khoảng 4,

còn Soda là 2.

ACID – KIỀM TRONG THỰC PHẨM


Page 29 of 50

Khi đã biết mình đang ở đâu, nếu nằm ở khu vực an toàn, bạn hãy tiếp tục chế độ

ăn của mình. Còn nếu thấy mình nằm ngoài khu vực an toàn, hẳn là bạn sẽ phải

xem xét lại chế độ ăn của mình. Nếu bạn đang dư acid cần bổ sung thêm các thực

phẩm tạo kiềm cũng như giảm bớt các thực phẩm tạo acid

Một chế độ ăn được cho là lý tưởng khi bạn có thực phẩm tạo kiềm chiếm 60-80%

trong thực đơn, 20-40% còn lại là thực phẩm tạo acid Thực tế thì chúng ta cũng cần

một số thực phẩm tạo acid để có được những chất dinh dưỡng thiết yếu. Ví dụ, các

loại ngũ cốc hay đậu là thực phẩm hơi acid nhưng lại mang đến một nguồn đạm dồi

dào.

Các bạn hãy nhớ rằng, không phải thực phẩm nào cũng tạo ra mức acid hay kiềm

như nhau, nên chúng ta cần nắm rõ mức độ acid và kiềm của mỗi thực phẩm để có

thể cân bằng 2 yếu tố này một cách dễ dàng và chính xác.Ở bài viết sau, mình sẽ

tổng hợp 1 Infographic phân định thực phẩm tạo Acid/Kiềm trực quan sinh động..

Một lần nữa, chúng ta hãy đồng ý với nhau rằng ăn uống là phải thoải mái, không

nên gò bó quá mức. Ăn uống với một tâm lý căng thẳng, khắc khổ sẽ có hại hơn

nhiều lần. Một chế độ ăn uống dư thừa acid mang lại rất nhiều bệnh tật có

hại nhưng không có nghĩa bạn phải tránh xa các thực phẩm tạo acid

Thỉnh thoảng, hãy cứ thoải mái thưởng cho mình một chiếc bánh kem hay một cốc

chè. Khi đã nắm rõ được các kiến thức dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể làm chủ

sức khỏe của chính mình. Người bác sĩ tốt nhất cho bạn luôn là chính bản thân bạn,

hãy nhớ nhé

Trong 1 số trường hợp, người bệnh khi thử nghiệm độ pH thì vẫn có kết quả pH=7.4

vì các hệ thống trong cơ thể (gan, thận, các tuyến nội tiết…..) có khuynh hướng lọc,

thải Acid để đưa huyết dịch về trạng thái cân bằng tốt nhất (pH= 7.35 – 7.45).

Tuy nhiên do cơ thể ít vận động, hít thở không khí ô nhiễm, ăn uống thức ăn tạo

nhiều Acid……nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị tắc nghẽn, trì trệ gây đau

nhức, gây bệnh; và tại chính nơi đó huyệt dịch xuống thấp hơn pH=7.4

Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây đau nhức (Đông Y bảo là “thống” thì “bất thông” và

“thông” thì “bất thống”). Đau nhức mà không chữa gốc (áp dụng Thực Dưỡng,

châm cứu, bấm huyệt, thoa bóp…..) mà lại dùng thuốc trấn thống (hầu hết làm

bằng hóa chất độc hại) của Tây Y (làm tê liệt thần kinh báo đau nhức) thì bệnh sẽ

thành kinh niên và sau cùng nếu huyết dịch ngay nơi trì trệ đó xuống dưới pH=7.00


Page 30 of 50

thì nơi đó xuất hiện Ung thư ! Và khi Ung thư mà không chữa gốc (ăn chay whole

food / thực dưỡng) mà chữa ngọn (hóa trị, xạ trị….) thì sẽ di căn…..do chính tình

trạng trì trệ của cơ thể tạo nên Ung thư mới trên cơ quan hay bộ phận khác trong

cơ thể !


Như các bạn đã biết, Thực Dưỡng (hay còn gọi là phương pháp Ohsawa) là cách ăn

uống phù hợp với quy luật của tự nhiên, tức là sử dụng các nguyên liệu hữu cơ, ít

hoặc không qua chế biến công nghiệp (whole food), theo mùa và có sẵn tại địa

phương. Ngoài ra còn 1 concept mang tính “bản sắc” của thực dưỡng là tính chất

Âm–Dương, chi phối mọi sự vật trên đời này. Tư duy này có nguồn gốc từ Y Học

Cổ Truyền Trung Hoa.

Nếu là người Á Đông, chắc chắn bạn đã ít nhiều quen thuộc với khái niệm này.

Những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đều chịu ảnh hưởng từ văn hóa

Trung Hoa nhưng ở mỗi nước đều có cách tiếp cận riêng. bạn có thể bắt gặp trong

đời sống hàng ngày như:

Lớp học chuyên Văn thường có nhiều nữ hơn nam, gọi là Âm thịnh Dương suyĐốt

tiền Âm phủ cho người chết xài

Trong bếp thì không đặt bể cá

Trời lạnh, bị cảm ta thường ăn thêm gừng cho nóng người và ra mồ hôi…

Nếu đi sâu vào nữa thì ta sẽ thấy cái gì cũng có thể quy về Âm và Dương. Tuy

nhiên trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin tóm tắt 1 vài điểm về tính chất Âm

Dương của thực phẩm thôi.

Xin lưu ý là Âm Dương của thực dưỡng (có nguồn gốc từ Nhật Bản) có chút khác

biệt với cách phân định Âm Dương cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam. Âm và Dương

có tính tương đối, không cái nào xấu/ tốt hoàn toàn. Điều quan trọng là Cân Bằng.


Thực phẩm nào Âm, thực phẩm nào Dương?

Có bốn yếu tố để xác định xem một thực phẩm là âm hay dương:

• Cách thức thực phẩm phát triển (bao gồm cả tốc độ và hướng).

• Thực phẩm lớn lên ở đâu (ở vùng khí hậu phía Bắc hay miền Nam).


Page 31 of 50


• Hàm lượng Kali và Natri trong nó

• Tác động của thực phẩm trên cơ thể qua cách thử pH nước bọt sau khi ăn, uống.

PH dưới 7 là âm, thuộc acid. Cao hơn 8 là dương, thuộc kiềm..

Khi phán cái gì đó là Âm hay Dương thì phải xem tác động của nó trên cơ thể là

quan trọng nhất.

Âm có xu hướng trương nở, lạnh lẽo, nhiều nước và mềm.

Vd: Khi uống rượu, bị xỉn, đầu óc tưng tưng, cảm giác muốn “thăng hoa”

(expansive). Trẻ con uống sữa rất mau lớn (có thể làm người lớn bị tiêu chảy). Vì 2

đặc tính nổi trội này, ta có thể xem Rượu và Sữa là 2 thực phẩm Âm.

Dương có xu hướng co rút, ấm nóng, khô và cứng


Vd: Khi ăn thịt xu hướng người ta sẽ nóng tính hơn (dân Mông Cổ ngày xưa), gây

táo bón, tắc nghẽn mạch máu. Vì đặc tính này ta có thể xem Thịt là Dương


Có thể hình dung mạng sống của chúng ta như cái bập bênh vậy. Chúng ta chỉ

sống nếu nó cân bằng. Theo tự nhiên, khi ăn trong nhóm Cực Dương thì cơ thể sẽ

đòi hỏi ta phải ăn thêm nhóm Cực Âm để cân bằng. Đó là lý do nhiều người theo

chế độ ăn Low Carbs (tức là nhóm Cực Dương nhiều) thì sẽ rất thèm trái cây. Ở

nhóm Cực Dương này gồm nhiều chất Protein Phức Tạp (Complex Protein), đối

nghịch với nó là Đường Đơn (Simple Sugar) ở nhóm Cực Âm “đứng núi này sẽ trông

núi kia”. Khi nhu cầu đó của cơ thể không được thỏa mãn, buộc lòng cơ thể phải rút

khoáng chất trong xương và nội tạng ra để đạt được cân bằng Âm – Dương, hoặc

cân bằng acid-kiềm theo quan điểm phương Tây. Khi lượng dự trữ cạn kiệt thì

những bệnh thuộc dạng thoái hóa sẽ xuất hiện, cơ thể sẽ báo hiệu đau nhức, sưng,

sốt cho chúng ta biết là nó đang có vấn đề.

Như bạn thấy, nếu cứ nhảy từ cực này qua cực kia, khả năng té ngã là cao. Vậy thì

đứng ở đâu đó gần giữa là cân bằng đúng không? Dĩ nhiên cuộc sống còn có lúc

mưa lúc nắng, chúng ta phải biết nhích qua phải/trái 1 tí để đạt được cân bằng tối

ưu. Tiên sinh Ohsawa đã tìm ra rằng Ngũ cốc toàn phần mà Gạo lứt là đại diện ở

châu Á là thực phẩm có tính cân bằng Âm Dương tốt nhất (tỉ lệ Ka/Na ~ 5/1). Hằng

ngày chúng ta hoạt động, cần yếu tố Âm nhiều hơn để phát triển. Càng hoạt động

nhiều thì cơ thể càng đòi hỏi thực phẩm Âm nhiều hơn. Nhưng dù thế nào đi nữa,

để có sức khỏe bền vững thì phải lấy Ngũ cốc toàn phần làm trung tâm trong bữa

ăn hàng ngày.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, khi bệnh có thể giảm/kiêng bớt cá, chất

béo, đường, trái cây nhưng tiêu chuẩn ăn thực dưỡng là như vầy:


Page 32 of 50

Nói chung thức ăn động vật mang tính Dương và tạo ảnh hưởng co rút trong khi các

thức ăn thực vật mang tính Âm và tạo ảnh hưởng trương nở, các nhân tố áp suất,

lửa và thời gian chế biến cũng có ảnh hưởng lớn đến đặc tính này của thực phẩm.

Các loại thực vật dương là loại có kích thước nhỏ có xu hướng mọc sâu xuống dưới

đất, chúng khô và cứng ngắn chắc, chúng thường được trồng ở các vùng lạnh.

Chúng ta cũng có thể phân loại thực vật theo mầu sắc. Các màu tím xanh và

trắng trên rau quả thiên về Âm. Các thực vật vàng nâu và đỏ thiên về Dương.

Từ đó chúng ta cần phải thường xuyên duy trì tỉ lệ âm dương cân bằng khi chúng ta

chế biến xào nấu và pha trộn chúng thâm nhập vào nhau. Ví dụ nếu ta nấu thức ăn

gần thịt, trứng và các thức ăn động vật mang tính dương cao yêu cầu chúng ta phải

gia giảm một lượng tương đối các thức ăn âm như hoa quả, đường, rau, rượu vang

để thiết lập sự cân bằng. Dù sao thì cũng rất khó để cân bằng những bữa ăn nhiều

thức ăn như vậy và hậu quả là dễ gây nên đau ốm. Đau ốm bệnh tật không có gì

khác ngoài mất cân bằng do một vài nhân tố nào đó. Như vậy ăn đơn giản là tốt

nhất.

Trong mỗi con người đều có trực giác về Âm và Dương. Chỉ cần chú ý lắng nghe cơ

thể cần gì 1 chút là có thể biết được mình đang cần Âm hơn hay Dương hơn.

Cách lắng nghe cơ thể tốt nhất là nhìn Phân và Nước tiểu của mình, theo vài lới

hướng dẫn dưới đây :

Xem Phân

Một người ăn uống quân bình sẽ đi phân có khuôn lọn, chặt, màu vàng sẫm, ít hôi

thối và nổi trên mặt nước

Nếu bị táo bón hoặc đi cầu >2 lần/ngày chứng tỏ hệ tiêu hóa có vấn đề.

Nếu phân khô cứng, màu nâu đậm thì ngày hôm trước đã ăn quá Dương (vd ăn quá

mặn hoặc nhiều món rang nướng). Trái lại, nếu phân nhão lỏng màu xanh là đã ăn

quá Âm (vd ăn thiếu muối, nhiều trái cây, nhiều nước)

Nếu phân đen, có thể do xuất huyết nội, máu chảy ở ruột/dạ dày hòa vào.

Táo bón có thể do Dương hoặc Âm, do Dương: ruột bị co thắt, phân như phân dê,

do Âm: ruột bị trương nở, bề mặt phân không bóng láng.


Page 33 of 50


Phân chìm xuống nước là do ăn uống bừa bãi và nhai dối.

Xem nước tiểu

Nước tiểu có màu vàng trong như rượu bia.

Trong 24h, người nam không tiểu quá 3-4 lần, và người nữ không quá 2-3 lần được

xem là hệ tiết niệu hoạt động tốt (tiêu chuẩn này dành cho người ăn theo kiểu thực

dưỡng)

Nếu nước tiểu màu quá nhạt hoặc trắng trong, loãng và nhiều là do thừa Âm, thận

bị giãn nở và có thể là triệu chứng bệnh tiểu đường.

Để tìm hiểu kỹ hơn về cách lựa chọn thực phẩm theo Âm/ Dương các bạn có thể

xem cuốn ebook này hoặc tìm đọc cuốn sách PP Thực Dưỡng Ohsawa của Minh Ngô

Thành Nhân. Để hỗ trợ cân bằng Âm – Dương cho cơ thể, bạn có thể dùng trợ

phương này.

Cân bằng acid-Kiềm là gì ?

Những đồ ăn tạo acid (bánh ngọt, chè, kem) vẫn hấp dẫn hơn so với đồ ăn tạo

kiềm (các loại rau xanh). Một chế độ ăn quá nhiều thực phẩm tạo acid sẽ làm suy

yếu hệ thần kinh, gây ra các bệnh về thận, dạ dày hay các loại ung thư. Ngược lại,

dư thừa kiềm trong máu lại gây kích thích mạnh trong hệ thần kinh, kéo theo đó là

cảm giác bứt rứt, khó chịu rồi có thể dẫn đến sự co rút đột ngột của cơ bắp. Chìa

khóa để có một sức khỏe tốt chính là cân bằng giữa 2 yếu tố này : acid và Kiềm.

1. Trong hóa học cũng có sự phân chất gọi là Acid và kiềm, là những hợp chất có

chứa Hydro. Hydro là một trong hai nguyên tố đặc biệt đầu tiên được hình thành

trong vũ trụ. Chúng ta ăn thức ăn, thực chất là ăn Hydro vì khả năng giải phóng ion

Hydro sẽ tạo ra năng lượng nuôi tế bào.

2. Khả năng giải phóng ion Hydro được tính bằng đơn vị pH. Nước có pH=7 gọi là độ

pH trung tính, nếu pH lớn hơn 7, chất đó gọi là kiềm, còn pH nhỏ hơn 7 chất đó gọi

là acid, acid và kiềm có đặc tính trái ngược nhau như dương và âm.

3. Cơ thể con người chiếm 70% trọng lượng là dịch lỏng chứa Hydro. Một người

nặng 50kg, thì chứa 35kg dịch acid và kiềm. Vì thế nên vai trò của kiềm và acid rất

quan trọng. Nguyên tố tạo kiềm di chuyển trong máu, còn nguyên tố tạo acid di

chuyển lên não.


Page 34 of 50


Độ pH trong máu

Hẳn các bạn vẫn còn nhớ chút kiến thức hóa học cơ bản, chúng ta phân biệt acid và

kiềm dựa vào độ pH. Bình thường máu của chúng ta có độ pH ở mức 7.365, hơi

kiềm một chút.

Nhưng tại sao chúng ta lại quan tâm đến độ pH ? Nguyên nhân là vì cơ thể của

chúng ta chỉ có thể hoạt động ổn định với một biên độ pH rất nhỏ. Nếu độ pH trong

máu rơi xuống quá mức 6.95, tức là trong máu quá ít oxy, tim sẽ đập chậm dần lại,

tiến tới ngừng đập. Mặt khác, nếu độ pH trong máu tăng quá mức 7.7 thì sẽ gây ra

hiện tượng co giật cơ bắp, tim sẽ bị co thắt dẫn đến ngừng đập.

Nhân tố ảnh hưởng đến độ pH trong máu

Chế độ ăn

Một chế độ ăn quá nhiều protein sẽ khiến cơ thể bị dư thừa acid bởi vì khi protein

bị phân hủy sẽ sinh ra u-rê trong máu. U-rê sẽ làm cho thận thải ra quá nhiều

nước, cùng với những khoáng chất tạo kiềm. Vì thế nếu tiêu thụ quá nhiều protein

thì sẽ tạo điều kiện acid trong máu.

Khoáng chất cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến độ pH. Thức ăn giàu các nguyên

tố tạo kiềm như canxi, magie, kali làm tăng độ pH trong máu trong khi các thức

ăn có nhiều photpho hay sulfua sẽ làm giảm độ pH trong máu. Do vậy nếu

chúng ta tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm như đường, gạo trắng, bột mì trắng,

hóa chất dùng trong thực phẩm, thuốc chữa bệnh sẽ khiến máu bị nhiễm acid Một

mặt chúng chứa nhiều nguyên tố tạo acid, mặt khác chúng lại sử dụng hết những

nguyên tố hóa học có khả năng tạo kiềm trong cơ thể để trung hòa acid do chính

chúng sinh ra.

Ăn quá nhiều chất béo cũng dẫn đến sự dư thừa acid trong máu.Vì chất béo không

hòa tan trong nước, nếu thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm chất béo thì những

cục chất béo không tan sẽ trôi nổi trong động mạch đi tới các mao mạch. Điều này

sẽ làm tắc nghẽn các mao mạch, dẫn đến việc ngừng cung cấp chất dinh dưỡng và

oxy, làm cho tế bào ở phần cuối mao mạch tắc nghẽn và chết. Tế bào chết đi, lại

biến đổi thành acid


Page 35 of 50


Điều kiện tâm sinh lý

Hoạt động của cơ thể luôn tạo ra các acid như acid sulphuric, acid acetic và acid

lactic. Nếu thận yếu thì những acid này không thể bị đào thải, sẽ làm cho dịch cơ

thể bị nhiễm acid

Khi chúng ta bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hóc môn mang tính acid như

cortisol hay adrenaline, cũng khiến máu bị nhiễm acid

Tác động của sự dư thừa acid đến cơ thể

Cơ thể chúng ta luôn có xu hướng acid hóa do những hoạt động của cơ thể như hô

hấp, trao đổi chất hay tập thể dục. Khi đó, nếu thay vì bổ sung những thực phẩm

tạo kiềm để tái cân bằng lại cơ thể mà chúng ta lại dùng thêm nhiều thức ăn tạo

acid sẽ gây ra sự dư thừa acid trong máu, kéo theo nhiều hệ quả không tốt cho cơ

thể.

Mệt mỏi

Làm việc quá nhiều, ăn quá nhiều thức ăn tạo acid mạnh như thịt sẽ làm tăng lượng

CO2 trong máu, đồng thời làm tăng lượng H2CO3 trong máu, gây tổn thương đến

trung tâm hô hấp và làm yếu nhịp thở. Thở yếu, làm giảm lượng Oxy vào cơ thể,

dẫn đến thiếu Oxy cho việc chuyển hóa trong các tế bào, do đó gây ra mệt mỏi.

Ức chế thần kinh

Khi máu trong cơ thể bị nhiễm acid, hệ thần kinh sẽ bị ức chế làm cho chúng ta

không thể suy nghĩ, hành động một cách mạch lạc, thông suốt. Đồng thời, việc dư

thừa acid cũng gây nên trạng tháitâm lý căng thẳng, uể oải cho chúng ta.

Bệnh tật và Ung thư

Khi acid vào trong dịch ngoài bào sẽ giết chết các tế bào thần kinh nối liền với não

bộ, rồi khi acid vào trong dịch nội bào sẽ phá hủy nhân tế bào. Hệ quả là dẫn đến

các biểu hiện ban đầu như mệt mỏi, uể oải, dễ bị cảm lạnh và tiếp theo có thể là

đau đầu, tức ngực, đau dạ dày.

Khi máu bị nhiễm acid thì cơ thể tích tụ những acid dư thừa ở một số vùng trong cơ

thể, làm cho máu không còn khả năng duy trì được điều kiện kiềm nữa. Nếu xu

hướng này cứ gia tăng, một số tế bào sẽ chết, và khi những tế bào này chết sẽ tự


Page 36 of 50

biến thành acid Tuy nhiên, một số thế bào thích ứng được với môi trường đó. Nói

cách khác, thay vì chết như một số tế bào thông thường trong môi trường acid, một

số tế bào vẫn sống sót và trở thành tế bào ác tính. Tế bào ác tính không phù hợp

với chức năng của não và không phù hợp với mã hóa AND của cơ thể. Do đó, những

tế bào ác tính phát triển không hạn định và vô tổ chức. Đây chính làung thư.

Ăn Thực Dưỡng Tạo Máu Acid?

Đến với thực dưỡng bạn phải hiểu về khái niệmAcid và KIỀM. Cách tiếp cận này

hiện khá phổ biến trong dinh dưỡng hiện đại. Tất cả các thực phẩm ăn vào đều sản

sinh ra chất kiềm hay acid trong cơ thể. Theo như mọi người nghĩ, Acid là xấu, kiềm

là tốt. Thực tế làcân bằng2 thứ đó mới là điều tốt. Tỉ lệ Acid:Kiềm lý tưởng cho

máu là 30:70, tức là nghiêng về Kiềm nhiều hơn. Trong phạm vi bài này mình chỉ

đề cập đến 1 điều có thể gây lăn tăn:

Thực dưỡng khuyên ăn hạt cốc toàn phần (wholegrain) là chính (50-60%). Nhưng:

Hầu hết wholegrain là thực phẩm tạo Acid (trừKê–Quinoa)

Những loại thức ăn mang tính acid cần phải tránh trong những trường hợp khó tiêu

hóa hoặc sức khỏe yếu:

 Các loại thịt, cá và trứng.

 Các loại tinh bột và hạt

 Cà phê và các loại rượu mạnh

 Tất cả các loại gia vị, dấm, nước xốt.

 Hành tỏi, nấm

 Phần lớn các loại đậu đỗ

 Các loại thức ăn béo và chiên

 Các loại thức ăn có đường, đặc biệt là đường trắng và thành phẩm của nó

như bánh kẹo, nước ngọt.

Sao phải xoắn?Lý giải như thế này:

Gạo lức ăn vào sinh Acid, nhiều hơn gạo trắng(nhưng tính chất yếu hơn thịt/ sữa

nhiều!). Vậy ăn kiểu thực dưỡng lấy gạo lứt làm chủ đạo sẽ làm máu và dịch trong

cơ thể trở nên quá chua? (50-60% lận!) Một số nhà dinh dưỡng khuyên rằng như

vậy không tốt và nên dùng rau,salad, trái cây là chính. Thực tế là, ăn thực dưỡng

không chỉ có hạt cốc hay gạo lứt không thôi. Nó còn có 1 lượng đáng kểrau củ,

rong biển và các gia vị khác như miso, tamari..Chúng đều là thực phẩm tạo

kiềm.


Page 37 of 50

Thậm chí cả cách ăn số 7 (chỉ ăn hạt cốc) – vốn không được khuyến khích – cũng

còn có muối mè, miso ăn kèm.

Để hiểu đầy đủ làm sao TD có thể làm cho máu mang môi trường kiềm nhẹ, khỏe

mạnh, chúng ta cần nhìn xa hơn ngoài thực phẩm. Chúng ta cũng cần phải nhìn

vàocách nấu, cách ăn và các yếu tố khác. Ví dụ, gạo lứt và ngũ cốc khác thường

được nấu chín với một nhúm muối biển hoặc một mảnh nhỏ rong biển (phổ tai

chẳng hạn) hoặc mơ muối umeboshi. Cả 3 đều là những thực phẩm tạo kiềm mạnh.

Đậu (đậu đỏ, đậu lăng…), mà người ta hay nấu chung với gạo lứt, cũng là tạo Acid.

Và một lần nữa, chúng thường được nấu với muối hoặc rong biển.

Khi ăn,gia vịthường dùng là muối mè, vốn là thứ tạo kiềm dương mạnh, hay là

tương miso, bột lá tía tô, tekka, tương tỏi, rong biển nori..cũng tương tự.

Đồ uốngkhuyên dùng là trà già bancha, cũng là thứ kiềm hoá rất tốt cho máu.

4. Nhai kỹ gia tăng mùi vị của thục phẩm.Mỗi miếng ăn có 3 mùi vị: đầu vị,

giữa vị và cuối vị.

Nhờ thực hành nhai kỹ chúng ta có thể phân biệt và thích thú với cả 3 loại hương vị

của thức ăn này. Hương vị cuối cùng là hương vị đích thực của thức ăn, nó là hương

vị tốt nhất. Ngũ cốc toàn phần có vị ngon nhất đối với tất cả mọi người. Nhưng con

người không bao giờ nhận ra vị đậm đà thơm ngon của nó, bởi vì họkhông bao giờ

nhai kỹ miếng cơm. Hãy cố gắng làm điều này. Có nhiều thức ăn mới đầu nhai thì

rất ngon, nhưng về sau thì chẳng có mùi vị gì khi nhai kỹ. Hãy đón mừng thức ăn

của bạn qua việc nhai kỹ chậm rãi hàng ngày.

5. Nhai kỹ làm cho bạn lựa chọn được thức ăn một cách tốt nhất.Thịt đối với

người này là ngon nhưng người khác phát hiện ra nó là độc nhờ việc nhai kỹ. Không

có gì có thể bàn luận được về mùi vị thức ăn. Nó là vấn đề khẩu vị của từng người.

Nhưng tôi không cho là như vậy. Sự lựa chọn thức ăn của chúng ta chủyếu phụ

thuộc vào thói quen nên nó cần có sự hiểu biết. Mỗi nền văn hoá có các loại thức ăn

truyền thống. Chúng ta lớn lên cùng các loại thức ăn đó và thói quen này rất khó từ

bỏ. Chúng ta luôn muốn giữ lại nề nếp cũ với thức ăn.

Chúng ta đang sống và phát triển dựa vào các thức ăn hàng ngày và chúng ta

muốn nhiều loại khác nhau. Mối liên kết này luôn tồn tại trong con người và trong

thế giới tự nhiên. Khi chúng ta ăn thức ăn nhập ngoại, chúng ta thường không quen


Page 38 of 50

và cho rằng mùi nó hơi lạ. Thường hay xuất hiện một trào lưu từ các nghiên cứu

dinh dưỡng, từ văn hoá hoặc quảng cáo rồi trở thành các thức ăn được ưa chuộng.

Nhưng nếu chúng ta nhai kỹ, khẩu vị của chúng ta quay về khẩu vị tự nhiên, bạn

sẽnhận ra mọi người không hề khác nhau, chỉ cần ăn ít thịt là đủ và bạn sẽ không

còn quan tâm đến thức ăn tinh chế nữa.

Hơn thế ngay này có vài lại thức ăn còn chứa chất độc hoặc chất lượng kém mà khi

ăn vào rất nguy hiểm. Nếu bạn nhai kỹ, mùi vị lạ sẽ cảnh báo cho bạn và các thức

ăn như vậy sẽ không được tiếp nhận. Chúng ta thường chứng kiến được điều này.

6. Nhai kỹ làm giảm việc quá no.Bệnh đái đường, béo phì và nhiều bệnh khác có

liên quan đến việc ăn quá no. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều khiển sựăn

uống quá độ này. Dạ dày là một cơ quan giãn nở, nó có thể chứa thức ăn gấp đôi

bình thường. Thức ăn cần cho sự tồn tại và hoạt động nhưng bao nhiêu thì đủ và

bao nhiêu thì quá tải? Điều này vượt ra ngoài sự hiểu biết và suy nghĩ của cơ thể

chúng ta, thực sự chúng ta không cần quá nhiều thức ăn để tồn tại và hoạt động.

Do vậy để điều chỉnh thói ăn no vô tội vạ và phụ thuộc khoái khẩu này, nhai kỹ là

rất quan trọng. Nếu chúng ta nhai kỹ, dạ dày sẽ cảm thấy đầy khi nó chứa 80 –

90% dung lượng. Đó là tỉ lệ tốt nhất để giữ gìn sức khoẻ. Người hoạt động trí óc chỉ

cần 70 – 80% dung lượng này. Nếu chúng ta bắt đầu lao động hay suy nghĩ ngay

sau mỗi bữa ăn mà không có nghỉ ngơi, chúng ta sẽ phải ăn một số lượng thức ăn

thích hợp. Thực hành này sẽ dẫn đến việc ăn thức ăn thích hợp đó.

Để giảm cân, tôi đề cập tăng số lần nhai lên gấp đôi. Cách tốt nhất để giảm số

lượng nước thừa trong cơ thể là dùng nước bọt khi nhai kỹ. Để làm điều này cơ

thểphải hơi chịu khát một tí, thay cho việc uống nước cơ thể tạo ra nước bọt tổ hợp

với thức ăn và đi vào cơ thể. Nếu bạn không giảm cân, có nghĩa là bạn nhai chưa

kỹ, chưa đủ số lần nhai. Hãy tăng lên 3 lần nếu chưa giảm, thậm chí hãy tăng số

lần nhai lên 4 lần nếu cần thiết.

7. Nhai kỹ bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật: Phần đông bệnh đau dạ dày là do

ăn nhiều, nuốt vội các miếng ăn to mà không chịu nhai, ăn quá nhiều đường, uống

nhiều rượu bia, cà phê, muối, uống trà quá nóng, hay ăn đêm (ăn muộn sau 7 giờ

tối). Tất cả các điều này có liên quan đến thói quen ăn uống đặc biệt là vấn đề

nhai.Nếu chúng ta ăn mà không nhai kỹ, các miếng thức ăn to sẽ tồn đọng lại trong

dạ dày trong một thời gian dài và dạ dày tạo ra nhiều acid tạo sự lên men gây ra

nhiều khí độc làm cho bạn hay ợ hơi, nấc. Từ các triệu chứng nhỏ, các vấn đề lớn sẽ


Page 39 of 50

nảy sinh với dạ dày. Bánh mỳ, ngũ cốc và các loại thức ăn khác cần phải nhai kỹ

đểthải bớt khí ga, nếu không nhiều hơi sẽ sinh ra không tốt cho dạ dày.

Phần chính của ruột được cấu tạo để lựa chọn và hấp thu các thức ăn đã được phân

huỷ tốt và đẩy các chất không tiêu xuống dưới. Nên các chứng bệnh về đường ruột

thường hay xảy ra ở vùng này.

Có nhiều loại thức ăn được đưa vào ruột nên ở đó có nhiều trục trặc xảy ra, và ở đó

có nhiều vấn đề phức tạp. Để tiêu hoá được nhiều thức ăn ứ đọng ở đó, các chất xơ

đóng một vai trò quan trọng để tác động vào ruột. Khi ăn thịt thì thịt bị ứ đọng ở đó

tạo ra các vi trùng hủy hoại thành ruột và hủy hoại các tế bào khác của cơ thể.

Các vi trùng tả, lỵ, thương hàn đi vào qua miệng và gây nên các chứng bệnh tiêu

hoá. Các vi rút viêm gan và bại liệt cũng tấn công cơ thể qua đường miệng, ngay cả

các loại acid mạnh trong dạ dày cũng không thể phân ly các mẩu thức ăn lớn. Cho

nên chúng cần phải được nhai kỹ và nước bọt là công cụ tốt cho việc tấn công các

loại vi trùng xâm nhập cơ thể từ thức ăn.

Một đề nghị quan trọng rằng chúng tanhai thức ănthật kĩ – ít nhất 50 lần mỗi

miếng, tốt nhất là 100 lần hoặc nhiều hơn, cho đến khi thực phẩm chuyển sang

chất lỏng, trước khi nuốt. Mục đích của việc nhai không chỉ là để nghiền nát thực

phẩm. Một máy xay có thể làm điều này. Mục đích là để pha trộn các thực phẩm với

nước bọt, có tính kiềm. Sự khoái lạc của việc ăn uống ta chỉ cảm nhận được thông

qua lưỡi đúng không, và khi nào đồ ăn còn trong miệng là khi đó ta còn “sướng”

đây. Ai cũng muốn kéo dài sự sung sướng^^. Và như vậy, ko bao giờ trê trách

những người ăn chậm nhai kĩ cả. Theo kinh nghiệm, ăn 1 mình sẽ tốt hơn, bạn sẽ

dễ bị phân tâm và quên mất chuyện này nếu ăn chung với những “con người của

thời đại”

Lựa chọn thực phẩm theo “hiểu biết”

Rắc rối bắt đầu khi chúng ta lựa chọn thực phẩm dựa trên “hiểu biết” (đọc nhiều

sách báo ăn kiêng phổ thông theo y khoa hiện đại) chứ không phải là bản năng tự

nhiên. Và vì vậy một số cái gọi là “chế độ ăn lành mạnh” có thể khá mất cân bằng.

Ví dụ: Một số người “có ý thức sức khỏe” chỉ ăn trái cây và rau trộn sống, tức đang

ăn chỉ là một nhóm thực phẩm: âm / tạo kiềm. Một số có thể cân bằng kiểu này với

rất nhiều loại hạt ăn cùng (âm / tạo acid). Vì vậy, họ cân bằng acid và kiềm. Nhưng


Page 40 of 50

chế độ ăn uống của họ vẫn chỉ bao gồm các loại thực phẩm âm. Nó vẫn là không

cân bằng.

Một số người khác lại theo một chế độ ăn uống không có muối đang cố tình để làm

ngơ 1 nhóm quan trọng:dương / tạo kiềm.

Về lý thuyết, một chế độ ăn uống như vậy vẫn có thể được “cân bằng”, vì nó vẫn có

thể có acid và kiềm cũng như yếu tố âm và dương. Nhưng khi một nhóm chính yếu

bị thiếu, đó không phải là một sự cân bằng hợp lý. Sự cân bằng lý tưởng của các

loại thực phẩm được thực hiện với tất cả bốn nhóm thực phẩm. Một chế độ ăn uống

như vậy có thể bao gồm:

• ngũ cốc nguyên hạt (dương / tạo Acid)

• gia vị nêm mặn, gia vị và dưa muối (dương / tạo kiềm)

• rau và trái cây (âm / tạo kiềm)

• đậu (âm / tạo Acid)

Đây là kiểu ăn thực dưỡng .

Ăn uống cân bằng, trong trường hợp này, không có nghĩa là chúng ta ăn một lượng

bằng nhau từ mỗi thể loại.Vì cơ thể và máu cần phải được duy trìmức kiềm

nhẹcho sức khỏe tối ưu, chúng ta ăn các loại thực phẩm tạo kiềm nhiều hơn và

thực phẩm tạo acid ít hơn. Chúng ta đặc biệt tránh các loại thực phẩm tạo acid

mạnh như thịt, trứng, đường, rượu và hóa chất.Đậu và cá là thực phẩm tạo acid,

nhưng chỉ có một lượng nhỏ được ăn. Vì vậy,các thực phẩm tạo acid chính nên

là ngũ cốc nguyên hạt.Nếu ngũ cốc nguyên hạt được kết hợp với các loại rau (âm

/ tạo kiềm) và muối hoặc thức ăn mặn (dương / tạo kiềm),tính acidđược cân bằng.

Cân bằng nhu cầu cá nhân

Cái gọi là “chế độ ăn uống thực dưỡng tiêu chuẩn” không phải là một chế độ ăn

uống cố định cho tất cả mọi người theo cách cứng nhắc. Nó chỉ là một hướng dẫn

tương đối.

Bởi vì mỗi chúng ta là khác nhau, chúng ta cần phải thích nghi với những hướng

dẫn cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của chúng tôi. “4 bánh xe thực phẩm” rất hữu

ích trong việc giúp chúng ta thích nghi.

Nếu tình trạng của bạn làÂm– mềm, yếu và dễ dàng bị phân tâm – bạn nên ăn 50

% hoặc hơn thực phẩm Dương tính: ngũ cốc (dương / tạo Acid) và gia vị mặn

(dương / tạo kiềm).Nếu bạn có nhiều tínhDương– cứng nhắc, căng thẳng và không


Page 41 of 50

linh hoạt – bạn nên ăn 50 % hoặc hơn thực phẩm Âm tính (nhẹ): các loại trái cây

và rau quả (âm / tạo kiềm) và các loại đậu và hạt (âm / tạo Acid).Nếu bạn đã ăn

rất nhiều thức ănđộng vậttrong quá khứ, máu của bạn có xu hướngacidhơn. Mặc dù

các sản phẩm thịt có nhiều chất natri (kiềm), natri này thường được lưu trữ trong

các mô cơ thể và không bị ion hóa trong máu. Vì vậy, máu vẫn còn có tính acid

Trong trường hợp này, bạnnên có thực phẩm tạo kiềmnhiều hơn. Đặc biệt, bạn

nênăn nhiều rau và trái cây (âm / tạo kiềm) để chống lại sự tích tụ thịt (dương / tạo

Acid)trước đó. Đây là lý do tại sao rất nhiều người – những người đã ăn rất nhiều

thịt trong quá khứ – thấy một chế độ ăn uống gồm các loại trái cây và rau trộn

sống là hữu ích một cách tạm thời trong việc phục hồi sức khỏe của họ. Nhưng về

lâu dài, một chế độ ăn uống như vậy sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hơn nữa – quá

nhiều âm / tạo kiềm.Ngoài ra, nếu cơ thể của bạn đã có những vấn đề lớn với natri

từ việc ăn rất nhiều thịt, bạn không nên dùng muối (natri clorua) để kiềm hóa cơ

thể của bạn. Dùng rong biển thay thế.

Đường có xu hướng làm cho máu một người có tính acid Nếu bạn đã nghiện đường

trong quá khứ, bạn không cần phải dùng rất nhiều loại trái cây và rau quả. Thay

vào đó, bạn cần thêm thực phẩm tạo kiềm / dương là gia vị mặn và dưa chua.

Nguyên nhân làm mất cân bằng pH trong cơ thể

Việc mất cân bằng pH trong cơ thể (biết được khi đo độ pH của nước tiểu và nước

bọt) có thể do một vài nguyên nhân sau đây:


Chế độ ăn


Món ăn yêu thích nhất của bạn sẽ có tác động lớn lên độ pH của cơ thể. Chế độ ăn

uống nhiều thịt, mỡ, thực phẩm chế biến nhưng lại ít rau xanh và trái cây sẽ sản

sinh ra nhiều acid, khiến thận của bạn phải làm việc gấp đôi để có thể thải hết

lượng acid dư thừa này. Khi cơ thể thiếu hụt các khoáng chất giúp trung hòa acid

như canxi và magiê, lượng acid tăng lên không được xử lý để lại acid trong các tế

bào. Đây là "mảnh đất màu mỡ" cho sự viêm nhiễm phát triển bên trong cơ thể. Nói

một cách đơn giản, chế độ ăn thiếu hụt rau xanh làm tăng acid trong cơ thể, gây

hại cho các cơ quan, bởi vì các cơ quan phải làm việc nhiều hơn trong khi nguồn

năng lượng thì ít đi.


Quá nhiều chất độc hại


Page 42 of 50

Các hóa chất sử dụng mỗi ngày như thuốc diệt côn trùng, các loại hóc môn, đường

hóa học, chất bảo quản và màu thực phẩm là những hợp chất có chứa nhiều gốc

acid, cũng là nguyên nhân gây quá tải lượng acid trong cơ thể.


Stress và lối sống

Stress làm cơ thể mất cân bằng, ngăn cản ôxi vào cơ thể và giữ acid lại trong các tế

bào.

Thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm aspirin và antacid, có ảnh hưởng lớn đến độ pH của

nước tiểu và nước bọt. Độ pH bình thường của nước tiểu là 6,0; của nước bọt là 6,5-

7,0 đối với người không dùng thuốc. Thuốc có thể khiến pH cơ thể bị acid hơn nhiều

lần.

Để pH cơ thể trở nên cân bằng hơn

Có thể trung hòa lượng acid thừa và khôi phục lại sự cân bằng acid-kiềm trong cơ

thể. Một chế độ ăn đơn giản và việc thay đổi lối sống có thể giúp cho độ pH trở nên

cân bằng hơn, giúp tái tạo lại các tế bào, các mô và hệ cơ quan trong cơ thể.

Uống nhiều nước

Mọi người thường xuyên bị mất nước. Khi nước tiểu có màu vàng đậm có nghĩa là

bạn đang uống quá ít nước. Độ pH thường đạt cân bằng khi bạn uống đủ 8 ly nước

một ngày, mỗi ly khoảng 200ml. Bằng cách đơn giản này, bạn đang giúp thận loại

thải acid dư thừa. Tốt nhất nên uống nguồn nước sạch & có độ pH trung tính hoặc

kiềm tính có pH 7-8,5. Không uống nước có độ pH acid (pH<7) hay nước uống có

ga vì khí CO2 cũng là một loại acid

Ăn nhiều thức ăn gốc kiềm

Một trong những cách tốt nhất giúp cơ thể giảm acid là cung cấp đủ khoáng chất

cho cơ thể. Bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, bạn đang cung cấp các thực

phẩm có gốc kiềm cho cơ thể , đây là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

cho cơ thể chống lại việc dư thừa acid

Một sai lầm phổ biến khi nghĩ rằng các thực phẩm có vị chua cũng hình thành acid

trong cơ thể. Điều này không đúng. Ví dụ như chanh và các trái cây họ chanh là các

thực phẩm rất giàu tính kiềm sau khi được tiêu hóa. Chất đạm, thực phẩm giàu

béo, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc là những loại thực phẩm chủ yếu hình thành

acid và bạn nên tiêu thụ các loại này ít hơn các loại thực phẩm có tính kiềm. Sau

đây là danh sách các thực phẩm giàu tính kiềm:


Page 43 of 50

- See more at: https://www.clbdinhduong.com/2015/06/phong-tranh-mat-can-

bang-ph-trong-co-the.html#sthash.EIaDyCBf.dpuf

Thực phẩm ít tính kiềm Thực phẩm kiềm tính Thực phẩm giàu tính


kiềm

Táo Trà xanh Rau bina

Hạnh nhân Bơ Bông cải xanh

Cà chua Xà lách Bông atisô

Bưởi Cần tây Cải Brussel

Nấm Đậu Bắp cải

Ôliu Khoai lang Bông cải

Đào Cà tím Cà rốt

Tiêu Đậu xanh Dưa leo

Dứa Củ dền Chanh vàng

Cherry Việt quất Chanh

Ô mai Lê Măng tây

Dâu Nho Cải xoăn

Chuối Kiwi Củ cải trắng

Mật ong Các loại dưa Hành tím

Kê Trái vả Tỏi

Lúa Táo tàu Mùi tây

Sữa dê Xoài Dầu ôliu

Gừng Đu đủ

- See more at: https://www.clbdinhduong.com/2015/06/phong-tranh-mat-can-

bang-ph-trong-co-the.html#sthash.EIaDyCBf.dpuf

Cung cấp thêm ôxi cho cơ thể Giúp cơ thể có thêm ôxi. Hai lá phổi là cơ quan nhận

lượng acid thải ra từ cơ thể nhiều nhất, dưới dạng CO2. Để làm được việc này phổi

chắc chắn cần nhận được nhiều ôxi. Học cách hít thở sâu để cung cấp nhiều ôxi hơn

cho cơ thể. Hãy ra ngoài dạo bộ và hít thở. Tránh bị stress Tránh các tình huống

căng thẳng và có thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Ngủ đủ giấc để cơ thể có thể đào

thải acid dư thừa. Trạng thái cân bằng pH rất quan trọng cho sức khỏe của bạn vì

acid dư thừa có thể gây viêm nhiễm và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức


Page 44 of 50

khỏe. Một điều quan trọng nữa khi đo độ pH của nước tiểu và nước bọt, người ta

thấy "Một chế độ ăn nhiều rau và trái cây giúp cơ thể đạt được trạng thái cân bằng

acid-kiềm", giúp cơ thể khỏe mạnh. - See more at:

https://www.clbdinhduong.com/2015/06/phong-tranh-mat-can-bang-ph-trong-co-

the.html#sthash.EIaDyCBf.dpuf

TẢN MẠN VUI VỀ NƯỚC BỌT

Nước bọt kỳ diệu


Thời Tam quốc, trăm vạn binh mã Tào Tháo khát nước cháy họng, băng qua một

vùng núi khô cằn. Bỗng Tào vung roi ngựa chỉ thẳng: “Phía trước có rừng mơ”.

Quân sĩ nghe vậy, nước bọt tiết ra đầy miệng, thoát qua cơn khát.

Chuyện “vinh” về nước bọt thì ít mà chuyện “nhục” thì nhiều.

Thật là bất công cho “nước bọt”, thứ mà ta thường coi rẻ thay vì phải xem là bảo

vật trời cho.

Nước bọt không chỉ là... nước bọt!

Phúc cho những ai có đủ nước bọt. Không có nước bọt hay không đủ nước bọt cuộc

đời của bạn xem như... tiêu! Thế mà người ta vẫn cho rằng “buôn nước bọt” là tào

lao! Nước bọt tiết ra trong miệng mỗi người, là một dung dịch sinh hóa phức tạp.

Trong đó, nước chiếm đến 98% khối lượng nhưng 2% còn lại mới quan trọng. Người

ta phát hiện hơn một trăm chất với hàm lượng khác nhau, bao gồm hàng chục loại

muối khoáng, chất nhầy, kháng sinh hơn chục loại men, nhiều vitamin, nguyên tố vi

lượng, acid hữu cơ và nội tiết tố rất cần thiết cho cơ thể, như amylase trợ giúp tiêu

hóa, lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch...

Tất cả những thứ đó hòa quyện lại khiến nước bọt trở thành... nước bọt, một dung

dịch sanh sánh, dinh dính, trong suốt và tạo bọt khi bị xáo trộn.

Nước bọt được tiết ra từ những tuyến ở một số vị trí trong miệng và hàm. Chỉ huy

việc tiết nước bọt là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta sản xuất và tiêu thụ 1 đến 2 lít nước bọt, một

năm khoảng 400 lít nước bọt. Cuộc đời 80 năm là 32.000 lít (khoảng 35 tấn!).

Không có nước bọt thì xét về mặt cơ học ta không thể ăn mà chỉ có thể uống thức

ăn.


Không có nước bọt, xét về mặt hóa học thì quá nửa thành phần thức ăn “uống” vào


Page 45 of 50

bụng (không thể ăn do không có nước bọt) không thể tiêu hóa. Nghĩa là không có

nước bọt thì dạ dày, ruột đều chịu thua cả cháo chứ đừng nói đến thịt nướng!

Xét về mặt... vui vẻ thì không có nước bọt ta sẽ không biết thế nào là ngọt là bùi

là... thơm ngon, béo ngậy và bạn tưởng tượng xem... hôn không nước bọt thì sao?

Không có nước bọt xem như tiêu! Nói rằng nước bọt quan trọng chẳng kém gì...

máu trong cơ thể có lẽ không ngoa.

Nước bọt còn hơn thế nữa!

Nước bọt – người bảo vệ tin cậy

Nước bọt có tính kiềm, luôn phủ một màng mỏng trên bề mặt răng để ngăn chặn và

trung hòa các thứ chua xâm nhập. Sau khi ăn, thức ăn thừa trong miệng lên men

thành acid, làm men răng bị hư hại. Nước bọt sẽ “tung võ”, “ra tay” điều chỉnh độ

pH trong miệng, răng bạn được an toàn. Không những thế, chất khoáng trong nước

bọt (canxi, photpho...) còn góp phần vào việc khoáng hóa, tái tạo men răng ở

những chỗ vừa bị ăn mòn.

Nước bọt còn chứa các chất kháng sinh và sát trùng nên nghiễm nhiên nó đóng vai

trò là đồn biên phòng chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn và phần nào

cung cấp chất miễn dịch, phòng chống bệnh truyền nhiễm. Có lẽ vì lý do này mà

bạn thấy các loài thú bị thương, kể cả chó mèo đều dùng lưỡi liếm mãi vết thương

của mình. Chúng đã khôn ngoan lấy nước bọt để chống nhiễm trùng.

Nước bọt tiên đoán

Kể từ những đề xuất đầu tiên vào cuối những năm 1970, phân tích nước bọt trở

thành một xét nghiệm sinh hóa thịnh hành ở rất nhiều nước bởi kẻ “phục vụ trung

thành” này kể cho bác sĩ nghe một cách khách quan về tình trạng sức khỏe, bệnh

tật của bạn. Nhìn vào thành phần nước bọt, các bác sĩ phát hiện được bao nhiêu

điều mà trước đây người ta phải phân tích máu, nước tiểu mới biết. Đặc biệt, sử

dụng mẫu nước bọt để phát hiện chất gây mê, chất kích thích, sẽ cho kết quả chính

xác hơn nhiều so với thử bằng nước tiểu. Nguyên nhân là do nước bọt ít nhạy cảm

với sự xáo trộn của cơ thể so với nước tiểu. Trước khi thử bằng nước tiểu hoặc máu,

bệnh nhân phải kiêng khem nhiều thứ. Hơn nữa, một số loại thuốc phiện có thể

xuất hiện ở nước bọt trong một thời gian dài trước khi chúng xuất hiện trong nước

tiểu. Trong khi đó, lấy mẫu nước bọt lại không gây đau đớn, nhanh hơn và dễ dàng

hơn so với lấy mẫu vật bằng máu và nước tiểu.

Nếu từ máu hoặc nước tiểu các bác sĩ có thể xét nghiệm sự may mắn của một cặp

vợ chồng có tin vui thì phân tích nước bọt – với độ chính xác 98% so với hai loại

mẫu thử trên, cũng phát hiện được nguồn tin này.


Trực tiếp hơn, nước bọt cho biết sớm những bệnh về răng miệng sắp xảy ra ở trẻ


Page 46 of 50

em để có biện pháp ngăn ngừa. Nó còn chỉ ra một cách nhanh chóng sự ngộ độc

hóa chất, thực phẩm, nhất là sự ngộ độc do dư lượng các thuốc trừ sâu trong thức

ăn

Gần đây, một nhóm nghiên cứu các nhà nghiên cứu Đại học Y Los Angeles phân tích

ARN trong nước bọt đã chuẩn đoán được ung thư miệng và ung thư vòm họng

Với các nhà sinh – hóa, mỗi sự biến đổi nhỏ trong thành phần nước bọt đều giúp

nhận ra kẻ thù của cơ thể. pH nước bọt thấp chứng tỏ người đó bị bệnh giun, người

mắc bệnh tâm thần thì tỷ lệ Na+, K+ trong nước bọt sẽ thay đổi khác thường, còn

người bị cao huyết áp thì nồng độ Na+ giảm, nồng độ K+ tăng.

Với các nhà điều tra hình sự thì sao? Chỉ một vết nước bọt dính trên đầu mẩu thuốc

lá rớt lại trên hiện trường, đủ là một chứng cứ đặc biệt tin cậy chỉ tên gã hung thủ

trong vụ án ly kỳ.

Nước bọt chữa bệnh

Nước bọt không chỉ là người bạn đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống mà còn

là bài thuốc hiệu nghiệm. Do có khả năng biến đổi một số độc tố thành vô hại nên

nước bọt giúp phòng ngừa ung thư. Các nhà khoa học đã dùng thịt cá nướng cháy

(thường được coi là món ăn có thể dẫn tới ung thư), trộn chúng với nước bọt, giữ ở

môi trường nuôi cấy nhiệt độ 37 độ C, qua 24 giờ, kết quả thật bất ngờ, số lượng

tác nhân gây ung thư giảm rõ rệt.

Nước bọt là liều thuốc giảm đau. Các nhà khoa học thuộc Viện Pasteur (Pháp) đã

phát hiện ra một chất giảm đau tự nhiên trong nước bọt của người, có công dụng

gấp nhiều lần morphin khi thử trên động vật, được đặt tên là opiorphin.

Lại nói chuyện Tào Tháo. Từ nhỏ ông theo học võ nghệ, xông pha trận mạc, anh

hùng kiệt xuất. Muốn học phép “sống lâu” Tào gửi cho đạo sĩ Hoàng Phủ Long bức

thư rằng: “Tôi nghe nói ngài đã ngoài trăm tuổi mà thể lực vẫn tráng kiện, tai thính

mắt tỏ, da dẻ hồng nhuận, dám hỏi đạo dưỡng sinh của ngài là thế nào”.

Hoàng Phủ Long hồi đáp rằng: “Thần nghe nói trong khoảng trời đất chỉ có con

người là quý, mà cái quý nhất của người không ngoài sinh mệnh. Vậy nên lo bảo

dưỡng thân tâm, sáng chiều uống nước ngọc tuyền, gõ răng sẽ giúp cường tráng,

dưỡng dung nhan, khử ba thứ trùng. Ngọc tuyền là nước bọt trong miệng, mỗi sáng

thức dậy cuốn lưỡi lên vòm họng cho nước bọt ra đầy rồi nuốt xuống, hai hàm răng

gõ nhẹ vào nhau 14 lần. Đó gọi là phép luyện tinh mà thần được học từ Bằng Kinh,

đến nay đã được 178 tuổi”. Tào Tháo nghe theo, kiên trì thực hành theo chỉ dẫn của

Hoàng Phủ Long, sức khỏe tăng tiến vượt bậc.

Chỉ một chút bất cẩn, nước bọt có thể văng ra ngoài và chủ nhân bị xem là... bất

lịch sự. Hãy đừng phí một giọt... nước bọt, đang từng giây từng phút làm việc tận

tụy phục vụ cuộc sống của chúng ta. Hãy nuốt nhiều nước bọt như Bằng Kinh, như

Hoàng Phủ Long đã dạy để sống lâu... 200 tuổi.


Page 47 of 50


PHÁT TRIỂN TEST XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG BẰNG NƯỚC BỌT

Các nhà nghiên cứu từ Mỹ đã phát minh ra một bộ cảm biến sinh học mới có thể

thay thế một phần hoặc hoàn toàn cho pinprick (kim chích máu) để kiểm tra tiểu

đường. Bộ cảm biến này có thể phát hiện nồng độ glucose trong nước bọt, nước

mắt và nước tiểu, trong khi đó test xét nghiệm tiểu đường thông thường thường chỉ

đo được nồng độ glucose trong máu.

Bộ cảm biến bao gồm một vài tấm nano giống như cánh hoa hồng được làm từ

grapheme - một màng dày nhiều lớp các bon. Các cạnh của tấm nano liên kết hóa

học không đầy đủ do đó enzyme glucose oxydase có thể gắn vào. Enzym sau đó

chuyển đổi glucose thành peroxyde tạo ra một tín hiệu trên các điện cực của cảm

biến.

Công nghệ này có thể phát hiện glucose ở nồng độ thấp như 0,3μM, chứng tỏ nó

nhạy hơn nhiều so với các thiết bị sẵn có khác. Nó có khả năng phân biệt giữa

glucose và các tín hiệu từ các hợp chất khác trong máu như acid uric, acid ascorbic

và acetaminophen – những chất thường cũng có mặt trong quá trình nhận biết

glucose của bộ cảm ứng.

Johnathan Claussen, một cựu thực tập sinh tiến sĩ Trường đại học Purdue, một nhà

nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân Mỹ phát biểu: “Điểm độc

đáo của bộ cảm biến này là chúng ta có thể sử dụng cả bốn loại dung dịch trong cơ

thể người đó là nước bọt, máu, nước mắt và nước tiểu. Với nhiều sự lựa chọn như

vậy, bộ cảm biến mở ra khả năng kiểm tra đường huyết không xâm lấn phục vụ

mục đích theo dõi lượng glucose trong cơ thể”.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho rằng bộ cảm biến sinh học có thể sản xuất với chi

phí thấp. Việc sản xuất các cảm biến thông thường có cấu trúc nano liên quan đến

phương pháp in thạch bản, xử lý hóa chất, etching và các bước khác. Tuy nhiên

chúng có thể phát triển trên hầu như bất kì bề mặt nào. Theo Anurag Kumar, một

thực tập sinh tại Đại học Purdue, người đứng đầu dự án hợp tác với Claussen cho

hay, nó có thể khá lý tưởng nếu thương mại hóa.

Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể sử dụng để nhận biết các hợp chất hóa học

khác để kiểm tra các tình trạng cơ thể khác. Claussen cho biết: “Chúng tôi sử dụng

enzyme glucose oxydase trong bộ cảm biến này với mục đích hướng tới bệnh tiểu

đường nhưng chúng tôi cũng có thể thay thế nó bằng enzyme glutamate oxydase

để đo lượng glutamate dẫn truyền thần kinh trong test kiểm tra bệnh Parkinson và

Alzheimer”.

Những phát hiện này được công bố trong số báo ngày 21 tháng 8 của tạp chí Vật

liệu Chức năng tiên tiến (the Advanced Functional Materials journal).


Cách chọn thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe


Page 48 of 50

Một chế độ ăn uống lành mạnh lý tưởng nhất nên bao gồm 80% thực phẩm

có tính kiềm và 20% thực phẩm có tính acid

Độ pH lý tưởng của cơ thể con người là 7,365 hơi có tính kiềm. Vì thế, cơ thể con

người có rất nhiều cơ chế bên trong luôn hoạt động liên tục để duy trì độ pH trong

khoảng từ 7,35 – 7,45 cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có

thể xảy ra. Độ pH cơ thể càng gần với giá trị lý tưởng, thì sức khỏe càng dễ được

duy trì trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm có tính acid cao buộc cơ

thể phải hoạt động quá tải để trung hòa acid và giữ cho độ pH trong máu ổn định.

Nếu máu của chúng ta trở nên dư thừa acid, đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ dễ bị

bệnh tật tấn công.

Một chế độ ăn uống lành mạnh lý tưởng nhất nên bao gồm 80% thực phẩm có tính

kiềm và 20% thực phẩm có tính acid Một chế độ ăn uống tiêu thụ số lượng lớn các

loại thực phẩm tính kiềm sẽ làm giảm gánh nặng của cơ thể trong việc trung hòa

acid và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ dàng hơn.

Nhưng để phân biệt loại thực phẩm nào có tính kiềm và loại thực phẩm nào có tính

acid thì quả thật lại không dễ chút nào. Những loại thực phẩm chúng ta nghĩ có tính

acid lại không hề hình thành acid một khi được cơ thể chuyển hóa. Ví dụ như dấm

táo và nước cốt chanh. Chúng có tính acid trên lưỡi nhưng lại có tính kiềm bên

trong cơ thể.

Thực phẩm nào có tính acid?

Thực phẩm có tính acid có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc tiêu hóa và cũng

khiến thận làm việc nhiều hơn. Thực phẩm có tính acid được chia thành các nhóm:

Thịt gia xúc, gia cầm

- Trứng

- Bơ sữa (đặc biệt là bơ và pho mát)

- Ngũ cốc

- Thực phẩm tinh chế (đường, gạo trắng và bột mì)

bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn

uống mà chỉ cần duy trì chúng khoảng 20% lượng thực phẩm bạn tiêu thụ mỗi

ngày.


Thực phẩm nào có tính kiềm?


Page 49 of 50

Trái cây và rau quả tạo môi trường kiềm cho cơ thể nên chiếm phần lớn trong chế

độ ăn uống của bạn. Mục đích là giúp giảm tải cho thận và cơ thể khi bạn ăn ít đi

các loại thực phẩm có tính acid Còn có một nguyên nhân khác là các loại thực phẩm

có tính kiềm sẽ dễ tiêu hóa hơn, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cũng dễ

dàng được cơ thể hấp thụ hơn.

Có thể bạn sẽ không ngạc nhiên, nhưng thực phẩm có tính kiềm là một trong

những loại thực phẩm lành mạnh nhất. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm có tính kiềm

dễ dàng thêm vào bữa ăn trong ngày của bạn:

1. Thực phẩm có màu xanh đậm

Dưa chuột và cần tây có rất nhiều kiềm do hàm lượng nước dồi dào của chúng. Rau

lá xanh (cải xoăn, cải xanh collard, rau bina, cải cầu vồng), cỏ lúa mì non (wheat

grasses), rau mầm (sprouts) và rau mini (micro-greens) cũng rất tốt do chúng giúp

tăng lượng oxy mà máu có thể hấp thụ.

2. Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi, quýt) là những loại trái cây có tính kiềm

nhiều nhất mà chúng ta ăn hiện nay. acid citric có trong trái cây họ cam quýt khi

vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nước và các chất kiềm khác, vì vậy bạn nên thêm

chanh vào khẩu phần nước mỗi ngày.

3. Rau họ cải

Một trong số các loại rau có tính kiềm cao nhất là rau họ cải như bông cải xanh, súp

lơ, bắp cải và bắp cải con (brussels spout). Rau họ cải có chứa isothiocyanate, một

phân tử giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư bên trong cơ thể con người.

Vì thế bạn hãy ăn nhiều rau họ cải để tăng độ kiềm cho cơ thể và chống lại ung thư.

4. Quả mọng

Đừng bỏ qua những loại quả mọng nước! Những loại quả mọng nước có lượng

đường thấp như dưa hấu, đu đủ và dứa là đề cử sáng giá trong danh sách những

trái cây có tính kiềm.

5. Nho khô, quả hạch + các loại hạt

Nho khô và chà là có tính kiềm cao, vì thế đừng quên mang theo một ít cùng với

quả hạch và các loại hạt khi bạn đi bên ngoài. Nho khô giúp cơ thể giữ nitơ, cần

thiết để máu kiềm tái tạo cơ bắp. Và hạnh nhân rất giàu canxi và magiê, giúp ích

cho quá trình kiềm hóa cơ thể.


Những sự lựa chọn khác:


Page 50 of 50


-Quả bơ

Rau củ (củ cải đường, cà rốt, khoai lang

- Atisô

- Dưa chuột

- Măng tây

- Ớt chuông

- Các loại thảo mộc và gia vị (rau mùi tây, gừng, ớt bột, bột nghệ)

Tóm lại, mục đích ăn các loại thực phẩm có tính kiềm là để cân bằng với các loại

thực phẩm có tính acid Ví dụ, ăn một phần rau với trứng vào buổi sáng. Ăn salad

trộn rau xanh cùng một chút pho mát bào vào buổi trưa hoặc tối. Một vài điều chỉnh

cần thiết sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và ít bị bệnh tật ghé

thăm!