Điều cấm kỵ khi sử dụng ba kích ngâm rượu

Theo các chuyên gia đông y, rễ của cây ba kích rất tốt cho sức khoẻ, có thể ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc. Tuy nhiên nếu không biết dùng rất hại.

Anh Nguyễn Văn Thắng, trú tại Ninh Giang, Hà Dương 34 tuổi, tâm sự, năm ngoái anh đi Quảng Ninh chơi. Thấy mọi người mua củ ba kích về anh Thắng cũng mua một ít về ngâm rượu.


Ai cũng nói ba kích bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Anh Thắng mua về để dùng riêng cho mình với hi vọng “ông khoẻ bà vui”. Sau khi rửa sạch, phơi héo, anh Thắng cho vào ngâm rượu.

Một tháng sau ngó bình rượu anh thấy rượu tím rất ngon và thơm, vị mát mát. Ngày nào anh Thắng cũng đều đặn làm 2 cốc trong bữa cơm. Anh cũng mong chờ sự thay đổi trong chuyện chăn gối của mình. Uống hết cả bình 20 lít rượu ba kích, anh Thẳng thấy ngày càng mất cảm giác yêu.

Ngày trước, một tuần anh có nhu cầu 2 lần thì đến giờ 1 tháng mới có 1-2 lần. Cùng với tâm lý chờ đợi, anh Thắng rơi vào trạng thái trên bảo dưới không nghe.

Không biết lý do tại sao, anh Thắng rất lo lắng. Anh Thắng tâm sự với bà chị họ. Khi nghe anh kể việc ngâm ba kích, người quen của anh đã bất ngờ vì anh không tước bỏ lõi củ ba kích đi. Lõi củ ba kích không tốt cho sức khoẻ.

Có thể đã “chữa lợn lành thành lợn què”, anh Thắng tìm đến một vị lương y xem mạch. Bác sĩ bắt mạch thấy anh bị thận hư, có dấu hiệu hư dương, mệt mỏi.


Anh Đỗ Văn Thận trú tại Thái Bình cũng tâm sự, mấy năm trước được người quen tặng cho ba kích về ngâm rượu. Cứ nghĩ chỉ rửa rồi ngâm nên anh làm theo. Khi mang ba kích củ dài nhìn rất đẹp mắt ra đãi khách không ai dám uống. Những người hiểu về củ ba kích khuyên anh nên đổ bình rượu đi vì anh đã ngâm không đúng cách có thể hại cho sức khoẻ.

Anh Thận kể chưa biết hại như thế nào nhưng chỉ nghe nói rễ cây ba kích không bỏ lõi sẽ thành thuốc độc là anh bỏ đi luôn không tiếc.

Dieu cam ky khi su dung ba kich ngam ruou hinh anh 1

Củ 3 kích.

Bắt buộc bỏ lõi

Theo lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn.

Lương y Minh cho biết trong đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Với những trường hợp bị thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…

Có thể sử dụng ba kích để ngâm rượu, hay kết hợp với các bài thuốc khác để tăng thêm tác dụng cho củ ba kích. Lương y Minh cho biết, có một điều không phải ai cũng biết, đó là ngâm củ ba kích nguyên cả dây rễ cần loại bỏ cái lõi của củ ba kích.

Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Lương y Minh đã gặp trường hợp bị liệt dương do sử dụng củ ba kích lâu năm mà sai cách. Khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.

Bình thường, khi chế biến, chúng ta có thể rửa sạch ba kích để ráo nước, tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy lại phần thịt của củ sau đó ngâm rượu hay kết hợp với các bài thuốc khác.

Ngoài ra, người ta có thể sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g nếu không uống được rượu.

Ba kích được sử dụng như thế nào ?

 Một trong các cách đơn giản đề chế biến củ Ba kích đó là ngâm ba kích với rượu. Đây là phương pháp tối ưu để phát huy hết tác dụng của vị thuốc này

 Đây cũng là cách đã được áp dụng từ lâu trong dân gian từ ngàn đời xưa. Rượu ba kích được coi là một loại xuân dược được các y gia thời xưa giành nhiều tâm sức để dâng lên vua chúa.


 Rượu ba kích được cho là một trong những “biệt dược” có tác dụng mạnh mẽ nhất, giúp nam giới “hoạt động” cả đêm không biết mệt mỏi, được Vua chúa và các quan lại thời xưa rất ưa dùng.

 Cách ngâm rượu Ba kích: Đầu tiên ta phải chọn loại ba kích củ to hàng đẹp tốt nhất là hàng ba kích vùng Tiên Yên ba Chẽ Quảng Ninh hoặc Sa Pa Lào Cai vì nơi đây có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp nên ba kích có chất lượng tốt nhất. ​

+ Cách ngâm : Với 1Kg ba kích tươi sau khi tách bỏ lõi có thể ngâm từ 2 – 4 lít rượu trắng ( Chú ý: Nên chọn loại rượu ngon trên 40 độ để ngâm, không nên ngâm quá nhiều rượu, như vậy mùi vị rượu ba kích sẽ không được đậm đà)

 + Sử dụng: Sau khi ngâm được 1tháng là có thể sử dụng được.

 Rượu ba kích có màu tím.Thật ra rượu ba kích có màu đen,chất lượng ba kích càng tốt thì màu càng đen đặc,thơm,ngọt nhẹ.


2. Ngâm kết hợp một số vị thuốc khác

 Bài 1:

Ba kích tươi 1Kg

 Nấm ngọc cẩu (loại khô): 0.5kg

 Dâm dương hoắc (loại khô): 0.5kg

 Sa sâm, cẩu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo: Mỗi loại 100gram

 Rượu trắng 10 lít

  Bài 2:

Ba kích tươi: 1Kg

 Thỏ ty tử: 300g

 Dâm dương hoắc: 300g

 Nhục thung dung: 500g

 Ngâm với 5 lít rượu trắng

 Cách ngâm :

 Ba kích tách bỏ lõi

 Ngâm phối hợp cùng các vị thuốc trên trong thời gian 1 tháng là có thể sử dụng được


Tác dụng của rượu ba kích

Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới

 Bổ sung các loại khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

 Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt

 Trị bệnh yếu sinh lý

 Kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm

 Tăng cường khả năng cương dương

 Màu sắc, mùi vị của rượu ba kích

Sau khi ngâm được 30 ngày, rượu ba kích sẽ chuyển màu tím đen, đó mới là ba kích chuẩn.

 Mùi vị: Khi rót ly rượu ba kích tỏa hương thơm, đó là mùi hương từ tinh dầu của ba kí



Giá củ lớn loại 1: 280k, liên hệ: 0935141438 Bs Lâm