Ngũ hành ứng với 5 ngón tay trên cơ thể

Chẳng bao giờ để ý đến những hình bán nguyệt trên móng tay nhưng không ngờ chúng lại có liên quan đến sức khỏe nhiều như vậy.



Tên gọi:

Các đường kinh ở mặt trên bàn tay, chân được gọi là các đường Ngũ Bội, đồng thời được đánh số theo từng ngón tay, bắt đầu từ ngón tay cái, và vì thế chúng ta có:

Ngũ bội 1 (NB1): ngón tay cái (ngón 1)

Ngũ bội 2 (NB2): ngón tay trỏ (ngón 2)

Ngũ bội  3 (NB3): ngón tay giữa (ngón 3)

Ngũ bội 4 (NB4): ngón tay áp út (ngón 4)

Ngũ bội 5 (NB5): ngón tay út (ngón 5)

Các ngón chân cũng theo cách sắp xếp như trên.

Và được gọi là Ngũ bội 1 Tay (NBT 1), Ngũ bội 2 Tay (NBT 2), Ngũ bội 1 Chân (NBC 1), Ngũ bội 2 Chân (NBC 2)….



Các đường kinh ở mặt trong lòng bàn tay, bàn chân được gọi là các dương Tam Tinh và cũng được đánh số theo thứ tự bắt đầu từ ngón tay hoặc chân cái (ngón 1) và có tên gọi là Tam Tinh 1 tay, Tam tinh 2 Tay, Tam tinh 1 Chân, Tam tinh 2 Chân…

Hướng vận hành:

Tất cả các đường Ngũ bội, Tam tinh đều xuất phát từ đỉnh (đầu) của các ngón tay và ngón chân. Chiều vận hành duy nhất cho tất cả các đường kinh là chiều ‘Hướng tâm’ tức từ ngoài các ngón tay, ngón chân đi vào trong ngực, đầu…

Tác dung

Các đường kinh Ngũ bội cách chung ở mặt ngoài (phần trên) thuộc về dương, mang đặc tính Dương là hưng phấn , kích thích, vì vậy thường được dùng trong các trường hợp liệt, yếu.

Ví Dụ: Nguời bệnh bị liệt yếu cánh tay, thẳng ngón tay cái(ngón 1) lên, khi chữa, có thể kích thích Ngũ bội 1 hoặc Khóa Ngón và Bấm theo đường kinh Ngũ bội 1 Tay…

Các đường kinh Tam tinh, nằm ở mặt trong , thuộc về phần âm, mang đặc tính ức chế, vì vậy thường được dùng trong những trường hợp bệnh chứng đang trong trang thái hưng phấn, co cứng…

 Ví dụ: Người bệnh bị liệt cánh tay thể co cưng, khó duỗi (thể hưng phấn), khi chữa trị, nên bấm kích thích nhiều ở Tam tinh để tay được mềm ra…

10 ngón tay chân và tạng phủ

Mỗi ngón tay chân tương ứng với 1 cơ quan tang phủ bênh trong và được sắp xếp như sau:

Ngón tay

Đường kinh Tạng phủ tương ứng

Ngón 1 (ngón cái)            Phế

Ngón 2 (ngón trỏ)            Tỳ

Ngón 3 (ngón giữa)         Tâm

Ngón 4 (ngón áp út)        Can

Ngón 5 (ngón út)            Thận

Để cho dễ nhớ, có thể dùng ngón út làm chuẩn, ngón út tương ứng với Thận, dùng ngũ hành tương sinh sẽ tính ra được các đường kinh, tạng phủ liên hệ với các ngón còn lại.

Theo ngũ hành tương sinh:

Thận (thủy) sinh -> Can (mộc) -> Tâm (hỏa) -> Tỳ (thổ) -> Phế (kim)

 Ngón 5                Ngón 4                   Ngón 3        Ngón 2         Ngón 1

Cách sắp xếp này rất giống với cấu trúc sắp xếp 10 ngón tay của tiến sĩ John Hard (đại học Standford – Mỹ)

Đường kinh ở ngón tay

Tác dụng đối với cơ quan tạng phủ

Đường của ngón cái

Điều chỉnh hệ hô hấp và thúc đẩy sự thay thế mới, cũ.

Đường của ngón trỏ

Điều chỉnh gan, dạ dày và lá lách.

Đường của ngón giữa

Điều chỉnh về tim và hệ tuần hoàn

Đường của ngón áp út

Hệ thống thần kinh và trung khu thị giác

Đường của ngón út

Điều chỉnh hệ sinh dục

Như vậy, về cơ bản, cấu trúc sắp xếp 10 đường kinh của bà Lịch (Việt Nam) có nét rất giống với phương Tây và Mỹ.

Khu vực màu trắng trên móng tay hay còn gọi là hình lưỡi liềm là một bộ phận rất nhạy cảm và quan trọng. Xuất hiện ở phía dưới đáy của móng tay, hình bán nguyệt theo thuật xem tướng, nếu quá lớn thì có nghĩa là tuyến giáp hoạt động nhiều và huyết áp cao, trong khi nếu quá nhỏ thì ngược lại. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hình dáng và màu sắc của hình bán nguyệt trên mỗi móng tay phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi bộ phận tương ứng trên cơ thể người.

Hình bán nguyệt trên mỗi móng tay phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu bạn nhìn vào móng tay của mình, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các hình bán nguyệt màu trắng sữa. Sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, hoặc kích thước của chúng có thể chỉ ra sự hiện diện của một căn bệnh nào đó. Việc chuẩn đoán bệnh sớm sẽ giúp chúng ta kịp thời thăm khám và điều trị. 

– Ngón tay út: Hình bán nguyệt trên ngón tay út liên quan đến hoạt động của thận, ruột non và tim. 

– Ngón đeo nhẫn: Thiếu vắng hình bán nguyệt màu trắng là dấu hiệu cho thấy một người đang có vấn đề về hệ thống nội tiết, sinh sản. 

– Ngón tay giữa: Được kết nối với công việc của não và hệ thống tim mạch. Sự vắng mặt của hình bán nguyệt trên ngón này có thể cho biết các vấn đề về mạch máu và huyết áp cao.

 – Ngón trỏ: Hình bán nguyệt trên móng tay của ngón trỏ có thể biến mất hoặc giảm đáng kể do chức năng không đúng của ruột, tuyến tụy. 

– Ngón cái: Ngón tay cái phản ánh những vấn đề của phổi và lá lách. Hình bán nguyệt trên móng tay quá lớn
Hình bán nguyệt trên móng tay quá lớn. Chúng được coi là lớn khi chiếm một phần ba (hoặc nhiều hơn) của móng tay. Chúng chỉ ra các vấn đề về hệ thống tim mạch, nhịp tim đập và huyết áp thấp. Hình bán nguyệt lớn có được tìm thấy trong các vận động viên, người lao động nhiều về thể chất. 


Nếu một người không chơi thể thao mà có hình bán nguyệt lớn xuất hiện chứng tỏ làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực lớn. Hình bán nguyệt trên móng tay quá nhỏ
Hình bán nguyệt nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy phía sau lớp biểu bì, cho thấy huyết áp thấp và rối loạn tuần hoàn. Đây có thể là một dấu hiệu của một hệ miễn dịch yếu, sự trao đổi chất kém, hoặc thiếu sắt và B12. Nếu hình bán nguyệt rõ ràng được tách ra từ phần còn lại của tấm móng với các đường ngang, nó chỉ ra vấn đề với mức đường trong máu và sự phát triển có thể của bệnh tiểu đường. Hình bán nguyệt không nhìn thấy được trên móng ads by ants

Có sự thay đổi màu sắc của hình bán nguyệt trên móng. Màu xám cho thấy sự mệt mỏi nghiêm trọng, rối loạn tiêu hóa, và những khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Màu trắng là lành mạnh và tự nhiên. Màu tím là một dấu hiệu của sự lưu thông máu kém và thiếu oxy trong các cơ quan và mô, các triệu chứng như chóng mặt và nhức đầu thường có thể xảy ra. Màu hồng (màu đỏ) có thể cho thấy hoạt động thể chất thấp và vấn đề về phổi. Màu đen là dấu hiệu hiếm gặp và rất nguy hiểm, theo nguyên tắc, đây là triệu chứng của ngộ độc kim loại nặng. Quan sát hình dạng, màu sắc hình bán nguyệt trên móng tay để có thể tự chuẩn đoán một số bệnh của cơ thể, kết hợp với với việc thăm khám để có thể điều trị bệnh kịp thời.