Trị gầu hiệu quả

- Gàu là tế bào da chết phát triển trên da đầu gây ngứa và rụng tóc. Gàu trông giống như một loại bột màu trắng có thể khô hoặc nhờn bao phủ bề mặt da đầu. Gàu có thể lây từ người này sang người khác, nên những người có gàu không nên dùng chung khăn tắm, lược chải đầu hoặc gối chung gối với người khác và phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để hạn chế lượng gàu.

Gàu là một vấn đề rất thường gặp, tuy không phải bệnh nhưng gàu rất dai dẳng khiến bạn khó chịu nếu không biết cách điều trị hợp lí…

I.                   Các điều chưa biết về “Gàu”

- Đa số những người ở độ tuổi từ 20 – 50 khi mùa hanh lạnh thường gặp một vấn đề phiền toán, đó là gầu trên da đầu – nam giới thường bị bệnh này nhiều hơn nữ. Gầu có biểu hiện trên da đầu xuất hiện vảy nhỏ, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nhất là khi da đầu bị ra nhiều mồ hôi.

- Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hồng – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học VN, một loại nấm tên là Pytiriasis, tên khoa học Pitirosporum Ovale(P.O) sống ký sinh trên da đầu, khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết ấm, cá nhân thiếu vệ sinh, hay do sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp… sẽ phát triển rất nhanh, kích thích các tế bào da đầu sinh sôi với tốc độ chóng mặt, khi các tế bào chết trước đó chưa bị loại hết khỏi da đầu. Những tế bào chết đó dần tích tụ lại, lớp này chồng lên lớp khác, bám dính lại trên da đầu, tạo thành gầu.

- Thường khi các vảy gầu xuất hiện sẽ kích thích cơ thể sinh ra một loại acid gây ngứa ngáy ở da đầu. Để chống lại sự ngứa ngáy ấy, cơ thể  sản sinh ra các tế bào mới, trong khi các tế bào cũ không đủ thời gian để biến mất, vì thế các tế bào chết lại càng nhiều thêm. Vòng tròn luẩn quẩn về gầu cứ thế tiếp diễn.

- Những người da đầu có nhiều chất dầu thường hay bị gầu hơn, vì nấm trên da đầu nuôi dưỡng acid béo và loại acid này sẽ sản sinh ra các bã nhờn trên da đầu. Ngoài ra, những nguyên nhân sau cũng khiến cho nấm Pytiriasis phát triển nhanh, như: Cơ thể mất cân bằng hormon, chế độ dinh dưỡng quá nhiều acid béo, bị stress, hoặc thường xuyên làm việc với cường độ cao, gây ra nhiều mồ hôi, bị nhiễm khuẩn hoặc cảm nặng, hay dùng dầu gội không thích hợp, kích thích da đầu quá mạnh, lạm dụng các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp tóc, thường xuyên đội mũ, hoặc trùm khăn quá kín gây ẩm đầu…

- Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, chúng ta ai cũng có gầu trên tóc, với mức độ nhiều ít khác nhau, nhưng đây không phải là vấn đề nan giải. Tuy vậy, không nên vì thế mà coi nhẹ, hay lãng quên nó. Gầu gây ngứa ngáy, khiến  bạn phải thường xuyên gãi, là cơ hội vi trùng thâm nhập qua các vết xước vào cơ thể. Ngoài ra, bệnh này ở mức độ nặng còn ảnh hưởng đến tóc, thậm chí còn làm rụng tóc từng mảng. Nếu biết cách, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được sự phát triển của nấm Pytiriasis

-  Ở nước ta, có ít nhất 50% người bị gàu. Và gàu xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 20.

-  Ở giai đoạn đầu, gàu ít được phát hiện vì gàu hầu như không rơi xuống, nên rất ít người quan tâm việc điều trị gàu giai đoạn này.

- Gàu có thể xuất hiện do sinh lý hoặc bệnh lý. Gàu sinh lý là do sự tăng sinh quá mức của tế bào sừng trên da đầu, gàu bệnh lý thường do nấm Malassezia gây ra.

- Khi bị gàu nặng, nhiều bạn nghĩ gội đầu liên tục và chà sát da đầu mạnh sẽ giúp loại bỏ gàu; nhưng thực chất sẽ mang hiệu quả ngược lại vì da đầu bị tổn thương.

- Uống nhiều nước có thể giúp giảm gàu vì nước giúp làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng trên da đầu, một nguyên nhân gây ra gàu.

- Khi bị gàu, nên thay đổi khẩu phần ăn với 50% - 60% là rau & trái cây, để giúp tình trạng gàu được cải thiện tốt hơn.

- 9/10 người cho biết họ “mắc kẹt” trong một vòng luẩn quẩn khi bị gàu: gàu à dùng dầu gội trị gàu àtóc khô à dùng dầu xả để tóc mềm mượtà gàu quay lại.

  Hiểu để trị gàu

Gàu được chia thành 2 loại chính:

-  Gàu bệnh lí (do nấm): Trên da đầu mỗi chúng ta luôn tồn tại một loại vi nấm với tên gọi Malassezia; khi gặp điều kiện thuận lợi như sự tăng tiết bã nhờn do thời tiết nóng bức, stress, hoặc ảnh hưởng từ dầu gội, hóa chất uốn, nhuộm tóc sẽ làm vi nấm Malassezia phát triển quá mức gây ra gàu.

-   Gàu sinh lí (không do nấm): Sự tăng sinh, bong tróc quá mức của lớp tế bào sừng trên da đầu cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra gàu. Gàu dạng này sẽ phát triển nhanh hơn khi da đầu bị kích thức như: lược chải quá mạnh vào da đầu, massage hay gội đầu mạnh với móng tay…

- Dù bị gàu vì nguyên nhân gì, bạn cũng nên chọn cho mình loại dầu gội, dầu xả trị gàu phù hợp, kết hợp phương pháp gội đầu hợp lý để sớm loại bỏ “sự quấy rối” của gàu.

II.                Phòng bệnh bằng cách nào?

- Gàu là 1 bệnh lý dẫn đến cảm giác khó chịu ngứa ngáy. Không chỉ vậy, gàu còn lấy đi cảm giác thoải mái, tự tin của nhiều người khi các vảy gàu trắng xóa luôn sẵn sàng rơi xuống vai áo bất kỳ lúc nào. Nếu bạn đang có những thói quen sau đây thì hãy nhanh chóng điều chỉnh lại, vì những hành động này tưởng chừng như vô hại, nhưng lại góp phần dẫn đến gàu & làm căn bệnh gàu trở nên trầm trọng hơn:

1. Lạm dụng dầu xả

- Việc dùng dầu xả là 1 cách chăm sóc tóc hiệu quả, giúp tóc mềm mại, bóng mượt. Tuy nhiên nếu liều lượng quá nhiều hoặc gội lại không sạch có thể khiến tóc bạn bị bết lại, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho các vi nấm sinh sôi phát triển. Nếu trong 1 thời gian dài, “vị khách” gàu không mấy chốc sẽ xuất hiện.

Gãi nhiều dẫn đến tổn thương da đầu khiến gàu xuất hiện ngày càng nhiều

2. Thói quen gãi nhiều

- Trong lúc gội đầu cũng như khi học tập, làm việc, nhiều người có thói quen đưa tay lên đầu…và gãi. Bởi vì việc gãi đầu này sẽ dẫn tới tổn thương da đầu, gàu xuất hiện & càng thêm trầm trọng, chưa kể còn làm rụng tóc. Hãy nhớ, chỉ massage da đầu nhẹ nhàng, nói không với gãi mạnh da đầu!

3. Thử nghiệm nhiều loại mỹ phẩm mới cho tóc

- Những người mắc bệnh gàu hay có làn da dễ dị ứng. Do vậy, không nên thay đổi hay xuyên các loại dầu gội mới cũng như các loại mỹ phẩm ung trên đầu, tóc như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, dầu dưỡng…

4. Ăn nhiều chất béo

- Việc ăn nhiều chất béo như dầu, mỡ sẽ làm tăng tiết bã nhờn trên da đầu. Những người có da đầu dầu hay dễ bị gàu. Vì vậy 1 chế độ ăn hợp lý, giàu rau xanh, hoa quả với các Vitamin nhóm B (đặc biệt là B6, Bepanthene), Biotine (Vitamin H), Vitamin A, Beta Carotene, dầu gan cá, vitamin E, kẽm, cystin, lecithin… sẽ giúp ích cho tóc và da đầu.

5. Gội đầu với nước nóng

- Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học New York (Mỹ), những ai bị nhiều gàu bám da đầu có thể giảm bệnh nếu dùng nước lạnh gội đầu. Theo đó, nước lạnh làm khép lỗ chân lông trên da đầu, phòng chống hiện tượng tróc gàu đầu.

- Trong khi nếu dùng nước nóng gội đầu sẽ làm tiêu hao lớp dầu tự nhiên trên da đầu, làm bong vảy tế bào da đầu chết. Những nhà khoa học cũng khuyên mọi người nên gội đầu bằng nước ấm hoặc nước lạnh, không nên gội bằng nước nóng và tránh những sản phẩm dầu gội dựa trên cồn vì sẽ làm cho da đầu khô hơn.

Không nên gội đầu với nước nóng để hạn chế gàu

III.            Trị gàu theo cách tự nhiên

Những người da đầu có nhiều chất dầu thường hay bị gầu hơn (ảnh minh họa)

1. Gội đầu thường xuyên:

-  Sẽ loại bỏ các tế bào chết, mồ hôi, chất dầu và acid…nấm Pytiriasis sẽ ít có điều kiện phát tác. Nên gội đầu ít nhất 3 lần/tuần, rửa sạch lược sau một lần sử dụng để tránh nhiễm khuẩn. Không nên dùng xà phòng miếng gội đầu. Bác sĩ Patricia nhận định rằng, ở một người gội đầu thường xuyên, bệnh gầu khó có thể phát triển trên da đầu họ. Thường gầu hay xuất hiện ở những người có da đầu nhờn; vì thế việc gội đầu thường xuyên với các loại dầu gội không chứa chất nhờn sẽ cho kết quả tốt. Các loại dầu gội chứa chất nhờn lại rất tốt cho những người bị khô da đầu, thường được quảng cao dưới các hình thức như "moisturized" hoặc "for-dry-hair", "for-dry-scalp"... Bạn không nên chọn loại này; loại chích hợp với da nhờn là "for-oily-hair", hoặc "deep-clean-ning"...).

Dùng shampoo trị gầu

Có những dầu gội (shampoo) chuyên dùng để trị gầu, được bán trên thị trường với nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhưng công thức không ngoài những thứ sau đây:

- Loại có chất selenium sulfide hoặc zinc pyrithione, có công dụng nhanh nhất. Chất này chận đứng được sự phát triển của gầu.

- Loại có chất salicylic acid hoặc sulfur, có công dụng làm các vảy gầu tróc ra và gội được dễ dàng hơn.

- Loại có chất tar, làm chậm tốc độ phát triển của những tế bào tạo ra gầu.

- Loại có chất sát trùng để làm da đầu không bị nhiễm trùng.

Khi mua shampoo, nên xem bảng thành phần cấu tạo trên nhãn hiệu để biết rõ đó là loại nào, công dụng ra sao.

Thông thường, các dầu trị gầu này chứa hóa chất và không ảnh hưởng bao nhiêu cho tóc. Không nên dùng mỗi ngày (trừ trường hợp không dùng chịu không nổi - lúc đó nên mua loại mà nhãn hiệu ghi rõ ràng là có thể dùng được mỗi ngày - for everyday use.) Nên xen kẽ dầu trị gầu này với các loại shampoo thường, mỗi ngày gội một thứ.

Khi dùng shampoo thường hay shampoo trị gầu, bạn không nên xả ngay mà hãy để trên tóc chừng 5 phút cho shampoo có đủ thời giờ phát huy tác dụng. Trong lúc chờ đợi, nên cào nhẹ và thoa nắn để vẩy gầu tróc ra. Đừng cào mạnh quá kẻo làm trầy da đầu.

Gội lại lần nữa với loại shampoo nhẹ

Đa số các loại shampoo trị gầu chứa hóa chất không tốt cho tóc nếu để bám lâu trên da đầu. Vì thế, sau khi xả hết lớp shampoo trị gầu này, nên gội lại một lần nữa bằng loại shampoo nhẹ và trong suốt (mild & clear) như Neutrogena chẳng hạn. Lần gội thứ hai này sẽ tẩy đi hết những hóa chất, dầu và gầu còn sót lại. Nếu bạn lười hoặc không có thì giờ thì gội một lần cũng không có hại lắm; nhưng nên để ý theo dõi, nếu có hiện tượng rụng tóc nhiều hơn, tóc bị chẻ hoặc trở nên mỏng hơn, nên bỏ hẳn loại shampoo trị gầu đang dùng và chuyển sang một loại khác.

Lâu lâu đổi sang một loại shampoo trị gầu khác cũng là một ý kiến tốt. Da đầu sau một hai tháng có thể quen với loại shampoo đang dùng và làm cho loại này giảm công hiệu.

- Gàu khô có thể rơi xuống mắt, lưng và vai khiến cho những “nạn nhân” của nó có thể mọc mụn hoặc ngứa rát ở mặt và lưng. Gàu có thể lây từ người này sang người khác. Gàu là “bệnh” phổ biến nhất và thường gặp nhất ở hầu như tất cả mọi người... Chỉ cần một chút để ý, phòng tránh tốt hơn và áp dụng nhiều biện pháp “bảo vệ” tóc là bạn có thể thoát khỏi nỗi lo lắng về gàu.

- Gàu là tế bào da chết phát triển trên da đầu gây ngứa và rụng tóc. Gàu trông giống như một loại bột màu trắng có thể khô hoặc nhờn bao phủ bề mặt da đầu. Gàu có thể lây từ người này sang người khác, nên những người có gàu không nên dùng chung khăn tắm, lược chải đầu hoặc gối chung gối với người khác và phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để hạn chế lượng gàu.

2. Chọn dầu gội đầu thích hợp:

-  Gầu thường xuất hiện ở những người da đầu nhiều chất nhờn, nên bạn phải chọn loại dầu gội không chứa dầu. Tuy nhiên không nên dùng dầu gội trị gầu liên tục, mà nên sử dụng xen kẽ dầu gội trị gầu với các loại dầu gội bình thường khác. Với dầu gội thường, nên chọn loại có độ PH trong khoảng 5 – 7, ít bọt.

Khi gội đầu bằng dầu trị gầu, thời gian  nên kéo dài hơn một chút để giúp cho dầu có đủ thời gian phát huy công hiệu. Nếu thấy hiện tượng rụng tóc nhiều, tóc bị chẻ ngọn…nên bỏ loại dầu trị gầu đang dùng và chuyển sang loại mới cho phù hợp với cơ địa của mình.

3. Massage da đầu:

-  Sẽ  giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện hệ thống tuần hoàn da đầu, khôi phục chuyển đổi chất bình thường, đồng thời làm cho các tuyến mỡ, tuyến mồ hôi…hoạt động điều hòa trở lại, nấm Pytiriasis bị ức chế hoạt động, gầu sẽ giảm dần và mất hẳn.

Thường xuyên gội đầu và xả sạch dầu xả (ảnh minh họa)

4. Ăn uống hợp lý:

- Nên dùng nhiều thực phẩm giàu chất kiềm để cân bằng lại độ pH trong máu. Các thực phẩm giàu chất kiềm gồm có trái cây, rau xanh, mật ong. Những người đầu nhiều gầu cần bổ sung thêm các thức ăn giàu vitamin B2 và B6, vì vitamin B2 có tác dụng chữa trị chứng viêm da do nhiều mỡ, còn vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi protein và mỡ.Các thực phẩm giàu vitamin B2 gồm có: sữa, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, lươn, đậu tương. Vitamin B6 có nhiều trong cá ngừ, thịt lợn, bò, dê, ngô, gạo, đậu xanh, nấm…

- Không nên ăn các thực phẩm cay, nóng và chất kích thích vì sẽ khiến da đầu thêm ngứa ngáy, khó chịu. Hạn chế chất béo nạp vào sẽ càng làm quá trình phân giải mỡ hoạt động mạnh hơn, gầu sẽ càng nhiều hơn.

- Thiếu sắt cũng là một nguyên nhân chính gây ra gàu ở tóc. Cách tốt nhất để giải quyết gàu là ong dầu gội trị gàu.

5. Trị gàu bằng chanh

Phương pháp trị gàu tự nhiên này rất dễ thực hiện. Chỉ cần thoa 2 muỗng canh nước cốt chanh lên da đầu rồi gội lại bằng nước. Sau đó khuấy một muỗng cà phê nước cốt chanh vào một chén nước ong để rửa sạch tóc. Thường xuyên thực hiện cách này cho đến khi gàu biến mất hoàn toàn. Tính axit của chanh làm cân bằng độ Ph của da đầu, giúp bạn tránh xa gàu.

6. Trị gàu bằng baking soda

Baking soda hạn chế hoạt động của nấm, nguyên nhân gây ra gàu. Làm ướt tóc, sau đó xoa baking soda lên da đầu. Đừng ong đầu gội, chỉ gội lại với nước sạch. Tóc bạn có thể bị khô lúc đầu, nhưng sau một vài tuần da đầu bạn sẽ bắt đầu sản xuất ra dầu tự nhiên, cho mái tóc mềm mại và sạch gàu.

7. Trị gàu bằng dầu ôliu

Dầu ôliu ngâm qua đêm là một phương pháp trị gàu tự nhiên triệt để. Thoa khoảng 10 giọt vào da đầu rồi bọc lại bằng mũ tắm, để qua một đêm. Đến ong hôm sau hãy gội lại với nước sạch. Để chữa trị nhanh hơn, bạn có thể tìm loại dầu gội đầu có chứa dầu ôliu.

8. Dầu dừa

” Dầu dừa là một phương pháp điều trị gàu hiệu quả” , theo trang Crunchybetty, và nó cũng có mùi dễ chịu. Trước khi tắm, thoa đều 3 đến 5 muỗng canh dầu dừa lên da đầu và giữ yên khoảng một giờ. Mặt khác, bạn cũng có thể tìm loại dầu gội có chứa thành phần dầu dừa và ong để gội đầu như bình thường.

9. Trị gàu bằng tỏi

Đặc tính chống nấm của tỏi rất hoàn hảo cho việc loại bỏ vi khuẩn gây ra gàu. Nghiền nát tỏi và chà xát vào da đầu của bạn. Để tránh mùi tỏi nồng nặc, hãy trộn tỏi nghiền nát với mật ong rồi xoa bóp lên da đầu trước khi thoa lên đầu và gội như bình thường.

10. Trị gàu bằng giấm táo

Tiến sĩ Mehmet Oz khẳng định có thể trị gàu bằng giấm táo, vì tính axit của loại giấm này làm thay đổi độ Ph của da đầu, khiến nấm khó phát triển hơn. Hãy trộn ¼ chén giấm táo với ¼ cốc nước trong một bình xịt rồi phun lên da đầu. Dùng một chiếc khăn quấn quanh đầu, để yên 15 phút đến một giờ, sau đó gội lại bình thường. Thực hiện 2 lần trong một tuần.

11. Nước súc miệng

Đây là phương pháp trị gàu  nghe có vẻ lạ nhưng rất hiệu quả . Để giải quyết trường hợp có quá nhiều gàu, hãy gội đầu với dầu gội ong thường của bạn, sau đó xối lại bằng nước súc miệng chứa cồn. Có thể sử dụng thêm dầu dưỡng tóc. Đặc tính chống nấm của nước súc miệng giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm gây ra gàu.

12. Thuốc Aspirin + dầu gội

Rất dễ kiếm và đơn giản, bạn chỉ cần ong 2-3 viên thuốc Aspirin tán nhỏ rồi trộn đều với dầu gội hàng ngày. Với 2-3 viên thì bạn có thể hòa với khoảng 150ml-200ml dầu gội, từ đó bạn có thể áng chừng với lượng dầu gội nhiều hơn. Chỉ có một lưu ý nhỏ là trong lúc thoa dầu gội lên tóc ẩm, bạn để giữ hỗn hợp trên tóc tầm 2 phút rồi mới xả bằng nước. Thuốc Aspirin có tác dụng đánh bay gàu cũng như diệt khuẩn khá tốt.


13. Lô hội

Hãy lấy phần chất nhớt gel của lô hội thoa lên da đầu và lưu trong khoảng 10 phút rồi sau đó xả lại bằng nước. Các bạn nên gội đầu bằng thảo dược hoặc dầu gội độ Ph thấp rồi mới bôi gel lô hội lên da đầu nhé. Trong thành phần của lô hội chứa Prostaglandin có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm. Nhiều vitamin nhóm B như B1, B5, B6, B12 và đặc biệt là axit folic, amino axit chống lại lão hóa tế bào.


14. Muối và phèn chua

-  Đây là cách dân gian các cụ thường sử dụng. Muối có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch, trong khi phèn chua lại giúp trung hòa độ Ph trên da đầu. Kết hợp hai nguyên liệu này, bạn có một phương pháp trị gàu tại nhà rất đơn giản mà không tốn thời gian. Có 2 cách các bạn có thể làm:


- Hòa muối vào phèn chua rồi đổ vào dầu gội đầu hàng ngày.

- Hòa muối vào phèn chua, sau đó lấy bông ngoáy tai thấm và chấm lên da đầu. Để khoảng 30 phút rồi xả lại bằng nước sạch.

15. Hành tây

-  Cắt hoặc băm nát củ hành tây, sau đó, lọc lấy nước ép hành tây và thấm lên da đầu. Bạn thấm càng nhiều và để càng lâu thì càng tốt. Cuối cùng là gội sạch bằng nước và dầu gội để làm mất mùi hành.

-  Cách thứ 2 là lấy nước ép từ hành tây trộn đều với 1-2 thìa mật ong, tỷ lệ 1:2 (1 thìa mật ong và 2 thìa nước ép hành tây) hoặc 1:3. Gội sạch da đầu, lấy bông thấm và chấm lên từng vùng da đầu (đặc biệt là vùng trước trán, đỉnh đầu và hai bên mang tai vì đó là ba vùng có nhiều gàu nhất). Để khoảng 30-45 phút rồi xả lại bằng nước sạch.

- Nếu bạn ngại mùi hăng của hành và phải trộn mất thời gian thì bạn có thể thay thế bằng dầu dừa được bán khá nhiều trong siêu thị. Bạn chỉ nên lấy bông ngoáy tai thấm và chấm lên da đầu mỗi ngày trước khi gội đầu khoảng 45-60 phút là được. Bạn không nên thấm quá nhiều dầu dừa vì có thể gây nên tình trạng bết, dính tóc. Trong dầu dừa có nhiều khoáng chất tự nhiên Monolaurin vàMonocaprin - các axit hữu cơ giúp diệt khuẩn khá tốt.

16. Dấm + nước

- Bạn có thể dùng nước cốt chanh hoặc dấm pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:3 để thấm lên da đầu. Sau đó ủ qua đêm và xả sạch vào hôm sau.


     Lưu ý:  Bạn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên này để trị gàu trong một thời gian dài. Hoặc dùng làm phương pháp bổ trợ, kéo dài hiệu quả sau khi sử dụng sản phẩm đặc trị. Lời khuyên chân thành cho bạn là nên gặp Bs hoặc chuyên gia tại benhvienthongminh.com để được điều trị tận gốc như nói ở trên ( Do nấm và sinh lý cơ thể mất cân bằng). Vì lợi ích của điều trị tận gốc là bạn không tốn thời gian để thử nghiệm các phương pháp xem cái nào hiệu quả. Ngoài ra điều trị tận gốc giúp cơ thể bạn được ổn định và không sinh ra các bệnh khác. Nếu chỉ chăm chú điều trị gầu không thì chỉ điều trị cái ngọn của vấn đề chứ không trị được cái gốc thâm sâu đang ẩn chứa trong cơ thể bạn. Nếu bạn lo sợ việc điều trị không có kết quả, tiền mất tật mang thì ký cam kết với các chuyên gia này để được hoàn trả tiền sau 1 liệu trình mà không có kết quả.