Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.
1. Cách phát hiện bệnh thận sớm
Các bệnh viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn đều có thể tiến triển đến suy thận.
Vì vậy, bệnh nhân bị bệnh thận cần biết rõ những dấu hiệu suy giảm chức năng thận để kịp thời khám và điều
trị nhằm cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống.
Suy thận có hai loại suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh
chóng trong vài ngày. Suy thận cấp thường do: nhiễm khuẩn, chấn thương, sốc, suy tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều. Việc điều trị bao gồm điều chỉnh lại các chức năng thận, chạy thận nhân tạo.
Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài,
dị tật bẩm sinh ở thận. Nếu các nguyên nhân được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm tình trạng
suy thận, tuy không thể hồi phục lại được chức năng thận đã bị suy yếu. Suy thận dẫn đến tình trạng
nhiễm độc cho cơ thể bởi các chất thải trong máu không được loại trừ ra ngoài.
Những dấu hiệu suy thận thường rất mơ hồ
Đa số các triệu chứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng
và nôn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh: cảm cúm, ngộ độc thức ăn, thức ăn
không hợp khẩu vị, thiếu chất đạm hay bị nhược cơ. Người cao tuổi, bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc
gia đình có người bị bệnh thận là những yếu tố dễ bị suy thận.
Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi (thường xuyên mệt hoặc chỉ mệt khi hoạt động thể lực), khó tập trung,
giảm trí nhớ và mất ngủ… có thể do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được
các chất độc. Những triệu chứng này cũng xuất hiện vì các nguyên nhân khác, do đó cần thăm khám
tỉ mỉ và làm các xét nghiệm.
Suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể: Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi,
choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, khó tập trung, bị ngứa.
Suy thận do tích tụ nước trong cơ thể: phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở,
hụt hơi (do có nước ở trong phổi). Giữ nước biểu hiện bằng các triệu chứng: phù, tăng huyết áp
và khó thở. Phù trắng, mềm, ấn lõm, đôi khi chỉ nặng hai mi mắt hoặc nặng hơn là phù to toàn
thân, tăng cân nhanh chóng. Tăng huyết áp cả số tối đa và số tối thiểu. Sự mất cân bằng giữa lượng
muối và nước uống, có thể làm nước tích tụ. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân phải ăn nhạt và dùng
thuốc lợi tiểu. Nhưng liệu pháp này có thể không kéo dài được lâu và bệnh nhân phải lọc máu.
Do đó bệnh nhân suy thận, khi thấy những triệu chứng trên cần phải đến khám để được điều trị phù hợp,
kịp thời.
Suy thận có thể do thận bị tổn thương: đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc
bong bóng, đi tiểu ra máu.
Suy thận có thể do thiếu máu: mệt mỏi, yếu sức, luôn thấy lạnh, khó thở, lú lẫn…
Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân suy thận như: ngứa ngoài da, có thể là do hàm lượng phospho và canxi trong máu cao. Nhưng có một số bệnh nhân, mặc dù đã điều chỉnh hàm lượng phospho
và canxi máu nhưng triệu chứng ngứa vẫn còn, có lẽ do kích thích thần kinh trong da,
do sự tích tụ các độc tố bởi thận không có khả năng lọc. Đối với trường hợp này, phải tiến
hành chạy thận nhân tạo để điều trị. Bệnh nhân có thể thấy đau ở chân tay, nếu xác định bệnh
nhân bị đau dây thần kinh do thận thì cần phải lọc máu.
Làm gì để phát hiện và điều trị suy thận sớm?
- Bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra để xác định chính xác suy thận khi các triệu chứng xuất hiện,
vì các dấu hiệu của suy thận không rõ rệt và đặc thù. Nhiều trường hợp, việc điều trị chỉ dùng thuốc
hoặc các biện pháp can thiệp khác mà không phải chạy thận nhân tạo. Chỉ định chạy thận nhân
tạo phải dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng bệnh. Nếu có kết quả xét nghiệm dương
tính bệnh nhân phải được điều trị sớm mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.
- Bệnh suy thận thường không có nhiều dấu hiệu, bệnh nhân nên ghi lại các dấu hiệu của mình,
theo dõi và báo cho bác sĩ khám bệnh biết.
- Cần tìm hiểu nhiều thông tin hơn để loại trừ bệnh và nếu có bị bệnh, khi được phát hiện sớm, c
ó thể thực hiện các cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh. Một phương pháp để làm chậm tiến
trình phát triển bệnh hay ngăn chặn không thể xảy ra suy thận mạn, đặc biệt là khi bệnh mới bị ở
giai đoạn đầu là kiểm soát huyết áp. Nên điều trị tích cực để giữ huyết áp ở mức trung bình
(120/80mmHg) hoặc thấp hơn nếu bạn bị tiểu đường và/hoặc có protein trong nước tiểu. Các
cách này cũng được áp dụng với những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người
bình thường khác: người bị bệnh đái tháo đường, người bị bệnh cao huyết áp, người trên 60 tuổi,
người trải qua giai đoạn điều trị bằng thuốc có hại cho thận trong một thời gian dài như các
loại thuốc chống viêm sưng (trong đó có aspirine)…
2. Làm thế nào để tránh mắc bệnh thận?
Sau đây là một số nguyên tắc giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh:
- Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
- Theo một chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
- Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
- Dừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
- Chú ý, những sản phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình
- X-quang cũng có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu.
- Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chụp X-quang.