Điều trị bệnh vẩy nến,á sừng,gầu

- Bệnh vẩy nến (Psoriasis) được biết đến từ thời thượng cổ và là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số. PGS. TS. Trần Hậu Khang

-  Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
Một điều khẳng định chắc chắn là bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây lan như bao người nhầm tưởng.
 
-  Bệnh vẩy nến (vảy nến) chiếm 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á và châu Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
-  Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc da đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Y học cổ truyền cho nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết áp cao.

 
I.  Nguyên nhân
-  Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:
-  Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
II.  Vẩy nến có bao nhiêu thể ?
 
-  Tùy theo tính chất, đặc điểm lâm sàng, người ta chia vẩy nến làm 2 thể chính: Thể thông thường và thể đặc biệt.
-  Trong thể thông thường, dựa vào kích thước, vị trí của thương tổn da, người ta phân làm các thể như: Thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược, …
-  Thể đặc biệt ít gặp hơn nhưng nặng và khó điều trị hơn. Đó là các thể: Vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể móng khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
 
III.  Nhận diện
Vị trí đặc hiệu: Vùng da bị tỳ, cọ nhiều như khuỷ tay, đầu gối, mông, xương cùng, vùng mấu chuyển lớn.
-  Lúc đầu từng lớp vẩy bong ra như nến rồi đến màng bong là một màng rất mỏng. Khi màng đó đã được nạo đi sẽ thấy rướm máu lấm tấm, có lẫn cả tiết dịch trong giống như những giọt sương li ti, vì vậy còn được gọi là hiện tượng sương máu (phénomène de la rosée sanglante), có giá trị rất lớn để chẩn đoán.
Có trường hợp vẩy nến khu trú ở da đầu, ăn xuống rìa tóc hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân, có khi lan ra toàn thân. Móng tay chân có thề dày, sần sùi, móng có vạch ngang, dễ gãy dưới móng có chứa bột trắng.
-  Nhiều trường hợp vảy nến nổi ngay trên các vết sẹo, vết sượt da, vết mổ, vết tiêm. Bệnh gây ngứa ít nhiều tuỳ từng theo từng người, tiến triển từng đợt, lúc ổn định, lúc vượng, có lúc tự nhiên khỏi. Thường hay tái phát theo mùa, có người nặng về mùa hè, có người nặng về mùa đông. Bệnh lâu ngày tính chất mùa không còn rõ rệt. Một số ít phụ nữ lúc mang thai bệnh nhẹ hoặc hết, sau sanh, da lại bị tổn thương hoặc nặng hơn.
 
- Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy màu trắng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dầy lên so với trước đây.
- Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
- Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.
- Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
- Vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
 
IV.  Những điều cần tránh
Nhìn vào 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh mà ta phải:
- Tránh căng thẳng (stress)
- Tránh kì cọ và bóc da (hiện tượng Kobner)
- Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.
- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kị với các thuốc điều trị.
- Nên lạc quan với bệnh tật: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới.
 
V.  Điều trị bằng y học hiện đại:
1.  Điều trị tại chỗ
Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:
- Mỡ Salicyle 5%, 10%
- Vitamin D3 và dẫn chất
- Goudron
2.  Điều trị toàn thân
- Acitretine: (Soriatane)
- Cyclosporin: (Neoral)
- Methotrexate
- Quang trị liệu: UVB phổ hẹp (UVBTL01)
- Quang hóa trị liệu: PUVA
 
5.  Chế độ sinh hoạt
-  Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
-  Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm. 
- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.
 
VI.  Một số phương pháp chữa vẩy nến bằng đông y:
Các nhà khoa học trường đại học Georgia đã phát hiện ra rằng trà xanh có thể chữa những bệnh về da như gàu, vẩy nến hay bệnh lupus.

 
 
1. Trà xanh chứa ít caffeine
- Trà xanh có thể chữa những bệnh về da như gàu,vảy nến
- Tinh chất trà xanh hòa với nước sẽ giúp làm chậm sự phát triển các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
- Trà xanh là loại thuốc tốt.
- Trà xanh cũng làm chậm sự sản xuất các tế bào da bằng cách điều chỉnh lại hoạt động của enzyme caspase 14, caspase 14 có liên quan đến quá trình tái tạo da.
Đối với vẩy nến và một số bệnh về da khác, tế bào da thường sinh sôi nảy nở một cách không kiểm soát được, làm cho da dày hơn, xù xì và giống như vảy cá.
Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng việc tắm bằng nước trà xanh có thể giúp chữa được những bệnh về da, rất an toàn và không tốn kém.
 
- Mặc dù trà xanh có chứa caffeine, nó vẫn chứa ít hơn nhiều hơn so với cà phê và trà đen. Điều này có nghĩa là nó sẽ không gây ra tác dụng tương tự như cà phê và trà đen như: buồn nôn, mất ngủ hoặc đi tiểu thường xuyên.
- Nghiên cứu về trà xanh cũng đã chỉ ra rằng nó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đó là lý do tại sao trà xanh được coi như là một biện pháp phòng ngừa chống lại các loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư thực quản.
 
- Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của trà xanh. Trong việc giảm cân, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh sẽ giúp kiềm chế sự thèm ăn tốt hơn nhiều so với các loại thuốc. Nó cũng giúp nâng cao tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể và điều này sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều.
 


2. Cây lược vàng
- Tháng 2-2010, Chị Trần Thị T, 48 tuổi ở số nhà 206, tầng 2, nhà A4 Tập thể Dệt Kim, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị mẩn ngứa, xuất hiện các lớp vẩy ở hai khuỷu tay, lan dần ra hai thái dương, tóc rụng nhiều khi chải đầu. Nghĩ là bệnh ngoài da bình thường, chị rửa cồn, bôi thuốc mỡ không đỡ, đến Bệnh viện Da Liễu Hà Nội khám, xét nghiệm, được kết luận là viêm da cơ địa + rụng tóc, được điều trị bằng kem bôi và thuốc uống. Đột nhiên, đầu tháng 4 năm 2010 bệnh phát triển rất nhanh: Lớp vẩy lan ra hai tay, khắp người, cổ, mặt, toàn thân trông rất sợ, đầy vẩy, dưới lớp vẩy ứa máu, ngứa ngáy toàn thân, tóc rụng từng mảng, chị luôn phải mặc áo dài, đội mũ. Cả nhà vô cùng lo lắng, đưa đi khám lại và được kết luận là vẩy nến thể mảng, lại được điều trị bằng kem bôi và thuốc uống.
- Chị phải nghỉ bán hàng, người hốc hác, khó chịu, phải nằm thường xuyên, kiên trì uống thuốc, chấm bôi thuốc mỡ khắp người, vẩy rụng ra hàng vốc lại mọc mà không đỡ.Sốt ruột, nghe mách bảo, tháng 6-2011 chị đi khám Đông y Nguyễn Bỉnh Khiêm, uống hơn 30 thang thuốc, không thay đổi gì, lại quay lại khám Bệnh viện Da liễu được cấp thuốc mỡ, kem bôi và thuốc uống, kiên trì từ tháng 7 đến hết tháng 10-2010. Tháng 11-2010 chị chuyển sang khám tại Viện Da liễu Quốc gia (tại Bệnh viện Bạch Mai), sau khi sinh thiết, vẫn được kết luận là vẩy nến thể mảng, được cấp kem bôi và thuốc uống, tiếp tục kiên trì điều trị. Trong quá trình điều trị, chị còn được chạy xạ hai đợt tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, mỗi đợt 5 ngày, mỗi ngày khoảng 5 phút, người đỏ như tôm luộc.
- Tuy biết vẩy nến không nguy hiểm ngay đến tính mạng, hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, có khi phải “chung sống”, nhưng cả gia đình chị hết sức lo lắng, vì chị là trụ cột chính của gia đình, lại phải nằm bẹp một chỗ.
Tháng 10-2010 tôi đến thăm chị. Lần đầu tiên nhìn thấy bệnh vẩy nến tôi cũng ghê sợ. Cầm trên tay cuốn sổ y bạ kẹp hơn hai chục tờ giấy xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn; nhìn chị ngồi thu lu, rúm ró trên giường tôi ái ngại khuyên chị thử dùng cây Lược vàng và đưa cho chị cuốn “Cây Lược vàng quý hơn vàng” bản phô-tô, dặn đọc kĩ những trang đánh dấu về chữa bệnh vẩy nến.
- Gần Tết Tân Mão (2011), người nhà chị ở Nam Định gửi đến một bao tải dứa cây Lược vàng, chủ yếu là thân, vòi nhờ tôi ngâm rượu. Còn lá chị cho vào nhiều túi ni-lông, để vào tủ lạnh, dùng dần. Đúng 28 Tết, chị bắt đầu sử dụng: Ngày ăn 6 lá (lá dài trên 20cm), chia 3 lần trước bữa ăn 20 phút. Đập giập lá, lấy bã và nước xoa xát khắp người. Tạm dừng sử dụng các loại thuốc Tây. Sau 5 ngày, chị thấy người thay đổi: Toàn thân như căng ra, nhất là chân, tay, da căng mọng, chân các vẩy rớm máu, rất khó chịu. Đó là phản ứng có tác dụng như sách đã nói, thông báo cho tôi biết và tiếp tục kiên trì sử dụng.
- Thời gian tiếp theo là những tin đáng khích lệ: Toàn thân dịu dần, vẩy không ứa máu, tắm nước nóng ấm hằng ngày vẩy rụng rất nhiều, người thấy dễ chịu. Sau hai tháng, vẩy rụng hết, các vết bắt đầu lên da non, tóc không còn rụng. Chị sử dụng thêm rượu Lược vàng xoa khắp chỗ bị vẩy nến. Tháng 4-2011, da chân tay trở lại bình thường, sức khỏe hồi phục, chị lại đi bán hàng. Tháng 6-2011, chị cùng chồng, con đến thăm tôi, vui tươi, khỏe mạnh hơn trước, có thể do trút được gánh nặng lo âu về căn bệnh khó chịu chăng? - - Tôi khuyên chị duy trì sử dụng cho đến khi khỏi hẳn và tiếp tục dùng phòng bệnh tái phát. Gia đình và họ hàng chị cũng vô cùng phấn khởi, có người nói: “Đó là thuốc tiên dành cho người nghèo và mọi nhà đều phô-tô cuốn “Cây Lược vàng quý như vàng”, để sử dụng. Ngoài ra, một người trong họ từ tháng 5-2011 sử dụng Lược vàng để chữa trị biến chứng tiểu đường, đến nay đã có nhiều chuyển biến khả quan: Đường huyết hạ, mắt đỡ biến chứng, đang dần hồi phục.
- Còn chị T bệnh nhân vẩy nến, yên tâm vui vẻ ăn Tết Nhâm Thìn. Tôi thực sự vui lây và muốn chuyển lời cảm ơn của gia đình họ đến Báo Người cao tuổi, đến tác giả cuốn sách “Cây Lược vàng quý như vàng
- Dân gian dùng cây lược vàng chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.
- Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ vàCanada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả tratamlan năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.
- Cây lược vàng có tên tiếng Anh là “basket plant” (cây giỏ - vì thường được trồng trong những giỏ nhỏ để trong nhà) tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài Commelinaceae. Chính nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây có tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.
- Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C.
- Những hoạt chất này còn có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Dân gian dùng làm phương thuốc chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.
Hai chất flavonoid được xác định là quercetin và kaempferol. Quercetin là một chất chống oxy hóa tế bào mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, còn hữu ích trong trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, viêm thận, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng.
Kaempferol giúp củng cố mao mạch, nâng đỡ thể trạng, tăng sự đào thải nước tiểu và khả năng kháng viêm, được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hai chất này hợp đồng cộng lực, nhờ đó mà hiệu quả điều trị được gia tăng.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.
Coi chừng tác dụng phụ
Gần như loại thảo dược nào cũng có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không là ngoại lệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến của bác sĩ.
Tóm lại, cho dù đã được nghiên cứu nhưng đôi khi các kết quả vẫn chưa đủ để tạo chứng cứ khoa học cho một loại thuốc mới, nên vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng, liều lượng, dạng thích hợp, không nên tự ý sử dụng và luôn nhớ một loại thuốc không thể chữa được nhiều bệnh cùng lúc.
MỘT SỐ CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG
Đặt cạnh bệnh nhân: Cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Dạng dầu:
Cách 1: Lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu, cất nơi mát.
Cách 2: Cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong tám giờ. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu, cất ở nơi mát.
Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.
Dạng thuốc mỡ:
Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2:3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thủy tinh màu, để nơi tránh ánh sáng.
Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.
Chú ý: Nên chọn những cây có ít nhất 9-10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.
3. Trị bệnh bằng cây muồng trâu:
- Dùng lá và đọt tươi của cây Muồng Trâu rửa sạch rồi đâm nhuyễn lấy nước, sau đó pha với dung dịch kem thuốc điều trị bệnh lác nhãn hiệu KenTax  theo tỷ lệ 2/3 nước lá và đọt Muồng Trâu tươi với 1/3 dung dịch kem thuốc lác. Sau đó chấm bông gòn thoa hỗn hợp thuốc này vào vị trí những nơi bị vảy nến.
 

 
 
Chữa bệnh vẩy nến bằng các bài thuốc dân gian 
4. Kinh giới, rau má chữa vẩy nến
- Chữa bệnh vẩy nến bằng thuốc nam thì phải tùy vào từng thể trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân mà cho gia giảm, vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên bài thuốc chung cho bệnh này có thể dùng và rất hữu nghiệm những loại thuốc sau: Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ..., mỗi thứ 10 - 12g. Đây là một thang thuốc uống trong 1 - 2 ngày. Ngay sau khi dùng mỗi thang thuốc uống xong phải lấy bã thuốc đun thêm ít nước và tắm, ngâm chân tay bằng nước thuốc đó để lớp da chết bong đi, tái tạo lớp da mới.

5. Bài thuốc của Tuệ Tĩnh: rễ cây núc nác 1 nắm, sinh địa 10 củ (trồng ở vườn) đều đập nát, thạch tín một ít, tán nhỏ, dấm chua 1 bát (200ml). Tất cả bỏ vào lọ, lấy bùn trát kín, đun cách thuỷ 10 giờ, rồi đem ra xức (ngửi). Không để thuốc vào mắt, mặt (thạch tín là thuốc độc bảng A). Nếu nổi vết đỏ, tròn bằng đồng tiền, ngứa, chảy nước vàng thì dùng: xương chó vàng 2 phần, vỏ trứng gà con so 1 phần, tóc rối 1 phần. Tất cả đốt ra tro, tán nhỏ, hoà dầu vừng, xát vào tổn thương. Ngày nay benhvienthongminh.com không áp dụng phương pháp cực khổ này mà muốn điều trị bệnh này rất tốn ít thời gian và cơ hội khỏi bệnh đến 90%.
6 .Chữa vẩy nến bằng lá ớt:
- Cách dieu tri vay nen bằng lá ớt:  Tinh tre đằng ngà cạo lấy một bát, lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300 g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
 
VII. Những loại thức ăn hỗ trợ điều trị và phòng bệnh vẩy nến:
- Có nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể cải thiện bệnh tình người bị vẩy nến rất tốt mà người bệnh cần lưu ý: 
Rau quả có nhiều beta-caroten như bơ, cà rốt, đặc biệt là xoài, để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.
- Cá biển loại có nhiều Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá sa ba… Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu dùng 150 g Omega-3 mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục có thể giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà không mất hiệu năng của thuốc nhờ Omega-3 có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotriene 3 và 5.
- Bông cải xanh (broccoli) để bổ sung axít folic là tác chất sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu đối với người bị bệnh vảy nến.
- Nghêu, sò nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ các món ăn này gây thêm ngứa ngáy. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh đã dị ứng với hải sản trước đó.
- Mè đen vì vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự Omega-3 vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi collagen dưới da
 

 
Chế độ dinh dưỡng đối với người bị vảy nến
 
- Đậu phụ và đậu nành: Ở thời kì mãn kinh và đặc biệt là khi mức giảm cụ thể của hóc môn estrogen, sẽ liên quan đến việc giảm mạnh mức độ collagen. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 30% của một loại collagen trong da sẽ bị mất trong 5 năm đầu tiên sau thời kì mãn kinh. Phụ nữ sau khi mãn kinh sẽ suy giảm hóc môn estrogen nghiêm trọng, đây là loại hóc môn sản sinh ra collagen. Vì vậy phụ nữ sau mãn kinh được khuyên nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều thành phần giúp tăng cường hóc môn etrogen
Rất thông dụng và phổ biến, đậu nành là loại thực phẩm rất dễ tìm và giá thành rẻ, trong đậu nành có nhiều chất phytoestrogens có tác dụng tương tự như estrogen. Các bạn nên tạo thói quen ăn nhiều đậu nành để cơ thể sản xuất collagen như bình thường sẽ giúp bạn có làn da đẹp và khỏe mạnh
- Quả việt quất

Quả Việt Quất
 
 
Thường xuyên bổ sung Vitamin C cho cơ thể, giúp bạn tránh được các bệnh về cảm cúm, hoặc các bệnh về máu do thiếu vitamin C. Ngoài ra Vitamin C là chất cần thiết để tạo nên collagen, giúp tăng cường mức độ chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Vitamin C có nhiều trong các loại quả mọng, như quả việt quất, dâu tây... Các bạn nên bổ sung các loại quả này trong chế độ ăn hằng ngày.
Vitamin C là cần thiết để tạo nên collagen.
Rau quả màu đỏ
Cho dù có màu xanh hay đỏ, rau bina hay cà chua, rau quả màu đỏ cũng thuộc nhóm có khả năng thúc đẩy sản sinh collagen. Có thể kể đến củ cải đường, ớt, dưa hấu, nho đỏ. Rau củ màu đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa, nghĩa là chúng là những thực phẩm chống lão hóa tuyệt vời. Ngoài ra, chúng cũng thường giàu chất lycopene – giúp ngừa ung thư tuyến tiền liệt và giảm cholesterol.
Đối với da điều mà bạn sẽ thực sự thích về lycopene đó là nó giúp chống lại collagenase – những enzyme làm cho bạn trông già hơn bằng việc tiêu diệt collagen có trong cơ thể.
Đậu
Đậu được gọi  là “trái cây thần kỳ” vì chúng có chứa axit hyaluronic. Hãy nghĩ mà xem, axit hyaluronic có thể giữ nước, nghĩa là cung cấp nước cho da, giữ cho da đủ độ ẩm. Điều này giúp tăng độ đàn hồi cũng như sức khỏe của da, trả lại cho bạn một làn da săn chắc.
Để có hiệu quả tốt, bạn nên ăn ít nhất hai muỗng canh mỗi loại đậu hằng ngày.
Tỏi
Tỏi là gia vị cho cuộc sống tươi trẻ. Bạn đang tự hỏi không biết tỏi có tác dụng gì đối với collagen. Câu trả lời đó là sulfur. Bạn biết đấy, tỏi là một trong những thứ có nhiều sulfur. Collagen không thể tự sinh ra mà không có sulfur.
Cộng thêm axit lipoic cũng như taurine có trong tỏi và bạn có một thứ gia vị tuyệt vời. Mặt khác, hai loại axit này không thực sự sản sinh ra collagen nhưng chúng sẽ tái tạo lại chất xơ collagen đã bị phá hủy. Và có lẽ điều tuyệt nhất đó là tỏi sẽ mang lại cho bất kỳ món ăn nào của bạn một hương vị thật thơm ngon.
Cà Chua
Chúng ta đều biết cà chua chứa lượng lớn lycopene. Nhưng không phải ai cũng biết lycopene giúp loại bỏ men collagenases, một loại men phá hủy cấu trúc collagen. Để tận dụng hết lợi ích của cà chua, nên nấu chín hơn là ăn sống.
 
 Rau Có Màu Xanh Đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm được biết đến với sự giàu dinh dưỡng. Khi sử dụng các loại rau này hằng ngày, các tác nhân trong chúng giúp cho quá trình sản xuất collagen xảy ra nhanh hơn. Các loại rau điển hình mà chúng ta có thể sử dụng như cải pó xôi, măng tây và bông cải xanh. Các loại rau này không những giúp sản xuất collagen, chúng còn giúp cơ thể sử dụng collagen hiệu quả hơn.Nên tham khảo thêm các kiến thức khác về sức khỏe tại trang web benhvienthongminh.com
- Ăn uống hỗ trợ trị bệnh: Người bệnh vảy nến nên thường xuyên ăn cháo tang thầm, hồng táo: tang thầm (quả dâu tằm) 30g, hồng táo 10 quả, bách hợp 30g, gạo lức 100g. 3 vị trên cho nước ninh kỹ, sau khi bỏ bã cho gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, ăn liền 1 tuần là một liệu trình, nghỉ 1 tuần, ăn tiếp và cứ ăn như thế đến khi bệnh thuyên giảm.
- Các thực phẩm từ Sữa. Giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn. Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn. 
 

Tháp dinh dưỡng cơ bản
 
4.  Hạn chế:
- Kẻ thù của làn da là đường. Khi nói đến lão hóa, thực phẩm có đường hoặc các loại thực phẩm giàu tinh bột phân hủy thành đường sẽ là kẻ thù. (Rau và quả là những loại thực phẩm chứa lượng đường tự nhiên tuy nhiên lợi ích của nó là lớn hơn những nhược điểm mà nó mang lại).
 
- Thịt: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy. 
Nên lấy nguồn cung cấp protein cho cơ thể từ cá, ngũ cốc chưa qua chế biến (đậu xanh nguyên vỏ, gạo lức...)
- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Tránh những thức ăn có men (yeast), các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu...
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến.
 
VIII. Tổn thương do bệnh vảy nến
- Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh thượng bì, sự tăng sinh này luôn lành tính và thường kết hợp với sự rối loạn biệt hóa tế bào và sự sản xuất một số Cytokine, dẫn đến một tiến trình viêm. Kết quả của sự tăng sinh thượng bì tạo nên một lớp vảy dày và sự bong vảy không ngừng.
-Tổn thương cơ bản
- Đặc trưng bởi những dát hay mảng, giới hạn rõ, màu đỏ, được phủ bởi lớp vảy dày.
- Lớp vảy: có giới hạn rõ, màu trắng bẩn, đục hay vàng óng ánh như mica. Lớp vảy có thể che phủ toàn bộ tổn thương vảy nến hoặc chỉ phủ ở phần trung tâm. Bề mặt của vảy đôi khi không đều, lớp vảy được cấu tạo bởi những phiến vảy mỏng, khô, kích thước và độ dày khác nhau, tách ra tự nhiên hay do va chạm khi thay áo quần.
- Đỏ da: lớp da đỏ có giới hạn rõ, nhẵn, khô, biến mất khi đè, mềm và hơi gồ lên so với xung quanh.

Thể da đỏ

Thể mưng mủ vàng
 
- Vị trí khu trú: tổn thương khu trú khắp cơ thể, có tính đối xứng, nhưng hay gặp nhất là vùng tỳ đè: khuỷu tay, đầu gối, vùng thắt lưng cùng và đầu.
- Ngứa: thường gặp với 25% trường hợp.
- Dùng thìa nạo cạo nhẹ trên bề mặt các tổn thương vảy nến từ 30 – 150 lần, ta sẽ thấy lần lượt các dấu hiệu sau: vết đèn cày; dấu vảy hành; giọt sương máu.
IX. Tiến triển
- Vảy nến là bệnh da khó điều trị, tiến triển từng đợt và thường tái phát. Những giai đoạn khỏi bệnh kéo dài từ vài tháng đến vài năm làm người bệnh nghĩ là bệnh đã lành hẳn, đôi khi giữa các đợt tái phát vẫn còn ít tổn thương ở đầu gối, khuỷu tay và đầu gọi là thành trì của vảy nến.
- Sự thoái lui của bệnh vảy nến theo nhiều cách khác nhau, có thể lành ở trung tâm tổn thương nhưng bờ lại lan rộng . Thương tổn vảy nến khi thoái lui thường không để lại sẹo nhưng để lại những dát giảm sắc, đôi khi là những dát tăng sắc được bao quanh bởi một vòng trắng da.
X. Biến chứng đáng sợ:
- April Armstrong, phó giáo sư da liễu tại UC Davis và điều tra viên chính của nghiên cứu này, và nhóm của bà đã xem xét tổng cộng 27 nghiên cứu đối với các bệnh nhân vẩy nến. Nghiên cứu tiến hành theo dõi sự phát triển của bệnh tiểu đường
 trong vòng từ 10 đến 22 năm. Qua đó tiến hành đánh giá tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Tổng cộng họ đã kiểm tra hơn 314.000 người có bị vẩy nến và so sánh chúng với 3,7 triệu người không có bệnh.Hiện tại ở Việt Nam đã có benhvienthongminh.com, bạn sẽ sớm chấm dứt đau khổ vì bệnh này nếu được điều trị bởi các chuyên gia tại đây.
 
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: những bệnh nhân bị vẩy nến nhẹ có khả năng phát triển bệnh tiểu đường cao gấp 1,5 lần so với những người không bị vẩy nến. Và những bệnh nhân bị vẩy nến nặng có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao gấp 2 lần so với những người bình thường.
 
- Nghiên cứu đánh giá phổ biến được tìm thấy bệnh nhân với bệnh vẩy nến có 27% nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, so với công chúng.
- Bệnh vảy nến là một căn bệnh khá nguy hiểm với những biến chứng để lại khá nặng nề cho người bệnh. Ngoài những triệu chứng thường xuyên được nhắc tới thì rất nhiều trường hợp bệnh nhân vảy nến bị biến chứng viêm khớp và có đến 42% bệnh nhân vảy nến bị biến chứng viêm khớp gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày.
- Nếu như bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp vảy nến không được điều trị sớm sẽ gây ra cho bệnh nhân những hệ lụy đáng tiếc như tiểu đường, tim mạch, bện lupus, bệnh béo phì và có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân mắc phải nó.
 

nếu để lâu bạn bị tiểu đường và lỡ loét
 

Viêm khớp nằm liệt không cử động được
 
 
- Hầu hết những bệnh nhân bị bệnh vảy nến trước viêm khớp từ vài  tháng đến nhiều năm. Viêm khớp thường xuyên liên quan đến đầu gối, mắt cá chân, và khớp xương ở bàn chân. Sưng khớp là dấu hiệu phổ biến và thường trở nên tồi tệ hơn vào sáng sớm. Bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp vảy nến có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
 
 - Bạn bị vẩy nến hay muốn phòng ngừa bệnh này hãy áp dụng ngay các phương pháp trên vì tương lai và cuộc sống cho chính bản thân mình. Nếu bị thể nặng hãy liên lạc với benhvienthongminh.com để được điều trị sớm nhất tránh gây ra các bệnh khác do biến chứng lâu ngày.