Chữa bệnh tiểu đường tận gốc
27/07/2017
Tiểu đường - một căn bệnh do thừa lượng đường trong cơ thể đang là mối đe dọa cho chúng ta. Hiện nay số người bị bệnh tiểu đường đã lên đến con số đáng báo động, vậy nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì ?
I. Bệnh tiểu đường là gì ?
Không chỉ những người có gen di truyền từ người thân từng có lịch sử bệnh tiểu đường, những người thường xuyên dung nạp nhiều chất đường bột-glucose mà nay ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Sự tấn công của tiểu đường ngày càng đáng lo ngại hơn khi chúng để lại những biến chứng ác tính có thể gây chết người. Theo số liệu thống kê cho biết, tỷ lệ tử vong do tiểu đường gây ra cao ngang ngửa với tỷ lệ tử vong do ung thư, HIV và một số bệnh nan y khác.
Chính vì sự nguy hiểm của căn bệnh này, chúng ta cần có nền tảng kiến thức hiểu biết chắc chắn để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi sự xâm nhập của chúng. Do đó, ngay hôm nay hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân, căn cội của tiểu đường nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
II. Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì ?
Tiểu đường chủ yếu được phân ra làm 2 loại chính:- Loại 1: Do tụy không tiết ra chất Insulin hoặc tế bào không tiêu thụ được Insulin. Loại 1 thường rất hiếm gặp. Thông thường thì xảy ra ở trẻ em và những người trẻ.
- Loại 2: Do tiết giảm chất Insulin. Các bệnh nhân chủ yếu rơi vào loại 2 chiếm đến khoảng 90-95% số người mắc bệnh tiểu đường và chủ yếu gặp phải ở người cao tuổi và trung niên. Tuy nhiên tỷ lệ người dưới 30 mắc phải loại 2 cũng đang có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, những thói quen hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng chúng lại là nguyên nhân bệnh tiểu đường chủ yếu. Sau đây là những nguyên nhân gây bệnh:- Yếu tố di truyền từ người thân: Chủ yếu là do gen di truyền từ thế hệ trước trong gia đình.
- Ăn nhiều chất bột đường, nhất là gạo: Bạn có thể cắt giảm khẩu phần của gạo trắng hoặc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong bữa ăn hàng ngày.
- Ngủ không đủ giấc và có lối sống căng thẳng: Khi bị căng thẳng sẽ làm một số cơ quan chức năng trong cơ thể của bạn sẽ bị rối loạn, dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose gây gia tăng lượng đường
- Bỏ bữa ăn sáng: Người Việt chúng ta thường có thói quen bỏ bữa ăn sáng nhưng chính thói quen này dẫn đến việc đường huyết trong cơ thể sẽ giảm đột ngột và tạo ra phản xạ thèm ngọt. Nếu đáp ứng cơn thèm bằng việc dung nạp những món ngọt thì sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể khiến bạn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn tăng cao.
Bệnh tiểu đường thuộc loại bệnh mãn tính và có những biến chứng rất NGUY HIỂM
III. Các triệu chứng cơ bản của người bệnh tiểu đường:
Công ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo Cho biết: hiểu biết đúng đắn về các triệu chứng của bệnh tiểu đường, để nắm rõ được căn bệnh này và giúp các bác sĩ thực hiện phương án điều trị chính xác, và cải thiện cơ hội hồi phục của bệnh nhân, sau đây là những triệu chứng chính của bệnh tiểu đường.
1. Nước tiểu nhiều: Lượng đường trong máu càng cao, nước tiểu bài tiết càng nhiều, lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với người già và những người có bệnh thận, khi tăng đường huyết, lượng nước tiểu tăng lên không quá đáng kể .
2. Uống nước nhiều: Tiểu nhiều gây mất nước quá mức, xảy ra tình trạng thiếu nước trong các tế bào và kích thích hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến khát nước thường xuyên và uống nước nhiều. Uống nước nhiều sẽ càng làm cho lượng nước tăng lên nghiêm trọng.
3. Ăn nhiều hơn: Các tế bào mô ở những bệnh nhân tiểu đường thường lâm vào tình trạng, "đói", từ đó kích thích hệ thống thần kinh trung ương, gây ra cảm giác đói; Ngoài ra, cơ thể không thể lợi dụng trọn vẹn lượng đường glucose, lượng lớn đường glucose đã bài tiết theo nước tiểu, vì vậy cơ thể thực đang ở trong trạng thái nửa đói nửa no, thiếu năng lượng cũng gây ra chứng háu ăn.
4. Giảm cân: Với những bệnh nhân tiểu đường mặc dù cảm giác ngon miệng và lượng thức ăn tiêu thụ bình thường, hay thậm chí tăng lên, thì thể trọng vẫn giảm cân.
5. Mệt mỏi: Vì lượng glucose không thể hoàn toàn bị oxy hóa, do đó toàn thân cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ.
6. Thị lực giảm: Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường trong giai đoạn sớm khi điều trị đều kể các triệu chứng bệnh đa phần là thị lực giảm hoặc mắt mờ. Giai đoạn đầu nói chung chủ yếu là thay đổi phần lớn các chức năng, một khi đường huyết được kiểm soát tốt, thị lực có thể nhanh chóng trở lại bình thường.
7. Biến chứng: Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nhiều, bao gồm: nhiễm trùng da do tiểu đường, biến chứng bàn chân do tiểu đường, gastroparesis tiểu đường, bệnh cơ tim do tiểu đường, bệnh tim mạch do tiểu đường, bệnh thận do tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu do tiểu đường..v.v…
Nhiễm trùng vết thương lâu ngày không lành, phải cắt bỏ chi
Đục thủy tinh thể ở mắt làm mù mắt và các bệnh về mắt khác
Trụy tim và đột quỵ và các bệnh tim khác do tiểu đường gây ra
Các triệu chứng khác thường gặp
IV. 6 Cách phòng bệnh tiểu đường:
Trong bất kỳ trường hợp nào, với bất kỳ loại bệnh nào thì việc phòng ngừa vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng bậc nhất đặc biệt đối với bệnh tiểu đường, một trong những căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến, nguy hiểm với tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh khá cao thì việc tìm hiểu cụ thể về 5 cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả mang một ý nghĩa hết sức cần thiết.
Duy trì cân nặng hợp lý để phòng bệnh tiểu đường
Thừa cân, béo phì chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng con người trong đó có bệnh tiểu đường, chính vì vậy việc duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ là bện pháp vô cùng quan trọng giúp bạn phòng bệnh tiểu đường hiệu quả. Hãy thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ đảm bảo năng lượng hoạt động trong ngày, không nên ăn quá nhiều và hạn chế những thức ăn có nhiều dầu mỡ, tinh bột, chất ngọt khiến bạn dễ bị thừa cân, béo phì. Đồng thời cần phải tăng cường vận động cơ thể góp phần sản xuất insulin để xử lý lượng đường trong cơ thể và một trong những bài tập tốt nhất giúp bạn giảm cân, phòng bệnh tiểu đường được các bác sỹ chuyên ngành khuyến cáo là đi bộ mỗi ngày 30 phút, bạn có thể chọn leo cầu thang hoặc đi bộ nhịp nhanh kết hợp hít thở nhẹ nhàng đều mang lại tác dụng rất tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường nói riêng và bệnh tật nói chung đấy nhé.
Uống nhiều nước mỗi ngày để phòng bệnh tiểu đường
Việc uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ là biện pháp đầu tiên, tiên quyết giúp bạn phòng ngừa bệnh tật nói chung mà nó còn phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc phòng bệnh tiểu đườngmà bạn có thể áp dụng ngay đấy. Hãy uống ít nhất từ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày để có thể khỏe hơn, đẹp hơn và đặc biệt là phòng bệnh tiểu đường tốt hơn nhé, bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép trái cây nguyên chất, trà thảo dược, tuy nhiên nên hạn chế và tránh xa các loại nước ngọt có gas, nước trái cây đóng hộp vì nó chứa rất nhiều đường tổng hợp sẽ khiến bạn béo phì và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn nữa đấy.
Tạo cho mình một giấc ngủ ngon mỗi ngày
Một giấc ngủ ngon và sâu giấc đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng bệnh tiểu đường bởi thiếu ngủ có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do nó làm ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose dần dần gây nên bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, hãy sắp xếp thời gian biểu mỗi ngày thật hợp lý để có thể duy trì giấc ngủ điều độ ít nhất là 7-8 tiếng/ngày, đồng thời cần bổ sung những thực phẩm giúp bạn ngủ ngon, tạo không gian phòng ngủ thoáng đoãng, sạch sẽ để bạn có thể đi vào giác ngủ tốt hơn nhé. Ngủ ngon, điều độ cũng chính là biện pháp quan trọng giúp bạn khỏe hơn, đẹp hơn mỗi ngày nữa đấy.
Sử dụng những thực phẩm tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường
– Ngũ cốc thô: Để phát huy tác dụng phòng bệnh tiểu đường, mỗi ngày hãy ăn nhiều ngũ cốc thô như gạo lứt, kê, đậu, ngô, lúa mì (còn nguyên hạt, chưa bỏ vỏ) nhé. Ngoài ra, việc ăn nhiều ngũ cốc thô còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, huyết áp cao, đột quỵ và duy trì vẻ đẹp của thân hình nữa đấy;
– Cà phê: Không chỉ là thực phẩm giúp bạn có được sự tỉnh táo, minh mẫn cần thiết, cà phê còn có công dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường hết sức hiệu quả, hãy sử dụng từ 1-2 ly cà phê mỗi ngày nhằm giúp tăng cường và nâng cao khả năng trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời trong cà phê cũng rất dồi dào kali, magie, chất chống oxi hóa nên giúp tế bào hấp thụ đường tốt;
– Giấm: Trong thực phẩm này có chứa axit axetic nên có thể khử hoạt tính một số enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa carbonhydrate chính vì vậy nó có tác dụng hạ đường huyết rất tốt nhờ vậy phát huy công dụng phòng bệnh tiểu đường hiệu quả. Hãy ăn từ 1-2 thìa giấm trước mỗi bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là trước khi bạn thưởng thức những món ăn giàu tinh bột (carbonhydrate), trường hợp bạn khó có thể ăn trực tiếp giấm vì mùi vị khó chịu, hãy sử dụng nó làm nguyên liệu cho các món salad ăn kèm nhé;
– Rau xanh: Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày là cách đơn giản nhất để phòng bệnh tiểu đường hiệu quả, hãy sử dụng rau xanh làm nguyên liệu chế biến nên những bữa ăn lành mạnh cho chính mình và gia đình nhé. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.
- Gạo lức ,muối mè:
Gạo lứt tím than
A. Chống ung thư ruột kết.
Gạo lứt có chứa selen một loại chất đã được chứng minh là có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Hàm lượng chất xơ cao hơn 80% gạo thường có trong gạo lứt tốt cho tiêu hóa và kết quả là nó giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư ruột kết.
B. Giảm cholesterol hay nhiễn mỡ trong máu.
Dầu có trong cám của gạo lứt được biết đến với tác dụng làm giảm cholesterol. Bên cạnh đó, chất xơ trong gạo nâu cũng có tác dụng làm giảm cholesterol LDL, theo khoa học gạo lứt có màu càng đậm (màu đen, màu tím đen) thì càng có nhiều chất làm giảm cholesterol.
C. Ngăn ngừa bệnh tim.
Hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Temple (Mỹ) đã phát hiện ra, ăn gạo lứt có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch, qua đó giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim.
D. Không tăng cân hoặc giảm cân.
Chất xơ có trong gạo lứt giúp kiểm soát lượng kalo và làm ta thấy no lâu hơn. Một cuộc nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy, phụ nữ ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ như gạo nâu sẽ giúp cơ thể kiểm soát được trọng lượng.
Thường thì tuy vào cường độ làm việc mà có chế độ ăn gạo lứt tím than nhiều hay ít, lời khuyên là mổi ngày ăm năm chén cơm gạo lứt.
E. Ngăn ngừa táo bón do giàu chất xơ.
Do hàm lượng chất xơ cao nêu gạo lứt tím than rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru,” qua đó giúp ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu.
F. Kiểm soát lượng đường trong máu.
Chất xơ trong gạo lứt tím than cũng có những tác động tích cực đến việc kiểm soát bệnh đái đường type 2. Gạo lứt nguyên phôi nảy mầm vibigaba có tác dụng kìm hãm đường huyết rất tốt.
G. Tăng cường “sức khỏe” của xương.