Hướng Dẫn Mẹ Cách Làm Bột Dinh Dưỡng Tăng Cân Cho Bé và người lớn
http://www.benhvienthongminh.com
Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm
Bước qua tháng thứ 6, bé cần dinh dưỡng nhiều hơn ngoài nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ cần chuẩn bị món ăn dặm thật bổ dưỡng cho bé, đặc biệt là bột ngũ cốc. Bệnh viện thông minh sẽ mách bạn cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm thay thế cho sữa mẹ và các loại sữa từ động vật không tốt cho sức khỏe bằng sữa ngũ cốc bồi bổ nguyên khí và là dinh dưỡng cần thiết cho Lục Phủ ngũ Tạng trong cơ thể. Sữa động vật có nhiều tác hại, các mẹ nên siêng năng cho bé ăn ngũ cốc tốt hơn nhé.
Lựa chọn nguyên liệu cho bột ngũ cốc ăn dặm của bé
Các loại đậu và các hạt dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu của mẹ khi chọn nguyên liệu làm bột ngũ cốc cho bé. Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng… chứa hàm lượng Vitamin, đạm và khoáng chất dồi dào, lại chứa nhiều chất xơ, vừa bổ sung dinh dưỡng cho bé, vừa giúp cơ thể bé chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung các loại bột gạo như nếp, gạo lứt hoặc bột yến mạch vì cơ thể bé vẫn cần một lượng tinh bột nhất định để tăng trưởng tốt hơn.
Mẹ có thể cho thêm mè để tăng thêm chất dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn.
Lưu ý: Các loại nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ lưỡng để tránh bị mốc, hư; nên mua đậu mới và luôn mua nguyên liệu ở những cửa hàng uy tín.
Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm
Cách làm bột ngũ cốc ăn dặm khá đơn giản. Mẹ chỉ cần rang chín các loại đậu, yến mạch và mè, sau đó nghiền mịn bằng máy xay sinh tố công suất lớn hoặc đem đến các cửa hàng chuyên xay xát thực phẩm để xay đậu thành bột mịn.
Lưu ý:
- Không nên rang các loại đậu cùng lúc mà phải chia ra từng loại đậu khác nhau, vì mỗi loại đậu sẽ có thời gian chín không đồng đều. Rang cùng lúc các loại đậu sẽ dễ khiến cho một số loại đậu chín sớm và cháy trong khi số khác vẫn còn sống.
- Nên chọn lựa cơ sở xay xát ngũ cốc thật sạch sẽ và uy tín để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Gợi ý các món ăn từ bột ngũ cốc
Cháo ngũ cốc: Trộn đều bột ngũ cốc và bột gạo theo tỷ lệ 1:1, sau đó nấu chín với một ít nước, nêm một ít nước mắm hoặc muối và dầu mè. Món ăn này có thể làm bữa ăn xế cho bé.
Chè ngũ cốc: Dùng khoảng 2 muỗng canh ngũ cốc, 1 thìa cà phê đường và một ít nước sôi để nguội, trộn đều hỗn hợp trên cho đến khi đạt được độ sánh mịn rồi bón cho bé ăn.
Sữa ngũ cốc: Làm tương tự như với món chè ngũ cốc, khi bột sánh mịn, cho vào hỗn hợp một ít nước nóng và khuấy đều tay. Cho thêm đường nếu cần thiết, sau đó cho bé uống.
Hi vọng với những gợi ý của chúng tôi, bố mẹ sẽ tự tay làm được bột ngũ cốc cho bé ăn dặm và chế biến những món ăn ngon từ bột ngũ cốc.
Bột ngũ cốc mẹ tự làm
- Ngũ cốc với gần 300 loại khác nhau đã được xác nhận là nguồn dinh dưỡng (chất xơ, chất béo có lợi, protein, vitamin và khoáng chất) và năng lượng dồi dào cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác (lợi tiêu hóa, chống oxy hóa...). Nó rất thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của các bé tuổi ăn dặm.
- Tuy nhiên, để đảm bảo cung ứng nhu cầu dinh dưỡng rất cao của các bé, ba mẹ cần lưu ý về cách chế biến để tránh làm mất đi những chất dinh dưỡng quan trọng, đồng thời kết hợp thêm nguồn protein và chất béo từ động vật để tăng cường dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Ngũ cốc gồm những loại nào và mang lại lợi ích gì cho bé?
Chúng ta thường nghe và nói về ngũ cốc nhưng có thực sự biết chúng gồm những loại nào và lợi ích của nó đối với cơ thể? Cùng Bách hóa Xanh tìm hiểu thêm nhé!
1Mè
Trong hạt mè (vừng) có chứa nhiều dưỡng chất như: protein (đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất bột đường), calo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt và các vitamin (như B1, B2, niacin...).
Ngoài ra trong hạt mè còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... Và đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất lớn, đứng hàng đầu trong các thực phẩm (100 g mè đen chứa tới 5.14 mg vitamin E).
Trẻ nhỏ ăn mè hay dùng dầu chiết xuất từ hạt mè mang lại nhiều ích lợi:
- Nhận được đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu cho cơ thể, cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển.
- Nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu: nhờ lượng chất xơ cao có trong hạt mè giúp ruột hoạt động tốt hơn và có ích cho quá trình bài tiết chất thải.
- Cung cấp canxi, photpho và sắt: là những chất các bé thường thiếu và cơ thể khó tổng hợp.
- Tăng cường hệ miễn dịch và lưu thông máu tốt nhờ hoạt động của vitamin E.
2Gạo nếp
Gạo nếp là 1 thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, trong đó thì nếp cẩm xếp hàng đầu, được xem như 1 siêu thực phẩm xét ở góc độ dinh dưỡng. 1 thìa gạo nếp cẩm chứa 1 lượng đáng kể vitamin E, chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa.
Người ốm ăn cháo gạo nếp nhanh phục hồi sức khỏe, phụ nữ sau sinh ăn gạo nếp để tăng tiết sữa...Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, gạo nếp lại gây chứng khó tiêu (vì chứa nhiều amilopectin - chất tạo độ dẻo của gạo), vì vậy mà nên hạn chế dùng gạo nếp cho các bé.
3Gạo tẻ
Là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, chất protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E), ít chất sắt, kẽm và nhiều chất khoáng (Magie, Photpho, Kali, Canxi).
Với trẻ nhỏ, gạo có lợi cho hồng cầu và enzym (nhờ chất sắt), chống oxy hóa trong máu và hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của tế bào (nhờ kẽm), giúp xương và răng phát triển (nhờ phopho và canxi), tổng hợp protein và hỗ trợ hoạt động enzym (nhờ kali), giữ cân bằng chất lỏng cơ thể và hoạt động bình thường của hệ thần kinh cùng bắp thịt (nhờ muối).
Gạo nguyên cám hay gạo lứt sẽ giữ được những thành phần dinh dưỡng quý giá trong gạo tốt hơn so với gạo trắng. Trẻ nhỏ nên được bổ sung gạo lứt vào thực đơn ăn uống.
Dù khá nhiều dinh dưỡng nhưng nó không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nên dùng gạo cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm khác.
4Lúa mì
- Carbonhydrate là thành phần dinh dưỡng chính của lúa mì, nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể ảnh hưởng tăng nồng độ đường trong máu.
- Trong lúa mì chứa phần lớn chất xơ không hòa tan (1 số làm thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột) và ít chất xơ hòa tan.
- Nó chứa 1 lượng protein vừa phải.
- Và các vitamin và khoáng chất: selen, mangan, đồng, photpho, folate.
Với trẻ nhỏ, lúa mì được xem như nguồn cung cấp carbonhydrate và vitamin dồi dào, đáng tin cậy. Lượng chất xơ lớn trong lúa mì khiến nó trở thành "thuốc nhuận tràng tự nhiên" cho các bé. Lúa mì cũng dễ tiêu hóa tránh được tình trạng đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng đến tinh thần và vận động của trẻ.
Lúa mì nguyên cám sẽ tốt hơn lúa mì trắng.
5Các loại đậu
Đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan,... đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho con người, kể cả trẻ nhỏ. Cũng vì thế mà nhiều người có chế độ ăn chay trường có thể bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhờ các thực phẩm chế biến từ các loại đậu.
Trong đậu chứa lượng protein dồi dào, rất ít chất béo, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, các vitamin (A, B, C...) và các khoáng chất thiết yếu (canxi, sắt, kẽm...) đều rất có lợi cho trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi phát triển.
Ăn các loại đậu nguyên hạt sẽ tốt hơn cho bé so với đậu tách vỏ vì thành phần chất xơ và nhiều dưỡng chất khác tồn tại trong vỏ của chúng.
Trẻ nhỏ thường xuyên ăn các loại đậu hay ngũ cốc khác sẽ được bổ sung năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, giúp cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt, giảm tình trạng béo phì nhưng lại tăng cân tốt, ngăn ngừa nhiều bệnh tật như ung thư, tiểu đường (trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường), tim mạch...
6Ngũ cốc chỉ có các loại trên?
Trong cách hiểu của các dân tộc chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa thì khái niệm về ngũ cốc không hoàn toàn giống nhau.
Về sau này, ngũ cốc được hiểu là tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực (như lúa mì, yến mạch, đại mạch,...).
Như vậy, nói là ngũ cốc nhưng thực tế có tới gần 300 loại khác nhau nên không lạ khi nhiều người có nhiều cách liệt kê khác nhau về ngũ cốc. Nhưng chung quy người ta khái quát được, ngũ cốc là nguồn thực phẩm lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe cho con người.
Có 2 nhóm sữa hạt gồm:
- Sữa có nguồn gốc từ các loại khoai, hạt hạnh nhân, mắc ca, ...
- Sữa làm từ ngũ cốc như yến mạch, các loại đỗ.
Ngoài giải khát, các loại sữa thực vật còn được dùng để làm kem, sữa chua, phô mai thuần chay và đặc biệt là chế thành món đồ uống bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, giúp tăng cân an toàn, không gây rối loạn tiêu hóa.
Lợi ích của sữa hạt cho trẻ biếng ăn, thấp còi
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị sụt cân như
- Lây bệnh truyền nhiễm (tay chân miệng, thủy đậu,..).
- Nhiệt độ môi trường quá nóng/lạnh.
- Nghèo, không đủ tiền mua thực phẩm.
- Nhiễm ký sinh trùng giun, sán.
- Không hợp khẩu vị thức ăn.
- Sữa công thức.
Tuy nhiên, những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh không tăng cân, hoặc bị táo bón, tiêu chảy, sốt, ho phần lớn là do cách chăm sóc của cha mẹ khiến trẻ bị nhiễm âm. Trước kia, dù khí hậu có ra sao thì chỉ cần cho trẻ mặc đồ mỏng là đủ giữ ấm thân nhiệt ở 37 độ C. Ngày nay, dù nhiệt độ bên ngoài có cao tới mấy, thân nhiệt của trẻ chưa đạt 36 độ C, thậm chí chỉ 35 độ C. Trẻ bị nhiễm bệnh trong khi hệ thống sức đề kháng chưa hoàn thiện có nguyên do chính là nhiễm lạnh cơ thể. Tăng dương khí cho cơ thể cả trong lẫn ngoài bằng các công thức làm sữa hạt là biện pháp rất cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng sức đề kháng miễn dịch, không bị rối loạn tiêu hóa. cách tốt nhất là sữa các loại hạt sau đây
- Các loại hạt, đậu dương hơn rau củ quả.
- Thực phẩm có hình thu lại thì dương, trương nở thì âm.
- Thực phẩm càng nhiều nước càng âm.
Tuy có hàm lượng đạm thấp hơn sữa bò (đạm trong 75ml sữa hạt = 50ml sữa bò), nhưng sữa hạt rõ ràng vừa bổ sung dưỡng chất cần thiết như:
- Cung cấp Gluxid/Carbonhydrat, vitamin D, nhóm B (B1, B2, B6, B12, PP), protein.
- Chất xơ không hòa tan hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón ở trẻ.
- Chất xơ hòa tan tăng lợi khuẩn đường ruột, chống viêm nhiễm, kiểm soát cân nặng.
- No lâu, không lo đói.
Thời điểm nào trẻ có thể uống sữa thực vật
Mẹ có thể chế biến công thức làm sữa hạt (không đường) cho trẻ 6 tháng tuổi kèm với thực đơn ăn dặm. Với những bé trên 1 tuổi, tránh dùng đường cát trắng tinh luyện, mẹ nên dùng
- Mạch nha (đặc sản Mộ Đức) ngọt thanh, ăn không gây khé cổ, trẻ ăn không nóng, chữa ho, đau dạ dày, bảo quản lâu mà vẫn giữ mùi vị.
- Đường phèn (băng đường) làm từ mía, củ cải đường. Theo Đông Y, đường phèn vị ngọt dịu tính bình bổ tỳ, phế, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt.
- Đường phổi (đặc sản Quảng Ngãi) làm từ mật mía vị thanh, không quá ngọt.
- Đường thốt nốt chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất cao gấp 60 lần so với đường cát; kích thích enzym tiêu hóa trong dạ dày, tẩy sạch đường ruột.
Sữa công thức dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Với 2 lần xử lý nhiệt, đạm tự nhiên sẽ chuyển thành đạm biến tính. Không dễ dàng xử lý vấn đề này trong quá trình sản xuất khi không có sẵn nguồn sữa tươi nguyên liệu, chỉ mua sữa bột xử lý 1 lần để tiết kiệm chi phí. Những loại đạm biến tính này khó tiêu hóa hết tại ruột non, và trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn có hại tại ruột già giúp chúng sinh sôi và làm rối loạn hệ vi khuẩn.Trẻ sẽ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khóa tiêu, táo bón, đau thắt vùng bụng.
Công thức làm sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng giúp con tăng cân
Cách chọn nguyên liệu làm sữa hạt
Hiện trên thị trường, ngô bắp và đậu nành chủ yếu là thực phẩm biến đổi gen (GMO) nên mẹ cần chú ý không nên mua về làm sữa. Các loại đậu nên mua ở những nơi canh tác hữu cơ, không thuốc trừ sâu, phân bón; hạt nên mua theo mùa thu hoạch; yến mạch chọn loại hạt dày, cán nguyên. Các loại gia vị như tinh dầu vani, bột quế có thể thay bằng lá dứa. Mẹ nên ngâm đậu hạt từ 8-22 tiếng trước khi chế biến để:
- Trung hòa các chất độc trong ruột, giữ sạch đại tràng.
- Phá vỡ gluten giúp tiêu hóa dễ dàng.
- Trung hòa các chất ức chế enzym.
- Tăng lượng vitamin nhóm B.
- Kích thích tạo enzym có lợi.
- Loại bỏ acid phytic, tannin.
Cách chọn máy xay
Máy dung tích 1,5 lít, công suất 500W trở lên, có thể xay được đá cục chế biến nhiều loại sữa hạt khác nhau đạt được độ sánh, nhuyễn, mịn.
Thời gian làm và bảo quản sữa hạt
Sau công đoạn tốn nhiều thời gian nhất là ngâm, thời gian làm sữa hạt chỉ mất 30 phút - 1 tiếng. Sữa bảo quản trong chai thủy tinh hoặc nhựa BPA chịu nhiệt (giúp không biến chất, kết độc nếu nhiệt độ quá nóng/lạnh) cất ngăn mát tủ lạnh được 2-3 ngày.
19 công thức làm sữa hạt ngon lạ miệng không gây rối loạn tiêu hóa
1. Sữa hạt sen cho bé có tác dụng kích thích ăn ngon, chữa tiêu chảy kéo dài, gầy yếu biếng ăn, ngủ ngon. Trung bình 100g hạt sen tươi cung cấp 19g protein chất lượng cao, 2g mỡ, 350calo, 68mg carconhydrat và khoáng chất (natri, kali, canxi, phốt pho).
3. Công thức làm sữa hạt sen, khoai lang mật có vị ngọt bùi, thơm thơm, dễ uống, giúp bé an giấc ngủ ngon đúng giờ không quấy mẹ.
4. Cách làm sữa yến mạch bổ dưỡng nhiều chất xơ, tốt cho trí não, tăng khả năng ghi nhớ. Bé bắt đầu tập uống thì mẹ nên tham khảo công thức làm sữa hạt kiểu này vì vị không nồng lại dễ uống.
5. Cách làm sữa bắp nếp, lê thơm ngọt. Vì bắp Mỹ đều là GMO, mẹ cảnh giác nên mua bắp Việt Nam tuy không ngọt nước nhưng có thể thêm lê và nước cốt dừa.
6. Sữa hạt kê vàng, hạt sen chứa nhiều vitamin B1, B2, A, E, protein, khoáng chất (canxi, phốt pho, mangan, sắt), lecithine bồi bổ trí não, acid glutanic giúp tăng trí nhớ, acid amin chống nấm da, lợi tiểu, khó tiêu, chữa tiêu chảy hiệu quả.
7. Sữa đậu đỏ, hạt càng lớn dương càng cao. Mẹ lưu ý nên ngâm và đãi vỏ, đừng pha trộn nhiều nguyên liệu khác nhau khi không chắc hỗn hợp có tốt cho tiêu hóa của trẻ.
8. Sữa mè đen, hạt sen có tác dụng hữu hiệu cho đường tiêu hóa, giúp nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu lâu ngày.
9. Sữa hạt điều cực giàu khoáng chất. Trong 100g hạt điều có chứa 19mg riboflavin, 63mg thiamin, 46mg canxi, 2mg niacin, 428mg carbohydrate, 19g protein, 48g chất béo và 578 calo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ như: bảo vệ tim mạch, tăng cân, duy trì nướu răng khỏe mạnh, xây dựng cơ xương khớp và mạch máu.
10. Công thức làm sữa đậu xanh, bột sắn dây, mắc ca thơm thơm béo ngậy.
11. Cách làm sữa khoai sọ, hạt điều, mắc ca dễ uống, giúp con tăng cân an toàn.
12. Sữa hạt sen, bắp nếp, hạt bí bùi bùi, béo béo.
13. Sữa hạnh nhân nhiều dinh dưỡng, giúp bé tăng cân mau lớn.
14. Sữa đậu đỏ, hướng dương có thể thêm đường phổi cho dễ uống.
15. Cách làm sữa khoai từ, mè trắng giàu tinh bột, protein, arginin, lipid, muối vô cơ, vitamin (B1, B2), acid nicotinic, acid ascorbic, caroten cung cấp niêm dịch tăng sức đề kháng, tránh lắng cặn lipid ở hệ động mạch, cung cấp enzym tiêu hóa thúc đẩy phân giải protein và tinh bột, giải độc, tránh béo phì.
16. Cách chế biến sữa đậu phộng, mè trắng có vị ngọt, không độc, tính bình và bồi bổ hoàn chỉnh chức năng tiêu hóa.
17. Sữa hạt kê, nước cốt dừa thơm ngậy.
18. Sữa bắp nếp, mít nhiều chất xơ, ngừa táo bón, đi tiêu dễ dàng.
19. Cách làm sữa khoai tím, mè trắng, mắc ca giàu tinh bột, nhiều protein, canxi, kẽm, sắt, vitamin cần thiết cho sức khỏe.
Những công thức làm sữa hạt trên đây giúp trẻ thêm ngon miệng, tăng cân an toàn bên cạnh chế độ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng và nguồn sữa công thức đảm bảo chất lượng.
Với gần 300 ngũ cốc các loại, sẽ không khó để chọn lựa 1 số để đưa chúng vào thực đơn dinh dưỡng cho các bé, và cả gia đình. Đừng bỏ quên ngũ cốc - nguồn thực phẩm quý giá hàng đầu tự nhiên ban tặng cho con người nhé!
- Tai biến mạch máu não và cách chữa hiệu quả16
- Chữa bệnh ung thư vú27
- 19 Nhóm Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Nam Giới105
- HƠN 3000 NGƯỜI KHỎI BỆNH MẤT NGỦ NHỜ LIỆU PHÁP AN DƯỢC60
- Các thực phẩm kỵ và cần dùng cho người bệnh phổi110
- Thực phẩm tốt cho xương khớp có sẳn trong nhà bếp235
- 12 lời khuyên giúp bạn tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng “ăn mòn” bản thân: Thực hiên ngay để ngày mới không còn mệt mỏi, suy tư389