6 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả

Đau nhức xương khớp không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… Người bệnh cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị và phòng tránh nguy cơ tàn phế.

    http://www.benhvienthongminh.com

    Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ các thảo dược có tác dụng chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả mà không gây hại đến sức khỏe. 6 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp được Khớp nữ chia sẻ sau đây hy vọng sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức, thoải mái vận động.

    Đau nhức xương khớp là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp

    Cây Dây Đau Xương

    Một trong những vị thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp phải kể đến đầu tiên là cây Dây Đau Xương. Theo kinh nghiệm dân gian, đây là vị thuốc có từ lâu đời và đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh đau nhức xương khớp.

    Cây Dây Đau Xương còn có tên gọi khác là Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng.

    • Tên khoa họcTinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae)
    • Bộ phận dùng: Trong các bài thuốc dân gian thường dùng thân và lá của cây Dây Đau Xương để chữa bệnh. Thời điểm tốt nhất để thu hái là khi thân cây đã già. Sau khi thu hái về thì thái nhỏ rồi đem phơi khô.
    • Tính vị và tác dụng: Trong Đông Y, Dây Đau Xương có vị hơi đắng, tính mát. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống.
    • Công dụng: Cây Dây Đau Xương thường dùng chữa các bệnh như: tê thấp, đau xương khớp, tê bại. Ngoài ra, còn dùng để chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.
    • Vị thuốc chữa đau đầu gối từ cây Dây Đau Xương

      Bài thuốc 1: Đau đầu gối do ngã tổn thương hoặc đi chạy nhiều

      Dùng lá Dây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào. Vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau.

      Bài thuốc 2: Chữa đau đầu gối do thận hư yếu

      Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.

      Bài thuốc 3: Đau đầu gối do phong thấp, thoái hóa

      Dùng Dây Đau Xương, Bưởi Bung, Đơn Gối Hạc, Cỏ Xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống.

      Ngoài việc dùng cây Dây Đau Xương, bạn nên có chế độ dinh dưỡng và tập các bài tập đơn giản để chữa đau đầu gối hiệu quả.

    Cây Dây Đau Xương thường dùng chữa tê thấp, đau xương khớp, tê bại 

    Cây Lá Lốt 

    Lá lốt là cây rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Lá của loài cây này thường được dùng làm gia vị khi chế biến các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, Lá Lốt còn có tác dụng như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp.

    • Cây Lá Lốt còn có tên gọi khác là Tất bát
    • Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae.
    • Bộ phận dùng: Toàn cây Lá Lốt đều được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm. Sau khi thu hái đem rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.
    • Tính vị và tác dụng: Lá Lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
    • Công dụng: Thảo dược này trong Đông y thường dùng để trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.
    • Bài thuốc chữa bệnh khớp từ Lá Lốt

      1. Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

      Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

      2. Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp

      Bài thuốc 1: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, rễ cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

      Bài thuốc 2: Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

      Bài thuốc 3: Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g, rễ quýt rừng 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

      Bài thuốc từ cây Lá Lốt giúp chữa đau nhức xương khớp

      3. Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt

      Rễ Lá Lốt 15g, rễ Bưởi Bung 15g, rễ cây Vòi Voi 15g, rễ Cỏ Xước 15g. Sao vàng sắc uống 3 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng Lá Lốt tươi, Ngải Cứu tươi, liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít dấm, đảo trên chảo nóng. Đắp hoặc chườm lên chỗ bị sưng đau.

      Trên đây là bài thuốc Đông Y từ cây Lá Lốt chữa bệnh khớp hiệu quả. Nếu như bạn đang bị một trong những bệnh khớp ở trên, có thể tham khảo, áp dụng các bài thuốc trên để giảm đau nhức xương khớp.

    Cây lá lốt có tác dụng chữa phong thấp

    Cây Cỏ Xước

    Mặc dù là cây cỏ mọc hoang nhưng Cỏ Xước có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp.

    • Cây Cỏ Xước hay còn gọi là Nam Ngưu Tất.
    • Tên khoa học: Achyranthes aspera L.0 – Amarantheceae .
    • Bộ phận dùng: Trong Đông y, Cây Cỏ Xước có thể dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng rễ. Sau khi thu hái, rửa sạch, thái nhỏ có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
    • Tính vị và tác dụng: Theo y học cổ truyền Cỏ Xước có vị đắng, chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu viêm.
    • Công dụng: Cỏ Xước dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét.

    Cây cỏ xước có tác dụng viêm khớp, sưng gối

    Ngoài công dụng nổi bật trong điều trị xương khớp, Cỏ Xước còn được dùng để trị cảm mạo phát sốt, sổ mũi; sốt rét, lỵ; viêm màng tai quai bị; tiểu tiện không lợi, tiểu rắt, tiểu buốt; đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều; viêm thận, sỏi tiết niệu; viêm phế quản, cao huyết áp, tụ máu bầm.

    Bài thuốc trị bệnh xương khớp từ cây Cỏ Xước

    – Bài thuốc trị phong thấp, viêm khớp, sưng đau khớp:

    • Bài thuốc 1:

    Nguyên liệu: Cỏ Xước 40 gam; Hy Thiêm 30 gam; Thổ Phục Linh 20 gam; Cỏ Mực 20 gam; Ngải Cứu 12 gam; Ké Đầu Ngựa 12 gam.

    Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm, đổ 2 lít nước rồi cho lên bếp sắc. Đun đến khi còn 2 bát thì chắt lấy nước uống trong ngày.

    • Bài thuốc 2:

    Nguyên liệu: Rễ Cỏ Xước 16 gam; Hy Thiêm Thảo 16 gam; Nhọ Nồi 16 gam; Phục Linh 20 gam; Thương Nhĩ Tử 12 gam; Ngải Cứu 12 gam.

    Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi cho vào ấm sắc 3 lần. Mỗi lần sắc xong sẽ đựng nước thuốc vào ấm khác rồi sắc tiếp. Sau khi sắc xong 3 lần, trộn nước thuốc ở các lần vào với nhau và sắc lần cuối cho đặc lại. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Người bệnh nên uống liên tục từ 10-15 ngày để có tác dụng.

    – Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:

    • Thuốc uống:

    Nguyên liệu: Cỏ Xước; cây Chìa Vôi; Dền Gai; Cỏ Ngươi; Lá Lốt; Tầm Gửi mỗi loại chuẩn bị 30 gam.

    Cách dùng: Đem các vị thuốc trên phơi khô rồi sắc lấy nước uống hằng ngày.

    • Thuốc đắp:

    Nguyên liệu: Muối; Cỏ Xước; lá cây Chìa Vôi.

    Cách dùng: Đem lá cây Chìa Vôi trộn với muối rồi giã nhỏ cho vào túi mỏng hoặc cho vào mảnh vải đắp lên vùng bị thoát vị.

    – Bài thuốc trị viêm đa khớp dạng thấp:

    Nguyên liệu: Cỏ Xước 20 gam; Dây Đau Xương, Tang Ký Sinh mỗi loại 16 gam; Đương Quy, Bạch Thược, Đẳng Sâm, Thục Địa, Độc Hoạt, Tục Đoạn, Tần Giao mỗi loại 12 gam; Xuyên Khung, Quế Chi mỗi loại 8 gam; Tế Tân, Cam Thảo mỗi loại 6 gam.

    Cách dùng: Đem Cỏ Xước tẩm rượu và sao qua rồi cho các vị thuốc khác và sắc cùng Cỏ Xước. Sau khi sắc xong, chắt lấy nước uống 3 lần/ngày. Uống liên tục trong 10 ngày để bài thuốc mang lại hiệu quả.

    Cây Đơn Châu Chấu – thảo dược vùng Tây Bắc “khắc tinh” của chứng đau lưng do thoái hóa

    • Cây Đơn Châu Chấu có tên gọi khác là cây Cuồng, Đinh Lăng Gai, Độc Lực.
    • Tên khoa họcAralia armata, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.
    • Bộ phận dùng: Theo kinh nghiệm dân gian hầu hết các bộ phận như: rễ, cành, lá và vỏ rễ – Radix, cortex Radicis, ramulus et Folium Araliae Armatae của thảo dược Đơn Châu Chấu đều được dùng làm thuốc.
    • Tính vị và tác dụng: Đơn Châu Chấu có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc.
    • Công dụng: Cây thảo dược này thường dùng để chữa các bệnh như: Viêm khớp, phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày.

    Chữa viêm khớp, phong thấp tê bại với cây Đơn Châu Chấu

    – Vỏ rễ của cây Đơn Châu Chấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc.Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc.

    – Vỏ rễ và rễ của thảo dược này thường dùng để chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm bạch hầu, viêm khớp. Ngoài ra, còn dùng chữa phong thấp tê bại, sốt rét cơn và rắn cắn. Lõi thân cây được dùng làm thuốc bổ.

    Tác dụng của cây Đơn châu chấu

    Bài thuốc từ cây Đơn Châu Chấu

    Bài thuốc chữa viêm khớp: Dùng 10- 30g rễ Đơn Châu Chấu sắc uống, thường phối hợp với Xà Cừ và Mặt Quỷ.

    Chữa bạch hầu, bí đái: Dùng 8- 12g rễ cây sắc uống nước.

    Chữa rắn cắn với bài thuốc: Vỏ rễ giã lấy nước uống, bã đắp.

    Bài thuốc chữa sưng vú: Lấy rễ cây Đơn Châu Chấu giã với muối, trộn nước vo gạo đắp. Phối hợp với vỏ cây Sảng, lá Mua Đỏ, Bồ Công Anh và Kim Ngân.

    Bài thuốc chữa ho lâu ngày: Rễ Đơn Châu Chấu cùng với vỏ cây Khế chua, liều lượng bằng nhau, đều 20g, sắc nước uống.

    Cây Huyết Đằng

    • Cây Huyết Đằng hay còn có tên gọi khác là Hồng Đằng, Dây Máu.
    • Tên khoa họcSargentodoxa cuneata, thuộc họ Huyết đằng – Sargentodexaceae.
    • Bộ phận dùng: Trong dân gian chủ yếu dùng thân dây – Caulis Sargentodoxae của cây Huyết Đằng để làm thuốc. Ngoài ra, rễ của cây cũng có thể dùng được. Thân cây được thu hái về, chặt ra từng đoạn dài, để 3 – 5 ngày cho se bớt. Sau đó rửa sạch, thái miếng phơi khô.
    • Tính vị và tác dụng: Huyết Đằng có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khu phong.
    • Công dụng: Vị thuốc Huyết Đằng thường được dùng để chữa phong thấp, đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

    Cây Huyết Đằng

    Công dụng của cây huyết đằng

    Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, kê huyết đằng có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, kê huyết đằng có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt, thường dùng trong những trường hợp sau:

    Chữa đau lưng: kê huyết đằng 16g, rễ trinh nữ 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 16g, cỏ xước 12g, quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, trần bì 6g. Sắc uống.

    Huyết rồng – Thông kinh lạc, chữa đau khớp

    Chữa đau các khớp tứ chi: kê huyết đằng, ngũ gia bì hương, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi. Mỗi vị 10-12g. Sắc uống trong ngày.

    Kê huyết đằng chữa viêm khớp dạng thấp:

    kê huyết đằng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi, mỗi vị 16g, ngưu tất, sinh địa, mỗi vị 12g, nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc ảo, huyết dụ, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

    Kê huyết đằng chữa thiếu máu, hư lao:

    Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Mỗi ngày uống 2-4g, pha với ít rượu.

    Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: kê huyết đằng 12g, cây mua núi 12g, rễ gối hạc 12g, rễ phòng kỷ 10g, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10g, dây đau xương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu uống. Ngày 50ml chia làm 2 lần.

    Hoặc kê huyết đằng, độc hoạt, dây đau xương, thiên niên kiện, phòng kỷ, rễ bưởi bung, chân chim, gai tầm xọng, cô xước, xấu hổ, quế chi, núc nác, mỗi vị 4-6g, sắc hoặc nấu cao thêm đường uống.

    Chữa đau dây thần kinh hông: kê huyết đằng 20g, ngưu tất 12g, hồng hoa 12g, đào nhân 12g, nghệ vàng 12g, nhọ nồi 10g, cam thảo 4g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

    Hoặc kê huyết đằng 20g, dây đau xương 20g, ngưu tất 20g, cẩu tích 20g, cốt toái bổ 12g, ba kích 12g, thiên niên kiện 8g, cốt khỉ củ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Kê huyết đằng chữa kinh nguyệt không đều:

    kê huyết đằng 10g, tô mộc 5g, nghệ vàng 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm một lần trong ngày. Phụ nữ có thai không được dùng.

    Hoặc kê huyết đằng 16g, ích mẫu 16g, sinh địa 12g, nghệ 8g, xuyên khung 8g, đào nhân 8g. Sắc uống trong ngày

    Cây Xấu Hổ Đỏ

    • Cây Xấu Hổ Đỏ hay còn gọi là Cây Thẹn, Cây Mắc Cỡ, cây Trinh Nữ
    • Tên khoa họcMimosa pudica L, thuộc họ Mimosaceae
    • Bộ phận dùng: Toàn cây Xấu Hổ Đỏ bao gồm: Lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ được thu hái quanh năm sao khô dùng làm thuốc.
    • Tính vị và tác dụng: Xấu Hổ Đỏ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm.
    • Công dụng: Trong dân gian, Xấu Hổ Đỏ thường dùng để trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm ruột non, sỏi niệu, huyết áp cao.

    Cây Xấu Hổ Đỏ chữa phong thấp, nhức xương, chân tay tê bại.

      Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Những kết quả nghiên cứu chứng minh kinh nghiệm trong nhân dân dùng cây Xấu Hổ Đỏ có thể chống mất ngủ. Hexobacbital và meprobamat chuyển hóa qua micrôsôm gan để mất tác dụng, bacbitan không chuyển hóa qua gan. Xấu Hổ Đỏ có tác dụng hiệp đồng với hexobacbital, meprobamat, đồng thời tăng tác dụng của bibactal. Điều này khảng định tác dụng ức chế thần kinh trung ương của cây Xấu Hổ Đỏ. Song, tác dụng hiệp đồng với babital không mạnh như khi kết hợp Xấu Hổ Đỏ với meprobamat hay hexobacbital nên tác giả cho rằng Xấu Hổ Đỏ còn ức chế được micrôsôm gan nhờ xúc tác của xytocrôm P450, có thể ở đây Xấu Hổ ức chế men hexobacbital hydroxylaza và menprobamat ω-I oxydaza nên kéo dài thêm giấc ngủ hexobacbital và meprobamat.

      Xấu Hổ có tác dụng chấn kinh: Cây thảo dược này có tác dụng làm chậm thời gian xuất hiện co giật của cacdiazol.

      Tác dụng giảm đau: Tiến hành thí nghiệm theo 3 phương pháp: Mâm đồng (ở 56oC), phương pháp Collier (gây đau bằng axetylcolin) và phương pháp Nilsen (kích thích điện) đều thấy có tác dụng rõ rệt.

      Tác dụng giải độc axit asenơ: Uống nước Xấu Hổ Đỏ cùng một lúc với axit asenơ thì Xấu Hổ Đỏ cứu chuột khỏi chết do axit asenơ rất rõ rệt. Nếu uống nước Xấu Hổ Đỏ trước 24 giờ thì cây thảo dược này vẫn cứu sống chuột khỏi chết vì axit asenơ. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng khi dùng axít asenơ thì hàm lượng – SH giảm xuống và khi dùng Xấu Hổ Đỏ thì hàm lượng – SH tăng lên, hô hấp tế bào cũng tăng lên.

      Cây xấu hổ đỏ là một trong những vị thuốc thông dụng trong Đông y

      Công dụng của Xấu Hổ Đỏ trong y học cổ truyền

      Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược Xấu Hổ Đỏ thường dùng để trị:

      1. Suy nhược thần kinh, mất ngủ
      2. Viêm phế quản
      3. Suy nhược thần kinh ở trẻ em
      4. Viêm kết mạc cấp
      5. Viêm gan, viêm ruột non
      6. Sỏi niệu
      7. Phong thấp tê bại
      8. Huyết áp cao.

      Người bệnh chỉ cần dùng 10 – 25g Xấu Hổ Đỏ sắc lên để uống. Người có thai thì không dùng bài thuốc này. Người bị chấn thương, viêm mủ da có thể lấy lá của cây dã đắp.

      Một số bài thuốc Đông Y chữa bệnh từ cây Xấu Hổ Đỏ

      Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ cây Xấu Hổ Đỏ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau:

      Lá cây Xấu Hổ Đỏ được dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh: Dùng 6 – 12g lá sắc uống hàng ngày. Uống trước khi đi ngủ.

      Bên cạnh đó, rễ của cây Xấu Hổ Đỏ dùng để trị các bệnh về xương khớp rất tốt. Người bệnh tham khảo các cách dùng như sau:

      Bài thuốc chữa bệnh nhức xương: Rễ cây Xấu Hổ Đỏ thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g rang sau đó tẩm rượu 35 – 40oC rồi lại rang cho khô. Thêm 600 ml nước, sắc còn 200 – 300 ml. Chia số nước còn lại làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Thường dùng 4 – 5 ngày thì thấy kết quả (kinh nghiệm của người dân ở Diễn Châu, Nghệ An và miền Nam Việt Nam).

      Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Rễ Xấu Hổ Đỏ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

      Đối với người bị viêm khớp, các nhà chuyên môn khuyến cáo cần có một chế  độ ăn uống chọn lọc.

      Tại buổi hội thảo về dinh dưỡng, nhằm giúp ngườbệnh khớp giảm đau nhức, các chuyên gia đã đưa ra những khuyến cáo. Đó là nên ăn thức ăn đa dạng - một chế độ ăn lành mạnh đối với người bị thấp khớp.

       

      Người bệnh khớp cần chế độ ăn uống chọn lọc

       

      Chế độ ăn này có đủ các thức ăn thuộc các nhóm trên tháp dinh dưỡng như: ngũ cốc, trái cây, các sản phẩm từ sữa, và thịt, cá. Có như thế mới đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất của cơ thể; cố gắng duy trì cân nặng cơ thể vừa phải - điều quan trọng là đừng để tăng cân. Nếu thấy có chiều hướng tăng cân thì nên giảm bớt thức ăn giàu bột, đường và chất béo, và nên vận động, mà bơi lội và đi bộ là thích hợp nhất với người bệnh khớp.

      Hạn chế thức ăn dầu, mỡ và cần để ý đến cholesterol. Những người bệnh khớp cũng thường mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, nên chế độ ăn giảm béo và cholesterol sẽ giúp phòng tránh những bệnh này; nên ăn nhiều rau (rau muống, cải bẹ xanh, bẹ trắng, rau dền... sẽ đem lại nhiều chất vôi), trái cây (sơ ri, dâu tằm, nho, cam...), và ngũ cốc nguyên hạt - đây là nguồn năng lượng cung cấp nhiều chất xơ, muối khoáng và sinh tố; sử dụng đường có mức độ; hạn chế sử dụng muối và natri.

      Người bệnh viêm khớp kèm cao huyết áp cần đặc biệt quan tâm đến lượng muối đưa vào cơ thể hằng ngày và cả hàm lượng natri (có nhiều ở những loại thức ăn công nghiệp được chế biến, đóng hộp sẵn). Và đặc biệt là dùng rượu có mức độ. Rượu có thể làm cho xương yếu đi và làm tăng cân ngoài mong muốn nữa. Một số loại thuốc chữa viêm khớp sẽ bị giảm hấp thu vì rượu, và khi kết hợp với rượu sẽ gây ảnh hưởng xấu lên dạ dày và gan...