Nấm hương rừng, tác dụng của nấm hương rừng sapa
http://www.benhvienthongminh.com
Nấm hương là loại nấm có mùi hương hấp dẫn, được mệnh danh là hoàng hậu thực vật, là vua của các loại rau (Can thái chi vương). Thực tế khoa học đã chứng minh trong nấm hương có 12 đến 14 gr protein trên /100gr nấm hương khô nhiều hơn bất cứ một loại rau nào.
Ngoài ra nấm hương còn có các tên khác như đông cô, hương cô, hương tím, bioc hom, lét lang. Có tên khoa khọc Lentinus (Berk.) Sing; Agaricus rhinozerotis Berk. Thuộc họ nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae).
Công dụng: Bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham (kháng ung thư), giảm cholesterol, hạ huyết áp.
Nấm hương (nấm có mùi thơm), hay bioc hom (hoa thơm) hoặc lét lang (nấm thơm) gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi chụp hay tai nấm). Mặt trên mũ màu nâu, mặt dưới mũ có nhiều bản mỏng toả từ chân ra mép mũ mang những bào tầng phủ trên mặt ngoài các bản mỏng đó. Những bản mỏng đó không nối vào nhau.
Trong 100 gr nấm sấy khô có khoảng 12,5 gram chất đạm, 1,6 gram chất béo, 6,0 gram chất đường, 16mg canxi, 240mg lân, 3.9mg sắt.
Nấm hương có các tác dụng chính như sau:
+ Bổ sung sắt cho cơ thể
Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm.
+ Giải độc và bảo vệ gan
Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B – những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.
+ Tăng cường hệ miễn dịch
Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định: Nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá… Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng…
+ Kéo dài tuổi thọ
Ngoài ra, nấm hương còn có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Hiện nay nấm hương được sử dụng chủ yếu như một loại thực phẩm trong các món ăn. Còn việc sử dụng để chữa bệnh thấy ít dùng có lẽ vì nhiều người chưa biết được hết các tác dụng của nấm hương.
Một số bài thuốc sử dụng nấm hương:
+ Chữa lỵ: Nấm hương đốt tồn tính uống chữa bệnh lỵ ngày dùng từ 4 đến 6 gram
+ Chữa ngộ độc
Ở Trung Quốc, nấm hương đã được sử dụng từ rất lâu đời để chữa một số bệnh như bí tiểu, phù thũng, ngộ độc do các loại nấm khác (dùng 90 g nấm khô nấu chín để ăn). Trẻ em bị sởi và đậu mùa có thể dùng 6 g nấm khô nấu chín và ăn ngày 2 lần.
Bổ thận tráng dương:
Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn, và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau.
Chữa viêm gan:
Viêm gan là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm đối sức khỏe con người. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này có thể sử dụng bài thuốc từ nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc: thịt lợn thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, nêm gia vị vừa miệng, dùng nóng. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh viêm gan rất tốt.
Chữa viêm dạ dày, thiếu máu:
Nấm hương cũng có tác dụng trong điều trị viêm dạ dày, thiếu máu. Sử dụng 100g nấm hương rửa sạch thái, nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả nguyên liệu cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.
Chữa viêm gan mạn hay chứng giảm bạch cầu:
Nấm hương tươi 100g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày.
Nấm hương trị tỳ vị hư nhược, lợi tỳ ích vị:
Nấm hương 20g, đậu phộng 75g, táo 25g, 1 cái móng heo. Sửa sạch nấm và đậu phộng, móng heo làm sạch, chặt thành từng khúc, sau đó cho tất cả vào nồi hầm đến khi chín nhừ, cho gia vị vào ăn nóng. Có thể thay móng heo bằng thịt gà.
Nấm hương trị ho:
Chuẩn bị: 15g nấm hương, đường cát hoặc mật ong đủ dùng. Nấm hương cho vào nước nấu rồi thêm đường cát hoặc mật ong vào.
Nấm hương ích tỳ vị, bổ gan thận:
Chuẩn bị: 40g nấm hương, 1 con cá rô, 20g gừng tươi và 1 ít muối. Ngâm nấm hương trong nước cho nó nở ra rồi rửa sạch. Cá làm sạch, đánh vẩy, cắt mang, lạng lấy thịt, cắt thành từng khúc. Gừng cắt lát, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu canh.
Nấm hương trị băng huyết:
Nấm hương (40g) rang khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 3g, hòa tan trong nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần, dùng thường xuyên.
Nấm hương trị xơ vữa động mạch:
125g nấm hương tươi, dầu thực vật, một ít muối. Rửa sạch nấm, xào qua với dầu và muối, sau đó cho nước vào nấu canh.
Nấm hương hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung:
30g nấm hương, 75g thịt nạc heo. Cho nguyên liệu vào nấu canh, hoặc có thể chỉ cần dùng 30g nấm hương, nấu canh, mỗi ngày ăn 1 lần, dùng thường xuyên.
Nấm hương trị biếng ăn, khí hư:
20g nấm hương, 20g táo khô, 20g đậu phộng, 15g thịt gà. Ngâm nấm cho nở, rửa sạch táo, cắt thịt gà thành từng miếng, rửa sạch đậu phộng. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, vài lát gừng, thêm muối, nấu lên là dùng được.
Chữa tỳ vị hư nhược. Giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt:
15g nấm hương, 125g cá hồi trắng, vài sợi gừng, 1 ít muối và dầu ăn. Ngâm nấm trong nước cho nở rồi cắt sợi, làm sạch cá, cắt khúc, cho vào đĩa. Rải đều nấm cắt sợi lên cá rồi thêm gia vị, cho vào nồi hấp.
Chữa đau lưng mãn tính:
15g nấm hương, 10g vỏ bí đỏ, 25g đường đỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu chín, mỗi ngày dùng 2 lần.
Điều trị viêm gan:
Nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh tốt.
Viêm dạ dày, thiếu máu, sởi:
Sử dụng 100g nấm hương rửa sạch thái nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.
Chữa tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh đái tháo đường:
Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền.
Cách chọn nấm hương ngon, an toàn:
Nấm hương có 3 loại thường dùng trong chế biến thức ăn: nấm đông, nấm hương và nấm hoa. Nấm hoa có chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn; nấm đông có chóp đỉnh màu đen, phần cuốn nếp cũng có màu vàng nhạt, thịt tương đối dày; còn nấm hương có hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ lắm, cũng không giòn tan. Nấm hương ngon nhất là những cây nấm hình cúc áo, chân nhỏ, mình dày, màu vàng bóng và sờ thấy khô tay, dưới ô nấm có những ngăn màu trắng được xếp liền với nhau. Khi ngâm nước, nấm nở đều nhưng vẫn dai, nước ngâm có màu hanh vàng và mùi thơm dịu. Lưu ý: Tuyệt đối không chọn những cây nấm ẩm ướt hoặc có mùi lạ. Khi ấn tay vào “tán dù” của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon. Mặt trên của dù có màu vàng hay trắng là nấm hương an toàn, không hóa chất.
Nấm hương thường được sử dụng chế biến nhiều món ăn nhưng ít người biết đến tác dụng trị liệu của nó. Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu” chống suy và chống lão hóa, giúp con người nâng cao được tuổi thọ.
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận trong nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú như kali chiếm tới 64% của toàn bộ chất khoáng. Ngoài ra còn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipid, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương là loại rất giàu dược tính. cánh nấm mỏng, xơ, mùi rất thơm, phơi khô tự nhiên, không chất bảo quản
Nấm hương có nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng chính là: Làm hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu làm nghẽn tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị chứng ung thư, chữa chứng tàn nhang.
Cách chế biến :
– Trước khi sử dung ngâm trong nước chừng 15 – 30 phút, sau đó vớt ra cắt chân, rửa sạch.
– Thường nấm hương được chế biến trong các món ăn như : làm nhân nem, các món xào, Nấu.vv…
Nơi mua bán vị thuốc Nấm hương đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết.
Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Nấm hương ở đâu? Nấm hương là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Món ăn bài thuốc 1: Gà hầm nấm
Nấm hương khô 25g, mộc nhĩ đen khô 20g, thịt gà mái 500g, hạt sen 30g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, hạt sen ngâm cho mềm ra. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Tác dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.
Món ăn bài thuốc 2: Gà ôm nấm hương tươi
Nguyên liệu:
– 1 nửa con gà, chặt miếng vừa ăn
– 12 cái nấm hương khô; 30ml dầu ăn; 1 mẩu gừng, thái lát; 3 tép tỏi; 10 cm cà rốt, thái lát; 10g muối; 15ml xì dầu loại nhạt màu; 15ml rượu nấu ăn; 1 quả ớt đỏ; 1 quả ớt xanh; 2 cánh hoa hồi; Nước; Hành lá xắt nhỏ
Thực hiện:
Nấm hương khô rửa sạch, ngâm nở. Vớt ra, để ráo. Gừng, tỏi, cà rốt thái lát. Ớt thái nhỏ, hành lá thái nhỏ.
Cho nước vào nồi, đun sôi cho thịt gà vào chần khoảng 2 phút. Sau đó, vớt thịt gà ra để ráo nước.
– Thêm dầu ăn vào chảo, thêm gừng, tỏi và ớt vào xào khoảng hai phút cho thơm. Sau đó, thêm thịt gà vào, đảo vài phút cho vàng. Thêm hoa hổi, xì dầu, rượu, cà rốt và nấm vào xào cùng vài phút.
– Thêm nước sâm sấp mặt thịt gà.
– Đun sôi tất cả, rồi đậy vung đun nhỏ lửa trong 30 phút. Sau đó, bỏ vung, vặn lửa lớn đun thêm một chút rồi rồi cho gà om nấm ra đĩa, rắc hành lá lên rồi thưởng thức nhé!
Món gà ôm nấm hương tươi có tác dụng bồi bổ rất tốt cho cơ thể, giúp bổ sung sắt, giải độc và bảo vệ gan, bổ thận tráng dương, bên cạnh đó còn tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống ung thư.
Gà ôm nấm hương
Món ăn bài thuốc 4: Hải sâm xào nấm
Nấm hương khô 15g, mộc nhĩ đen khô 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được.
Tác dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Lưu ý: Nấm hương tuy giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 50g là tốt nhất. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện quá lỏng, quá nát không nên dùng.
Giá ấm Hương rừng sapa:
Liên hệ: 0935141438
Công ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
48/13, đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. HCM