Bánh Tóc đen

Công dụng: Bánh tóc đen là sản phẩm có kết hợp các thành phần có lợi để nuôi thận khỏe tạo máu và giúp tóc đen không bạc màu theo tuổi tác. Để sản phẩm hấp thu tốt cần sử dụng đường mía hà thủ ô thải độc trước và dùng bánh Tóc đen sau để bồi bổ. Nên ăn mỗi ngày 1 sản phẩm này để cơ thể tập trung chuyên môn phục hồi và chăm sóc bên trong liên quan đến tóc. Bên ngoài gội dầu gội Tóc Đen hỗ trợ thêm.

Thành phần: Mè đen, đậu đen, hà thủ ô, đậu đỏ, gừng và các gia vị khác. Sản phẩm 100% thiên nhiên, không có bất kỳ hóa chất nào gây hại cho sức khỏe.

Công dụng: Bánh tóc đen là sản phẩm có kết hợp các thành phần có lợi để nuôi thận khỏe tạo máu và giúp tóc đen không bạc màu theo tuổi tác. Để sản phẩm hấp thu tốt cần sử dụng đường mía hà thủ ô thải độc trước và dùng bánh Tóc đen sau để bồi bổ. Nên ăn mỗi ngày 1 sản phẩm này để cơ thể tập trung chuyên môn phục hồi và chăm sóc bên trong liên quan đến tóc. Bên ngoài gội dầu gội Tóc Đen hỗ trợ thêm.

Hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất

Đơn vị phân phối: Công ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo

9 công dụng tuyệt vời của hạt vừng đối với sức khỏe

SKĐS - Vừng được coi là thực phẩm kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch, chống lão hóa, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Hạt vừng có lẽ là một trong những loại hạt có dầu đầu tiên được nhân loại biết đến. Vừng từ lâu trong ẩm thực phương Đông đã được coi là thực phẩm có công dụng kéo dài tuổi thọ.

Vừng có hai loại: vừng đen và vừng trắng. Ngoài là hạt mang lại vị giòn và thơm ngon cho bữa ăn của bạn, vừng còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Sau đây là những công dụng tuyệt vời của vừng:

1. Vừng - "thực phẩm trường thọ"

Với hương vị hấp dẫn nhẹ nhàng, vừng không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn mà còn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Trong hạt vừng chứa canxi, sắt và magiê, đây là những khoáng chất quan trọng đối với hệ thần kinh, góp phần lưu thông máu và chắc khỏe xương.

9 công dụng tuyệt vời của hạt vừng đối với sức khỏe - Ảnh 2.
 

Vừng được coi là thực phẩm kéo dài tuổi thọ.

Dù là thực phẩm kéo dài tuổi thọ, bạn cũng chỉ nên ăn vừng với một lượng vừa phải, chỉ khoảng 1 muỗng canh mỗi ngày. Ăn quá nhiều vừng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa hoặc dị ứng.

Vừng trắng có hàm lượng sắt nhiều hơn vừng đen. Tuy nhiên vừng đen nhiều canxi hơn 60% so với vừng trắng. Vừng đen thường được sử dụng để làm thuốc.

Ngoài sử dụng trong món ăn, hạt vừng còn được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, dầu hạt mè được ép từ vừng là nguồn dưỡng chất giàu axit béo omega-3, chất chống oxy hóa phenol flavonoid, vitamin và chất xơ.

2. Vừng ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Magiê và các chất dinh dưỡng khác trong vừng đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Sử dụng dầu mè đã được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp và đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường quá mẫn cảm.

Nhờ nguồn cung protein dồi dào, với các axit amin chiếm đến 20%, vừng là một nguyên liệu lý tưởng bổ sung vào chế độ ăn cho người ăn chay. Bạn chỉ cần rắc thêm vừng vào các món ăn như salad, mì trộn hay rau trộn.

3. Hạt vừng có lợi cho sức khỏe tim mạch, tốt cho người huyết áp cao

Dầu mè (được ép từ hạt vừng) có công dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, do đó có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Trong vừng chứa hợp chất chống oxy hóa và chống viêm được gọi là sesamol, chống xơ vữa động mạch.

Hạt vừng chứa nhiều axit oleic (loại axit béo không bão hòa đơn) giúp làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Nhờ vậy, thường xuyên ăn vừng có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và đột quỵ.

Magiê trong vừng có công dụng hạ huyết áp, vì vậy người tăng huyết áp nên ăn các món ăn chứa vừng.

4. Hạt vừng chữa thiếu máu, tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Hạt vừng, đặc biệt là vừng đen rất giàu sắt, do đó thường được sử dụng làm bài thuốc bồi bổ sinh lực cho người bị thiếu máu và suy nhược.

Ngoài ra, nhờ giàu chất xơ, vừng còn giúp hệ tiêu hóa và đại tràng khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ cao góp phần giúp ruột hoạt động trơn tru, giảm táo bón.

5. Giảm viêm khớp dạng thấp, cải thiện sức khỏe xương

Hạt vừng chứa đồng, khoáng chất quan trọng đối với hệ enzym chống oxy hóa, do đó làm giảm đau và giảm sưng do viêm khớp. Ngoài ra, đồng còn là thành phần quan trọng cải thiện mạch máu, xương và khớp.

Kẽm trong vừng góp phần làm tăng mật độ khoáng xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, hạt vừng còn là nguồn cung canxi dồi dào - thành phần quan trọng của xương.

Trong dân gian, dầu mè đen dùng để ăn hoặc bôi tại chỗ có thể giảm bớt tình trạng viêm trên cơ thể, giảm đau khớp.

6. Vừng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của bức xạ, giải độc rượu

Sesamol, thành phần trong vừng và dầu mè đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ ADN khỏi tác hại của bức xạ. Chất sesamol cũng ngăn ngừa tổn thương ruột và lá lách.

Ngoài ra, hạt vừng còn giúp gan giải độc rượu cũng như các chất gây ngộ độc khác.

7. Vừng chống lão hóa

Hạt vừng đen được cho là có tác dụng nuôi dưỡng não bộ, làm chậm quá trình lão hóa. Thường xuyên ăn vừng đen có thể làm giảm các triệu chứng đau lưng, đau nhức, cứng khớp và yếu khớp.

Các chất chống oxy hóa trong vừng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, phylate trong vừng được biết tới với đặc tính ngăn ngừa ung thư.

8. Ăn vừng bổ gan, giúp đôi mắt sáng khỏe

Theo Đông y, có mối liên hệ giữa các cơ quan nội tạng với sức khỏe của mắt.

Gan dự trữ máu và một nhánh nhất định của ống gan có liên kết dinh dưỡng với mắt, hỗ trợ sức khỏe của mắt.

Hạt vừng đen có lợi cho gan vì làm tăng máu lưu thông ở gan, từ đó nuôi dưỡng mắt. Tác dụng chữa bệnh của vừng đen bao gồm hỗ trợ điều trị mờ mắt, mỏi mắt và khô mắt.

9. Ăn vừng cải thiện sức khỏe hệ hô hấp

Trong thành phần của vừng chứa magiê. Đây là loại khoáng chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngăn ngừa co thắt đường thở.

Trong các nghiên cứu từng chỉ ra thiếu ma giê có thể dẫn tới các bệnh ở đường phổi. Vì vậy hãy ăn thực phẩm giàu magiê để phổi hoạt động tốt hơn.

Xem nhanh

1. Tăng cơ giảm mỡ
2. Cải thiện hệ tiêu hóa
3. Ngừa các bệnh về tim mạch
4. Tốt cho thận
5. Bổ sung vitamin cho cơ thể
6. Đào thải độc tố
7. Tăng cường hệ miễn dịch
8. Kiểm soát huyết áp
9. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
10. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận cấp tính/ viêm tiểu cầu thận
11. Cải thiện sức sống làn da
12. Chống oxy hóa
13. Giảm nguy cơ ung thư
14. An thai, kích thích tuyến sữa
15. Chống loãng xương
16. Tác hại khi lạm dụng đậu đỏ
17. Những lưu ý khi sử dụng hạt đậu đỏ tại nhà

Thành phần dinh dưỡng của đậu đỏ

Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong 100g đậu đỏ:

Ngoài ra, đậu đỏ còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

1Tăng cơ giảm mỡ

Đậu đỏ cung cấp một lượng protein và chất xơ lành mạnh, là loại thực phẩm phù hợp cho những người trong chế độ ăn kiêng giảm mỡ. Các loại đậu có hàm lượng calo thấp nhưng vẫn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời protein trong đậu cũng góp phần quan trọng trong việc tăng lượng cơ bắp.

Đậu đỏ hỗ trợ quá trình giảm cân tăng cơ

Đậu đỏ hỗ trợ quá trình giảm cân tăng cơ

2Cải thiện hệ tiêu hóa

Đậu đỏ cũng chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, đồng thời tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đường ruột. Đặc biệt, tiêu thụ chất xơ thường xuyên cũng giúp giảm và ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột như táo bón và tiêu chảy.[1]

Chất xơ trong đậu đỏ giúp tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa

Chất xơ trong đậu đỏ giúp tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa

3Ngừa các bệnh về tim mạch

Chất xơ cùng với sự kết hợp của các khoáng chất: natri, kali và sắt trong đậu đỏ có tác dụng cải thiện sức khỏe của hệ thống tim mạch của bạn. Chúng cũng giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu lượng máu, sau đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.Chất xơ và khoáng chất trong đậu đỏ giúp ngừa các vấn đề về tim mạch

Chất xơ và khoáng chất trong đậu đỏ giúp ngừa các vấn đề về tim mạch

4Tốt cho thận

Đậu đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe thận. Đậu đỏ chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giữ huyết áp ở mức ổn định, tránh ảnh hưởng đến chức năng thận.

Chất xơ cao trong đậu đỏ cũng giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, đậu đỏ cũng cung cấp magie và kali làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.[2]

Đậu đỏ giúp bảo vệ chức năng thận và ngừa sỏi thận

Đậu đỏ giúp bảo vệ chức năng thận và ngừa sỏi thận

5Bổ sung vitamin cho cơ thể

Trong đậu có chứa hàm lượng vitamin cao như: vitamin AB1B2B12 giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn và vi-rút. Vì thế, chúng nên đưa đậu đỏ vào chế độ ăn hằng ngày nhằm bổ sung vitamin cho cơ thể mỗi ngày.

6Đào thải độc tố

Thực tế, cơ thể chúng ta ngoài việc hấp thụ chất dinh dưỡng thì cũng cần loại bỏ những độc tố có hại nhằm đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Vì thế, bổ sung các thực phẩm có lợi cho việc đào thải cũng là một điều cần thiết.

Đậu đỏ là một trong những loại thực phẩm bạn cần cân nhắc đầu tiên vì trong đậu đỏ có một khoáng chất được gọi là molypden có khả năng hỗ trợ quá trình thải độc tố ở gan.

Trong đậu đỏ có chứa khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình đào thải độc tố

Trong đậu đỏ có chứa khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình đào thải độc tố

7Tăng cường hệ miễn dịch

Với lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất có trong đậu đỏ, đây chính là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho hệ miễn dịch của chúng ta. Tiêu thụ đậu đỏ mỗi ngày để tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm cúm và cải thiện sức khỏe cho cơ thể.

Đậu đỏ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Đậu đỏ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

8Kiểm soát huyết áp

Trong đậu đỏ có chứa nhiều chất vi lượng như magie và kali giúp giảm nồng độ natri cao trong máu, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Do đó, dùng đậu đỏ hằng ngày không chỉ hỗ trợ kiểm soát huyết áp mà còn giúp tránh các vấn đề về tim mạch như: suy timrối loạn nhịp tim...

Đậu đỏ giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức bình thường

Đậu đỏ giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức bình thường

9Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Đậu đỏ có chỉ số GI thấp, phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường. Chất xơ và protein có trong đậu đỏ giúp cho quá trình hấp thu đường vào máu diễn ra chậm hơn nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, nhờ đó hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh đái tháo đường típ 2.

Chất xơ và protein giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Chất xơ và protein giúp kiểm soát lượng đường trong máu

10Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận cấp tính/ viêm tiểu cầu thận

Viêm thận cấp tính, viêm tiểu cầu thận là tình trạng suy giảm chức năng của cầu thận, khi bộ phận này chịu tổn thương lâu dài sẽ dẫn đến viêm.

Các chất dinh dưỡng mà đậu đỏ đem lại có thể giúp tăng cường sức khỏe của chức năng thận. Đặc biệt, đậu đỏ có chứa acid oleic, một loại chất béo lành mạnh cũng có trong dầu oliu, giúp chống lại chứng viêm ở cầu thận và ngăn các gốc tự do tác động xấu đến tế bào.

Đậu đỏ hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận

Đậu đỏ hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận

11Cải thiện sức sống làn da

Chất xơ luôn có lợi cho làn da. Chất xơ trong đậu đỏ giúp cải thiện làn da, giúp giảm sự phát triển của mụn, tăng cường sức khỏe làn da.

Ngoài ra, lượng lớn vitamin và khoáng chất có trong đậu đỏ chính là liều thuốc hiệu quả nhất giúp cải thiện trình da và làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả nhất.

Các thành phần dinh dưỡng trong đậu đỏ giúp trẻ hóa làn da, căng tràn sức sống

Các thành phần dinh dưỡng trong đậu đỏ giúp trẻ hóa làn da, căng tràn sức sống

12Chống oxy hóa

Trong đậu đó có chứa các chất chống oxy hóa đã được nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy công dụng giúp ngăn chặn các phản ứng không có lợi đến từ các gốc tự do trong cơ thể, điển hình là chất phenolic, các loại vitamin và vi chất có trong đậu đỏ.

Đậu đỏ chứa chất chống oxy hóa ngăn các phản ứng có hại từ các gốc tự do

Đậu đỏ chứa chất chống oxy hóa ngăn các phản ứng có hại từ các gốc tự do

13Giảm nguy cơ ung thư

Đậu đỏ chứa các thành phần quan trọng làm giảm nguy cơ ung thư, bao gồm:

  • Saponin và lignans: giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
  • Chất chống oxy hóa: giúp loại bỏ các gốc tự do có khả năng gây ung thư.
  • Chất xơ: giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

Đậu đỏ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư

Đậu đỏ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư

14An thai, kích thích tuyến sữa

Đậu đỏ có chứa folate (vitamin B9). Đây là một loại vitamin rất quan trọng tham gia sản xuất DNA và phân chia tế bào. Do đó, đậu đỏ sẽ cung cấp lượng dưỡng chất đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Ngoài ra, đậu đỏ còn giúp tăng nồng độ prolactin, giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.

Bổ sung folate trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Bổ sung folate trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

15Chống loãng xương

Trong đậu đỏ có chứa hàm lượng cao những chất có hoạt tính sinh học như saponin và catechin. Hai chất này có tác dụng giúp ổn định mật độ xương từ đó hạn chế nguy cơ gây loãng xương. Ngoài ra, hàm lượng canxi và magie trong đậu đỏ đặc biệt giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. (Xem thêm các sản phẩm canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động).

Các thành phần có trong đậu đỏ giúp xương chắc khỏe ngăn ngừa loãng xương

Các thành phần có trong đậu đỏ giúp xương chắc khỏe ngăn ngừa loãng xương

16Tác hại khi lạm dụng đậu đỏ

Tác dụng phụ phổ biến của đậu đỏ là vấn đề đầy hơi, khó tiêu khi tiêu thụ quá nhiều đậu đỏ. Triệu chứng này không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho người dùng. Khi mới bắt đầu thêm đậu vào chế độ ăn, bạn nên tăng dần từ lượng đậu ít không nên ăn lần đầu với một lượng lớn.

Không nên ăn quá nhiều đậu đỏ để tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa

Không nên ăn quá nhiều đậu đỏ để tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa

17Những lưu ý khi sử dụng hạt đậu đỏ tại nhà

Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi dùng đậu đỏ:

  • Ngâm đậu qua đêm để rút ngắn thời gian nấu.
  • Nên luộc đậu ít nhất 10 phút (loại bỏ lectin).
  • Người có cơ địa dị ứng nên cẩn thận khi ăn đậu.
  • Đậu có thể gây đầy hơi, khó chịu trong đường ruột.

Lưu ý trong việc chế biến, nguy cơ dị ứng và tác dụng phụ mà đậu đỏ có thể đem lại

Lưu ý trong việc chế biến, nguy cơ dị ứng và tác dụng phụ mà đậu đỏ có thể đem lại

Bài viết đã cung cấp những lợi ích mà đậu đỏ đem lại cho sức khỏe, đi kèm là những tác hại khi chúng ta quá lạm dụng loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao này. Đừng quên chia sẻ thông tin bổ ích này đến người thân và bạn bè nhé!

3. Hà thủ ô trị bệnh gì?

Hà thủ ô uống có tác dụng gì? Theo Y Học Cổ Truyền thì hà thủ ô khi uống sẽ cảm thấy đắng chát. Tuy nhiên thảo dược này mang tính ấm và có tác dụng với can thận. Tuy nhiên chúng ta thường biết đến hà thủ ô là một dược liệu tốt cho mọc tóc và làm đen tóc.

3.1 Giải quyết các vấn đề khó tiêu

Khó tiêu là bệnh thường gặp khi hệ tiêu hóa không thể hoạt động hết công suất hoặc do chế độ sinh hoạt không hợp lý. Trong hà thủ ô có chứa thành phần mang tên Anthranoid giúp tăng mức độ nhu động của ruột. Nhờ đó mà khả thức ăn được chuyển hóa từ dạ dày đến ruột nhanh hơn.

Với chức năng này, bạn có thể dùng hạ thủ ô để trị cho các bệnh như kém tiêu hóa và táo bón. Tuy nhiên khi sử dụng vẫn cần có sự theo dõi và chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả an toàn cao nhất.

3.2 Bồi bổ thận

Phần nước sắc hà thủ ô có tác dụng khá tốt cho can thận. Bài thuốc này thường được sử dụng cho bệnh nhân âm hư, đau nhức gân cốt, mỡ máu tăng cao, tiểu đường... Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng công dụng này của hà thủ ô khó mà kiếm được trên loại thảo mộc khác.

3.3 Tốt cho hệ thần kinh

Trong thí nghiệm đã phát hiện Lexitin trong hà thủ ô có tác dụng làm tăng quá trình tái tạo hồng cầu cho cơ thể. Do vậy phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường hay khí hư có thể sử dụng để điều hòa. Ngoài ta các bệnh gầy gò, xanh xao hoặc thiếu máu cũng có thể sử dụng vị thuốc này để điều trị.

3.4 Làm giảm khả năng linh hoạt của trực khuẩn lao

Lao là căn bệnh sinh ra do sự phát triển của trực khuẩn lao. Để ức chế làm giảm khả năng phát triển của trực khuẩn này bạn có thể sử dụng nước sắc hà thủ ô. Hãy tham khảo thêm cách sử dụng hiệu quả từ bác sĩ hoặc dược sĩ để đạt được kết quả cao nhất.

3.5 Làm chậm và giảm đáng kể quá trình oxy hóa

Chống oxy hóa có tác dụng vô cùng lớn bảo vệ sự vận động cũng như sức khỏe. Đồng thời là ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong nghiên cứu với loại chuột, nước chiết ra từ hà thủ ô đỏ có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol mỗi liều dùng chỉ từ 1,5g/ml. Đồng thời cơ thể chuột thí nghiệm cũng được làm chậm lại quá trình oxy hóa diễn ra.

3.6 Giúp tóc mọc và đen từ chân

Hà thủ ô có công dụng gì cho tóc? Phần lớn người dùng tìm đến hà thủ ô đều là để điều trị vấn đề về mọc tóc hay tóc bạc sớm. Đặc biệt đối với loại hà thủ ô đỏ này thì công dụng bổ huyết gây tác động lớn đến vùng da đầu.

Cũng vì thế mà những người có nồng độ cholesterol cao nên sử dụng hà thủ ô để ổn định. Ngoài việc giảm nồng độ cholesterol hà thủ ô sẽ ngăn ngừa tình trạng rụng tóc bạc tóc. Đồng thời sau một thời gian sử dụng bạn có thể cảm nhận được tóc đen hơn và chắc khỏe hơn.

Theo nghiên cứu, đậu đen cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:

  • Calo
  • Chất đạm
  • Chất xơ
  • Chất đường
  • Selen
  • Chất béo
  • Các khoáng chất: Canxi, sắt, magie, kẽm, kali, photpho, natri, 
  • Carbohydrate
  • Thiamin
  • Kaempferol
  • Folate
  • Vitamin A, C, K B6
  • Saponin
  • Anthocyanin
  • Quercetin

Hiện nay, có 2 loại đậu đen được sử dụng phổ biến là đậu lòng trắng và đậu xanh lòng. Chúng đều có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe, đặc biệt là đậu đen xanh lòng.

15 công dụng của đậu đen cho sức khỏe

Đậu đen được dùng phổ biến nhờ tính mát, hương vị thơm ngon, bùi béo dễ ăn. Ngoài ra loại đậu này cũng mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe, bao gồm:

1. Giảm huyết áp

Đối với những người bị bệnh cao huyết áp thì việc giữ cho hàm lượng natri trong cơ thể ở mức thấp là rất quan trọng để duy trì được huyết áp bình thường. Đậu đen ngoài hàm lượng natri thấp còn chứa nguồn canxi, magiê và kali dồi dào. Những chất này đều có khả năng hỗ trợ làm giảm huyết áp và nhiệt độ trong cơ thể một cách tự nhiên.

công dụng của đậu đen
Đậu đen giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định

Trong dân gian có bài thuốc điều trị cao huyết áp từ đậu đen ngâm giấm như sau:

  • Chuẩn bị: 500g đậu đen xanh lòng và giấm ăn
  • Cách sử dụng: Rửa sạch đậu, phơi khô vỏ rồi cho vào bình thủy tinh. Thêm giấm vào sao cho ngập mặt đậu. Để nơi thoáng mát ngâm khoảng 2 tháng. Trong quá trình ngâm, hạt đậu có thể hút giấm nên thỉnh thoảng bạn nên cho thêm giấm vào sao cho đậu luôn ngập trong giấm sẽ không bị hư hỏng. Để ổn định huyết áp, mỗi ngày ăn 2 thìa.

2. Duy trì sức khỏe xương khớp, chữa đau lưng, đau nhức các khớp

Các thành phần photpho, canxi và protein đều là những vật liệu cần thiết để cơ thể xây dựng và duy trì cấu trúc xương. Ngoài ra, ăn đậu đen thường xuyên cũng cung cấp cho bạn nguồn sắt và kẽm phong phú nhằm cải thiện khả năng đàn hồi cũng như sức mạnh của xương khớp.

Thực tế, đậu đen còn được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng. Nếu đang gặp vấn đề này, bạn có thể dùng đậu đen theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị: Đậu đen, rượu trắng 35 – 40 độ
  • Cách dùng: Đậu đem ngâm trong nước khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước hoàn toàn, cho vào chảo sao thơm rồi tiến hành ngâm rượu. Cứ 1 kg đỗ đen bạn đem ngâm với 5 lít rượu trắng, để khoảng 4 – 5 tháng là dùng được. Mỗi lần uống 20ml x 1- 2 lần/ngày. Dùng trong bữa ăn.

3. Đậu đen chữa bệnh tiểu đường

Đậu đen có tác dụng gì với người bệnh tiểu đường? Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ chất xơ từ đỗ đen có thể giúp làm giảm đường huyết, lipid và cải thiện lượng insulin trong máu. Cứ ăn một cốc đậu đen nấu chín ( khoảng 172g) bạn đã dung nạp cho cơ thể khoảng 15g chất xơ.

Mẹo chữa bệnh tiểu đường bằng đậu đen như sau:

  • Cách 1: Dùng 300g đậu đen sao thơm rồi đem nấu với 2 lít nước sạch. Đun sôi khoảng 20 phút cho các chất trong đậu giải phóng hết ra nước. Uống nhiều lần trong ngày để đường huyết luôn được duy trì ở mức ổn định.
  • Cách 2: Uống 49 hạt đậu đen xanh lòng còn sống với nước lọc trước mỗi bữa ăn sáng khoảng nửa tiếng. Phương pháp này vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, vừa có công dụng cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

4. Phòng tránh bệnh tim mạch

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra nhiều tác dụng của đậu đen với sức khỏe tim mạch như:

  • Làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa mắc bệnh xơ vữa động mạch nhờ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin B6, kali dồi dào.
  • Thành phần folate trong đỗ đen giúp ức chế tổng hợp homocysteine – một chất làm hư hỏng mạch máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi tích lũy trong cơ thể quá nhiều.
  • Cùng với đó, hàm lượng phong phú các chất quercetin và saponin còn hoạt động như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên, giảm lipid, bảo vệ mạch máu và tim khỏi tác hại của cholesterol xấu.

Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời trên, bạn nên tăng cường bổ sung đậu đen trong chế độ ăn bằng cách uống nước đậu đen rang hàng ngày, ăn chè đậu đen hoặc thêm nó vào trong các món ăn hàng ngày.

5. Kích thích tiêu hóa, chống táo bón

Những công dụng của đậu đen đối với hệ tiêu hóa thể hiện khá rõ ràng. Với hàm lượng chất xơ vượt trội hơn hẳn so với các thực phẩm khác, đậu đen khi được tiêu thụ sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn có lợi trong ruột kết phát triển, đồng thời thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giúp hoạt động đi tiêu luôn được đều đặn.

tác dụng của đậu đen
Uống nước đậu đen giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Đông y có bài thuốc chữa táo bón từ đậu đen như sau: 

  • Chuẩn bị: 100g đỗ đen, 3 – 4 nhánh tỏi
  • Cách dùng: Đỗ đen rang chín, tỏi lột vỏ đập dập. Cả hai đem ninh nhừ, chắt nước uống vào mỗi sáng sớm trong nửa tháng liên tục. Nếu ăn được cả bã càng có tác dụng tốt.

6. Giải độc, phòng tránh bệnh ung thư

Ăn đậu đen chính là giải pháp phòng ngừa ung thư đơn giản. Sở dĩ đậu đen có được tác dụng này là nhờ một loại khoáng chất quý có tên Selenium. Chất này giúp cải thiện chức năng hoạt động của men gan, đào thải các chất độc hại mà nếu tích tụ nhiều trong cơ thể có thể khiến các tế bào ác tính có cơ hội phát triển.

Đối với những người đã bị ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng thì Selenium giúp ức chế sự phát triển của khối u, làm chậm lại quá trình di căn của các tế bào ác tính.

Bên cạnh đó, các hoạt chất Saponin và folate trong đậu đen còn có tác dụng sửa chữa những tổn hại trong DNA, ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Qua đó, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

7. Uống nước đậu đen làm đẹp da

Sở hữu hơn 10 loại axit amin thiết yếu, đậu đen giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa. Đồng thời, nó cũng kích thích sản xuất nhiều collagen có tác dụng chống chảy sệ, làm mờ nếp nhăn, giúp làn da có độ săn chắc và khả năng đàn hồi tốt hơn.

Chị em phụ nữ thường rỉ tai nhau bí quyết làm đẹp da bằng cách uống nước đậu đen hàng ngày. Ngoài ra có thể kết hợp dùng các món ăn được chế biến từ thực phẩm này thường xuyên để duy trì nét tươi trẻ của làn da, kéo dài tuổi xuân.

8. Chữa tóc bạc sớm, ngăn ngừa rụng tóc

Vitamin B6 và kẽm trong đậu đen là những thành phần quan trọng cho sức khỏe của mái tóc. Chúng kích thích các nang tóc phát triển, làm cho tóc mọc nhanh và đen mượt hơn.

Bên cạnh những cách dùng đậu đen thông thường, bạn có thể sử dụng thực phẩm này chữa tóc bạc sớm, rụng tóc nhiều theo cách sau:

  • Cách 1: Đậu đen sao thơm, tán bột pha với nước sôi uống thay trà hàng ngày. Mỗi ngày 1 ly
  • Cách 2: Lấy đỗ đen và hà thủ ô lượng bằng nhau. Cho cả hai vào chén chưng cách thủy trong vòng 2 tiếng. Ăn hết một lần.

9. Giảm cân

 Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì thí ắt hẳn cũng có ít nhiều nghe nói đến công dụng của đậu đen trong giảm cân. Thực phẩm này có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách bổ sung chất xơ đào thải bớt lượng chất béo dư thừa từ thức ăn nạp vào. Đồng thời khi ăn đậu đen, bạn cũng sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm bớt cảm giác thèm ăn.

Thêm vào đó, đậu đen cũng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị béo phì bởi nó giúp hỗ trợ giảm cân nhưng vẫn bổ sung đầy đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. 

10. Trị mất ngủ, đau đầu

Đậu đen ngâm rượu là bài thuốc chữa mất ngủ, đau đầu nổi tiếng trong Đông y. Bạn chỉ cần lấy đậu đen rang chín, cho vào bình thủy tinh đổ ngập rượu vào ngâm. Sau một tuần có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ.

đậu đen có tác dụng gì
Uống rượu ngâm đậu đen giúp chữa mất ngủ, đau đầu an toàn

Ngoài ra, có thể kết hợp dùng đậu đen rang nóng, cho vào bên trong vỏ gối và nằm gối đầu lên. Liệu pháp này có tác dụng kích thích lưu thông máu lên não, làm thư giãn thần kinh, giảm đau đầu, giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

11. Tác dụng của đậu đen với thận

Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu đen thuộc hành thủy có tác dụng dẫn thuốc về thận, giúp bổ thận. Qua đó cải thiện chức năng sinh lý cũng như các vấn đề khác về sức khỏe có liên quan đến thận.

ĐỌC NGAY: Bỏ túi cách chữa thận yếu bằng đậu đen hay và hiệu quả

12. Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Theo kinh nghiệm dân gian, người mắc bệnh gout uống mỗi ngày 2 ly nước đậu đen vào buổi sàng và buổi tối có tác dụng giảm sưng viêm tại khớp, tăng cường khả năng đào thải axit uric tại thận. 

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn rỉ tai nhau sử dụng món đậu đen hấp cách thủy với quả dừa đều đặn 3 lần mỗi tuần cũng có tác dụng tích cực trong việc đẩy lùi các triệu chứng bệnh.

13. Giải độc cho cơ thể

Đỗ đen cung cấp chất Molypdenum có tác dụng đào thải sulfites – một chất độc hại được tìm thấy trong các thực phẩm công nghiệp có thể gây đau đầu, rối loạn nhịp tim, mất tập trung.

14. Chống ngộ độc rượu, giải rượu

Đậu đen được xem là cứu cánh cho các đấng mày râu khi lỡ uống bia rượu quá đà. Thực phẩm này có khả năng giảm thiểu tác hại của cồn đối với cơ thể, giúp giải rượu nhanh khi bị say.

Để sử dụng, bạn lấy 1 nắm đậu xanh mang sắc nước đặc uống nhiều lần trong ngày. Khi nôn ra được thì đầu óc sẽ tỉnh táo hơn.

15. Chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu

Đối với những người bị bệnh trĩ ra máu, ăn đậu đen thường xuyên sẽ giúp dễ dàng đi cầu hơn, giảm sưng búi trĩ. Điều này sẽ giúp bớt đau và chảy máu khi đi ngoài.

đậu đen rang
Đậu đen được rang chín, tán bột trộn với mỡ lợn làm hoàn uống chữa bệnh trĩ ra máu

Cách sử dụng: 

Đậu đen xanh lòng đem tẩm nước sắc bồ kết, sao vàng. Khi đậu nguội, xát nhẹ để tẩy bỏ lớp vỏ đen bên ngoài. Tán đậu thành bột, trộn chung với nước mỡ lợn vo viên hoàn cỡ bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 30 viên. Nên dùng chung với nước gạo tần mễ để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng đậu đen

Có thể thấy, những công dụng của đậu đen mang lại rất hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên cần sử dụng thực phẩm này đúng cách để đạt được hiệu quả như ý. Dù sử dụng đậu đen theo bất kì cách nào thì bạn cũng cần chú ý:

  • Bệnh nhân có thể hàn, đang bị tiêu lỏng, tay chân lạnh, viêm loét hoành tá tràng, loét dạ dày hoặc bị dị ứng với đậu đen thì không nên dùng.
  • Thành phần phytate trong đỗ đen có thể gây ức chế khả năng hấp thụ các chất như canxi, sắt, kẽm. Vì vậy, không dùng đậu đen chung với các thực phẩm chứa nhiều chất trên. Người đang dùng các chế phẩm bổ sung canxi, sắt, kẽm cũng không nên ăn đậu đen.
  • Đậu đen chứa nhiều protein nên có thể gây khó tiêu, đầy bụng nếu ăn quá nhiều
  • Bạn có thể uống nước đậu đen hàng ngày nhưng không nên dùng thay thế hoàn toàn cho nước lọc. Mỗi ngày uống 1- 2 ly là đủ.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi các mẹ không nên cho con uống nước đậu đen
  • Đậu đen kỵ với các thực phẩm như sữa tươi, rau chân vịt, ngũ sâm… Tránh dùng chúng cùng lúc.
  • Tương tác thuốc: Đậu đen có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc tân dược. Hói ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng thực phẩm này thường xuyên trong thời gian đang được điều trị bệnh bằng thuốc.
  • Đậu đen chứa một loại đường phức tạp oligosaccharides, được gọi là galactans. Loại đường này không được cơ thể tiêu hóa, dễ dẫn đến đầy hơi và khó chịu ở ruột khi ăn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể ngâm đậu lâu hơn.

1. Gừng chứa gingerol, có đặc tính y học mạnh mẽ

Gừng có một lịch sử rất lâu đời, được sử dụng sớm ngay cả trong các bài thuốc y học cổ truyền. Nó được sử dụng để hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giúp chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.

Hương thơm và hương vị độc đáo của gừng đến từ các loại tinh dầu tự nhiên của nó, trong đó quan trọng nhất là gingerol. Gingerol là hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong gừng. Nó chịu trách nhiệm cho phần lớn các đặc tính y học của gừng. Theo nghiên cứu, gingerol có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Ví dụ, nó có thể giúp giảm stress oxy hóa, từ đó giảm lượng gốc tự do dư thừa trong cơ thể.

2. Gừng có thể điều trị nhiều dạng buồn nôn, đặc biệt là nôn nghén thai kỳ

Gừng dường như có hiệu quả cao trong việc chống buồn nôn. Nó có thể giúp giảm buồn nôn và nôn cho những người vừa trải qua một số loại phẫu thuật. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn liên quan đến hóa trị, tuy nhiên cần có các nghiên cứu lớn hơn trên người.

Gừng có thể hiệu quả nhất đối với cảm giác buồn nôn liên quan đến thai nghén, hay còn gọi là nôn nghén thai kỳ. Theo đánh giá của 12 nghiên cứu bao gồm tổng số 1.278 phụ nữ mang thai, 1,1–1,5 gam gừng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên, đánh giá này kết luận rằng gừng không có tác dụng đối với các cơn nôn mửa thực sự. Mặc dù gừng được coi là thực phẩm an toàn, hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng một lượng lớn nếu bạn đang mang thai. Phụ nữ mang thai gần chuyển dạ hoặc bị sảy thai nên tránh dùng gừng. Gừng được chống chỉ định với tiền sử chảy máu âm đạo và rối loạn đông máu

Tóm lại, chỉ cần 1–1,5 gam gừng có thể giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn với những nguyên nhân khác nhau, bao gồm buồn nôn liên quan đến hóa trị, buồn nôn sau phẫu thuật và ốm nghén.

3. Gừng có thể giúp giảm cân

Gừng có thể đóng một vai trò trong việc giảm cân, theo các nghiên cứu được thực hiện trên người và động vật. Một đánh giá tài liệu năm 2019 kết luận rằng việc bổ sung gừng làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, tỉ lệ eo-hông và tỷ lệ hông ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Một nghiên cứu năm 2016 trên 80 phụ nữ bị béo phì cho thấy gừng cũng có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và mức insulin trong máu. Mức insulin trong máu cao có liên quan đến béo phì. Những người tham gia nghiên cứu đã nhận được liều tương đối cao hàng ngày khoảng 2 gam bột gừng trong 12 tuần.

Một đánh giá tài liệu về thực phẩm chức năng năm 2019 cũng kết luận rằng gừng có tác dụng rất tích cực đối với bệnh béo phì và giảm cân. Tuy nhiên, các nghiên cứu bổ sung vẫn cần được thực hiện.

Các bằng chứng ủng hộ vai trò của gừng trong việc giúp ngăn ngừa béo phì mạnh hơn trong các nghiên cứu trên động vật. Chuột được cho uống nước gừng hoặc chiết xuất gừng liên tục thấy trọng lượng cơ thể giảm xuống, ngay cả trong những trường hợp chúng cũng được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo. Khả năng ảnh hưởng đến tác dụng giảm cân của gừng có thể liên quan đến một số cơ chế nhất định, chẳng hạn như khả năng giúp tăng số lượng calo bị đốt cháy hoặc giảm viêm.

Tóm lại, theo các nghiên cứu trên động vật và con người, gừng có thể giúp cải thiện các số đo liên quan đến cân nặng như trọng lượng cơ thể và tỷ lệ eo-hông.


Gừng có tác dụng trong việc hỗ trợ bạn giảm cân
Gừng có tác dụng trong việc hỗ trợ bạn giảm cân

4. Gừng có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm xương khớp

Viêm xương khớp là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Nó liên quan đến sự thoái hóa của các khớp trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như đau và cứng khớp. Một đánh giá tài liệu cho thấy những người sử dụng gừng để điều trị viêm khớp đã giảm đáng kể tình trạng đau và tàn tật. Chỉ quan sát thấy một số tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như không hài lòng với mùi vị của gừng. Tuy nhiên, mùi vị của gừng, cùng với chứng khó chịu ở dạ dày, vẫn khiến gần 22% số người ngừng tham gia nghiên cứu. Những người tham gia nghiên cứu nhận được từ 500 miligam (mg) đến 1 gam gừng mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 3 đến 12 tuần. Phần lớn trong số họ đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp gối.

Một nghiên cứu khác từ năm 2011 cho thấy rằng sự kết hợp của gừng, quế và dầu mè bôi tại chỗ có thể giúp giảm triệu chứng đau và độ cứng ở những người bị viêm khớp gối.

Tóm lại, hiện nay đã có một số nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.

5. Gừng có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch

Mặc dù lĩnh vực nghiên cứu này tương đối mới, nhưng nhiều nhà nghiên cứu tin rằng gừng có thể có đặc tính chống bệnh đái tháo đường mạnh mẽ. Trong một nghiên cứu năm 2015 với 41 người tham gia mắc bệnh đái tháo đường loại 2, 2 gam bột gừng mỗi ngày làm giảm 12% lượng đường trong máu lúc đói. Nó cũng cải thiện đáng kể nồng độ hemoglobin A1c (HbA1c), một chất phản ánh lượng đường trong máu dài hạn. HbA1c đã giảm 10% trong thời gian 12 tuần. Cũng có sự giảm 28% tỷ lệ Apolipoprotein B / Apolipoprotein A-I và giảm 23% malondialdehyde (MDA), một sản phẩm phụ của phản ứng stress oxy hóa. Tỷ lệ ApoB / ApoA-I cao và mức MDA cao đều là những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ. Mặc dù kết quả vô cùng ấn tượng, nhưng chúng cần được xác nhận trong các nghiên cứu lớn hơn trước khi đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.

Ngoài ra, một đánh giá tài liệu năm 2019 cũng kết luận rằng gừng làm giảm đáng kể HbA1c ở những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2. Tuy nhiên, người ta cũng thấy rằng gừng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu lúc đói.

Tóm lại, gừng đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác nhau ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

6. Gừng có thể giúp điều trị chứng khó tiêu mãn tính

Chứng khó tiêu mãn tính được đặc trưng bởi cơn đau tái phát và khó chịu ở phần trên của bụng. Người ta tin rằng việc làm rỗng dạ dày chậm trễ là nguyên nhân chính dẫn đến chứng khó tiêu. Điều thú vị là gừng đã được chứng minh là có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày.

Những người bị chứng khó tiêu chức năng, chứng khó tiêu mà không rõ nguyên nhân, đã được cho uống viên gừng hoặc giả dược trong một nghiên cứu nhỏ năm 2011. Một giờ sau, tất cả đều được cho ăn súp. Những người uống gừng phải mất 12,3 phút để dạ dày trống rỗng. trong khi đó, những người dùng giả dược mất khoảng 16,1 phút.

Những tác dụng này cũng đã được quan sát thấy ở những người không bị chứng khó tiêu. Trong một nghiên cứu năm 2008 của một số thành viên trong cùng nhóm nghiên cứu, 24 người khỏe mạnh được cho uống viên gừng hoặc giả dược. Tất cả họ đã được cho súp một giờ sau đó. Khác với giả dược, việc tiêu thụ gừng giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày một cách đáng kể. Mất khoảng 13,1 phút đối với người dùng gừng và 26,7 phút đối với người dùng giả dược.

Tóm lại, gừng dường như giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, có thể có lợi cho những người bị chứng khó tiêu và khó chịu liên quan đến dạ dày.

Note: HTML is not translated!
    tệ           tốt