Top thực phẩm tốt cho thận và không tốt cho thận

Những người bị suy thận hoặc chức năng thận suy giảm thì thực phẩm ăn hàng ngày rất được coi trọng. Các thực phẩm như: Sò điệp, lòng trắng trứng, cật lợn, cải bắp, súp lơ... là những thực phẩm mà người suy thận không nên bỏ qua.

Dưới đây là Top thực phẩm tốt cho thận và không tốt cho thận mà bạn nên chú ý và đừng bỏ qua.

1.  Sò điệp

Sò điệp là một nguồn rất giàu protein nạc với phức hợp gồm ba axit amin cụ thể là cystine, tryptophan và isoleucine. Ngoài ra nó còn phong phú hàm lượng ba khoáng chất phốt pho, magiê và kali. Những axit béo không bão hòa trong sò điệp đóng vai trò thiết yếu trong sự tăng trưởng và phát triển bình thường đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh thận. Những người thận âm hư rất nên bổ sung nó vào thực đơn ăn uống hàng ngày.


2. Lòng trắng trứng

Những người có vấn đề về thận nên bổ sung protein, ít phốt pho. Lòng trắng trứng sẽ đáp ứng được lượng protein ít phốt pho so với những nguồn thực phẩm cung cấp protein khác. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh xa lòng đỏ trứng nếu thận có vấn đề.

3. Hạt dẻ

Hạt dẻ vốn được coi là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo. Nhờ đó nó đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ là "vũ khí" giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn có tác dụng bảo vệ tim mạch nhờ chất phytosterol - chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.


 Hạt dẻ có tác dụng bổ thận

Ngoài vai trò hỗ trợ lá lách và dạ dày thì một điều đặc biệt thì hạt dẻ có tác dụng bổ thận, khỏe lưng. Không phải ngẫu nhiên mà trong Đông y có câu: Mùa đông ăn hạt dẻ tốt hơn uống thuốc bổ thận. Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư

4. Cật lợn

Cật lợn có các chất đạm, béo, các chất khoáng như canxi, phốt-pho, sắt; các vitamin (A, B1, C, PP). Nó có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng điều chỉnh chức năng thận, trị đau lưng, di tinh, mồ hôi trộm, ù tai và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai ù, nặng tai, ra mồ hôi trộm, lão suy.


5. Quả óc chó 

Quả óc chó hay còn gọi là quả hồ đào chứa nhiều a-linolenic, một loại acid béo omega-3 tự nhiên trong thực vật có tác dụng nâng cao sức khỏe của thận. Quả óc chó có vị ngọt, tính ấm giúp bổ thận, nhuận phổi, nhuận tràng, trị thận hư, ho suyễn, đau lưng, chân yếu hay giảm các chứng bệnh về thận khác.



Qủa óc chó nâng cao sức khỏe thận

6. Cải bắp

Cải bắp chứa chất phytochemical giúp giảm các tế bào gốc tự do gây nguy hại cho cơ thể và da. Nhờ hàm lượng kali thấp, cải bắp trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn cho chế độ ăn uống của những người đang bị bệnh thận vì nó sẽ giúp giảm áp lực thải lọc chất độc mà thận vẫn đảm nhiệm.

7. Súp lơ

Súp lơ được luộc chín, thêm chút tiêu và muối sẽ tạo ra một món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vốn là kẻ thù của chất độc trong cơ thể, súp lơ giàu chất indoles, glucosinolates và thiocyanates giúp tống khứ các chất độc trong cơ thể, nhờ đó, thận cũng làm việc đỡ "vất vả" hơn. Súp lơ chứa nhiều vitamin C, folat và chất xơ. Các hợp chất có trong loại rau này trung hòa độc tố trong cơ thể.

8. Nước ép trái cây

Nước ép trái cây hoặc nước ép rau quả có chứa chất phytochemicals giúp ngăn ngừa chứng suy thận. Nước ép trái cây, đặc biệt là nước ép quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe thận.


Để duy trì chức năng đầy đủ của thận, những người gặp vấn đề với cơ quan chức năng này nên hạn chế hoặc tránh ăn các thực phẩm sau đây: Củ mã thầy, quả hồng vàng, cà rốt, dưa chuột, dưa chuột nguyên, khoai lang, dưa hấu, dưa, hành, hạt tiêu, mù tạt, đinh hương, thì là, hạt tiêu, bạc hà, hoa cúc, muối, bơ, rượu và thuốc lá..

9. Tỏi

Tỏi làm giảm viêm và hình thành cholesterol trong cơ thể. Nó có đặc tính chống oxy hóa và chống đông giúp thận hoạt động tối ưu.

10. Hồng xiêm

Loại quả rất quen thuộc và được nhiều người ở mọi lứa tuổi ưa thích. Hồng xiêm có chứa hàm lượng sodium rất thấp (chất này có hầu hết trong các loại hoa quả và muối), nó giúp điều hòa thể dịch cũng như các hoạt động trao đổi chất. Tuy nhiên, hàm lượng sodium cao sẽ ảnh hưởng đến thận, huyết áp và tim mạch. 

Do hàm lượng sodium thấp và vị ngọt của đường tự nhiên nên bệnh nhân huyết áp và thận có thể ăn thường xuyên để giảm nguy cơ và các biến chứng bệnh nguy hiểm.

Hồng xiêm có chứa hàm lượng sodium rất thấp tốt cho thận 

11. Hành


Các flavonoi trong hành ngăn ngừa sự phân hủy các chất liệu mỡ từ cơ thể. Các chất chống oxy hóa có trong hành giúp giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư. Hàm lượng kali thấp trong hành cũng có lợi cho thận.

12. Ớt chuông đỏ

 

thực phẩm tốt cho thận

 

Ớt chuông đỏ tốt cho thận vì có hàm lượng kali thấp. Các lycopen trong ớt chuông đỏ giúp bảo vệ chống lại nhiều loại ung thư khác nhau.

Nho: Các loại nho đều giàu vitamin C, một trong những vitamin quan trọng nhất giúp tăng cường khả năng miễn dịch và điều chỉnh lưu lượng máu.

13. Táo xanh

Tất nhiên chúng ta nên ăn táo cả vỏ bởi nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Đồng thời, táo có tính mát, lợi tiểu, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón và ung thư nhờ vào lượng chất xơ dồi dào và các hợp chất chống viêm. Táo là nguồn giàu chất xơ với đặc tính chống viêm. Nó giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, táo bón, bệnh tim và ung thư. Táo là một trong những loại trái cây tốt nhất cho thận, vì vậy bạn nên ăn thường xuyên.

Táo có thể ăn, ép lấy nước hoặc chế biến thành các món bánh đều rất tốt cho người bệnh thận vì nó không chứa natri. 

14. Bí ngô

Những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là bài thuốc hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường, suy thận và giúp cơ thể phục hồi tuyến tụy. Bí ngô chứa nhiều tinh bột nhưng chỉ số đường huyết (GI) của nó rất thấp, do đó nó làm giảm lượng đường trong máu giúp quá trình lọc máu ở cầu thận được dễ dàng hơn, tránh nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thành mãn tính.

15 .Việt quất:


Phần lớn những loại quả mọng đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe vì rất giàu các chất chống oxy hóa. Việt quất là một loại quả có chứa chất oxy hóa mạnh và là thực phẩm tốt cho thận mà bạn nên bổ sung thường xuyên trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Đặc biệt, việt quất còn được chứng minh có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tim và ung thư. Quả Việt Quất hay còn gọi là Blueberry là một loại quả có rất nhiều công dụng. Quả Việt Quất có nhiều chất bổ dưỡng giúp chống lại bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, giảm cholesterol và nhất là hiện tượng lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Đây còn được mệnh danh là một loại quả để chế thuốc trường sinh, mang lại tuổi thọ lý tưởng cho con người

16. Đậu đen
Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể… Mọi người cần chú ý là đậu đen mang tính ôn chứ không hề mát như mọi người tưởng. Thế nhưng do đậu đen có tính giải độc, chống ô xy hóa rất mạnh nên sử dụng lâu ngày sẽ hết mụn nhọt, da dẻ mát mẻ mịn màng. Phụ nữ dùng lâu ngày khí huyết được bồi bổ, dung nhan sẽ hồng hào đẹp tươi. Có lẽ nhiều người thấy công dụng như vậy nên cho rằng ăn đậu đen rất mát. 
 
Bổ thận, khỏe sinh lý, trẻ lâu, da mịn, xinh đẹp… nhờ hạt đậu đen
Đậu đen có tác dụng giải độc, chống oxy hóa rất mạnh (ảnh SDQ)

Thực phẩm không tốt cho thận:

Theo Thehealthsite, thận có chức năng lọc tất cả máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần, song khả năng lọc của cơ quan này có xu hướng giảm khi độ tuổi của bạn tăng lên. Khi bạn đến tuổi 30, chức năng thận sẽ giảm 10% sau mỗi thập kỷ. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận trước khi quá muộn. Dưới đây là 16 thứ bạn tiêu thụ hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận.

1. Đường

Đường chứa đầy fructose, việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.


Ảnh: Thehealthsite.

2. Nước ngọt có gas

Nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.

3. Màu thực phẩm

Bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.

4. Các thực phẩm giàu protein

Chế độ ăn uống giàu protein làm tăng gánh nặng cho thận vì có quan này phải tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn urê ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thận. Ngoài ra, nếu cơ thể đang bị chứng nhiễm ceton (thể ceton trong máu tăng quá mức cho phép) còn dẫn đến sự gia tăng bài tiết canxi, là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.

5. Muối

Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận.

6. Thuốc giảm đau

Nếu bạn có thói quen uống thuốc giảm đau mỗi khi bị đau nhẹ, sốt hoặc cảm lạnh, khi đó bạn đang làm hại cơ thể hơn là giúp đỡ nó. Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại cho các mô thận, giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.

7. Đồ ăn vặt

Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ máu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

8. Chất cồn

Tiêu thụ quá nhiều chất cồn, đặc biệt có nhiều trong rượu, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận. Ngoài ra, sự cân bằng điện giải và các kích thích tố ảnh hưởng đến chức năng thận của bạn cũng bị xáo trộn do tiêu thụ quá nhiều chất cồn.

9. Mất nước

Những ngày hè nóng bức và ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng mất nước, làm tăng nồng độ canxi trong cơ thể, dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy hãy duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể trong mùa này.

10. Thịt

Bạn sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần do chế độ ăn nhiều thịt (còn được gọi là chế độ ăn uống có độ axit cao). Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ các loại thịt và thay vào đó tăng cường các loại trái cây và rau quả để bảo vệ thận.

11. Nước xốt

Nước xốt là thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị món mì ống, pizza và phở. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây ra cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận. Vì vậy, hãy thay thế nước sốt bằng nhiều loại rau củ và gia vị để có được nhiều lợi ích sức khỏe.

12. Các loại rau củ quả có hàm lượng kali cao: khoai tây, cà chua, chuối, bơ

Loại quả này cũng chứa một lượng kali rất cao nên nếu ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh thận thì tốt nhất nên tránh các loại quả này. Trong trường hợp thận của bạn khỏe mạnh thì cũng không nên ăn quá nhiều.

13. Sản phẩm làm sáng da

Hầu hết các sản phẩm làm sáng da đều chứa hydroquinone hoặc thủy ngân. Đây là hai hóa chất chính dẫn đến suy thận và nhiễm độc thủy ngân do lượng kim loại tích lũy dần trong các tế bào da.

14. Nội tạng động vật

Trong nội tạng của bất kì loại động vật nào cũng đều có hàm lượng purine cao. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật, thận sẽ gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine... Điều này có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và về lâu dài sẽ dẫn tới suy thận.

15. Sữa

Những người bị bệnh thận cần phải giảm tiêu thụ lượng sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa chua, pho mát, bơ...). Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.

16. Viên uống bổ sung vitamin C

Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới. Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận.

Theo SKCD