Gai cột sống và phương pháp điều trị tận gốc

1. Nguyên nhân của bệnh gai cột sống: - Gai đốt sống ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, còn nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp đầy đủ. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra.

Biểu hiện rõ nhất của bệnh gai đốt sống lưng là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Đôi khi cũng có những cơn đau cấp tính khiến người bệnh cảm thấy nhói buốt, lan sang các vùng khác như  đau vai, thần kinh tọa, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.
- Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải uống thuốc sau khi ăn. Căn cứ tình trạng bệnh tật, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định phẫu thuật thích hợp.
- Gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh của cột sống, vị trí hay gặp là vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Người bị gai cột sống có thể không có biểu hiện gì, cũng có thể đau mạn tính, thỉnh thoảng có những đợt đau cấp. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, gai đôi còn thúc đẩy thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải cứ người bị gai đôi và bị đau lưng là bị thoát vị đĩa đệm.

- Khi được chẩn đoán gai đôi cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt gai. Nhưng thực tế, việc điều trị bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, chỉ phẫu thuật khi có biểu hiện chèn ép thần kinh, tổn thương khác trong ống tủy. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ, hoặc kết hợp dùng một số dụng cụ nâng đỡ như áo nẹp lưng... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu.
Người bệnh cần phải chú ý tập thể dục đều đặn nhưng cần tránh những môn tập nặng, bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như nhảy cao, nhảy dây... mà nên tập các môn thể thao nhẹ như bơi lội, aerobic, yoga... để giúp giảm sức nặng của cơ thể lên cột sống. Nếu bạn bị gai đôi xương cụt và thắt lưng thì khi tập aerobic không nên tập các động tác xoay, vặn, cúi vì sẽ làm đau nhiều hơn. Về chế độ ăn uống, cần hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả, uống sữa, giữ cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu cho rằng, nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu. 

 
2. Các phương pháp điều trị gai đốt sống ngày nay :
- Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
- Việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.
- Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm khớp, chườm nước đá v.v...
- Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp.
Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ. Dùng lâu, steroid có thể đưa tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể.
Xin lưu ý là, hiện nay tại Việt Nam, có nhiều thuốc chống đau nhập cảnh hoặc sản xuất tại chỗ gọi là đông dược mà lại có pha thêm steroid. Tác dụng chống viêm sẽ mau hơn nhưng tác dụng phụ có hại cũng rất nhiều. Bộ y tế Việt Nam đã nhiều lần báo động dân chúng về vấn đề này.
>>Mọi thắc mắc nhấp vào đây để được tư vấn trực tiếpmiễn phí với Chuyên gia điều trị bệnh xương khớp của công ty! Đặt lịch hẹn khámtrực tuyến để được miễn chi phí đăng ký !
- Vi phẫu thuật được chỉ định Gai cột sống có thể được cắt bỏ. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.
Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật
Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.
Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.
3. Phương pháp phòng bệnh :
- Bổ sung canxi hang ngày là phương pháp phòng bệnh gai cột sống hữu hiệu nhất. Nếu bổ sung bằng đường uống từ các loại canxi tổng hợp từ hóa chất phải được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi trong thực phẩm không ảnh hưởng đến bệnh, không làm gai mọc nhiều hơn. Canxi là một nguyên tố quan trọng cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi.
- Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra, các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.
- Lối sống cũng góp phần quan trọng để phòng ngừa gai cột sống và loãng xương. Vì vậy, nên thường xuyên vận động để tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Trong cuộc sống hàng ngày không nên đứng, ngồi quá lâu, không mang vác, bưng bê các vật quá nặng. Cần đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.
- Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải uống thuốc sau khi ăn. Căn cứ tình trạng bệnh tật, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định phẫu thuật thích hợp.
 4. Biến chứng của bệnh gia cột sống:
- Gai cột sống nếu để lâu ngày không được chữa trị có thể gây nên biến chứng: nếu nhẹ thì gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh; nếu nặng có thể gây nên hiện tượng chèn ép thần kinh làm đau dây thần kinh liên sườn (gai cột sống lưng), đau thần kinh tọa (gai cột sống thắt lưng). Đau dây thần kinh liên sườn rất dễ làm cho người bệnh hiểu nhầm là bệnh về hô hấp hoặc tim mạch. Đau dây thần kinh tọa có thể làm cho người bệnh đi lại khó khăn, teo cơ (bắp chân), rối loạn tiểu tiện thậm chí bị tàn phế. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp cho sự hình thành gai cột sống, bệnh nhân (BN) sẽ có rối loạn đại tiểu tiện (đại, tiểu tiện không tự chủ), mất cảm giác và còn nhiều bệnh khác liên quan đến các bộ phận trên cơ thể.Biến chứng tệ nhất là dẫn đến liệt,sơ cứng và tử vong do các biến chứng gây ra.

5. Kết luận
Có rất nhiều nguyên nhân chính gây ra gai cột sốngGai đốt sống cổ điều cần làm khi phát hiện những cơn đau là phải nhanh chóng đến trung tâm chuyên khoa xương khớp để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh để được bác sĩ chọn hướng điều trị thích hợp chứ không nên sử dụng các phương pháp chữa trị chủ quan và thiếu khoa học tránh khiến bệnh tình chuyển biến xấu.
- Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải uống thuốc sau khi ăn. Căn cứ tình trạng bệnh tật, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Hãy liên lạc ngay với chuyên gia về ngành điều trị gai cột sống để có phương pháp điều trị tận gốc,dứt điểm không để tái phát và để lại di chứng đáng tiếc về sau. Đường dây nóng:

 
Bệnh viện thông minh.com chìa khóa vàng cho sức khỏe và bệnh tật lâu ngày của bạn. Đừng phí thời gian và công sức đi tìm những cái ngọn. Mà hãy đi tìm phương pháp chữa tận gốc vì mất sức khỏe bạn sẽ mất tất cả, kể cả mạng sống. chúng tôi sẽ giúp bạn được như ý.