Ăn mít ai chẳng thích nhưng tuyệt đối đừng dại mắc phải những sai lầm tai hại này
Lúc đói được thưởng thức vài miếng mít là điều rất tuyệt nhưng thực tế ăn mít khi đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu.
Tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1, 2 tiếng để đảm bảo cho sức khỏe. Và lưu ý không nên ăn mít vào buổi tối, nhất là hạt mít.
Mít dù ngon tới mấy cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa do mít có chứa hàm lượng chất xơ cao. Chỉ nên ăn mít với lượng vừa phải, đặc biệt những người mắc các bệnh mãn tính, tối đa nên ăn 3-4 múi mít/ngày.
Nếu bạn đang có dự định sinh em bé cũng nên hạn chế ăn mít bởi nó có thể gây ức chế ham muốn tình dục, giảm cảm giác kích thích và sức lực ở nam giới.
Mít có hàm lượng đường cao không tốt cho gan và dễ gây nóng trong người. Những người bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn những loại quả chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
Mít là loại quả chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, cơ thể hấp thụ rất nhanh 2 loại đường này. Những người bị tiểu đường thường phải tuân theo chế độ hạn chế đường, nếu ăn mít quá nhiều có thể khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao.
Mít ngoài đường cũng rất giàu kali. Bệnh nhân suy thận mãn cần tránh những thực phẩm giàu kali vì có thể khiến kali bị ứ đọng lại dẫn tới tăng kali máu. Đặc biệt nếu ăn quá nhiều có thể dẫn tới tử vong do ngừng tim.
Khi cơ thể đang yếu, suy nhược, ăn mít có thể gây ra khó chịu, đầy bụng, có nguy cơ tăng huyết áp.
Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).