Chữa tiểu buốt tiểu rắt theo cách dân gian

Tiểu buốt, tiểu rắt là triệu chứng thường gặp ở cả phụ nữ và đàn ông. Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập. Khi có các triệu chứng này cần được điều trị ngay để tránh tình trạng chứng bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Một số cách dân gian có thể “đánh bay” tình trạng này khá hiệu quả, mời các bạn tham khảo.

http://www.benhvienthongminh.com

Một số nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt

Thông thường, khi nước tiểu đầy bàng quang sẽ tạo ra một phản xạ co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt cổ bàng quang để nước tiểu được tống ra ngoài. Nhưng khi bàng quang bị tổn thương, đặc biệt là vùng cổ bàng quang – vùng dễ bị kích thích thì khối lượng nước tiểu nhỏ cũng có thể gây ra phản xạ. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng tiểu nhiều, tiểu buốt.


Viêm bàng quang, niệu đạo

Đối với phụ nữ, bệnh gây ra chủ yếu do tạp khuẩn thường ( Coli, Enterococcus,…), lậu cầu hoắc do Trrichomonas. Do thiếu vệ sinh, không vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt là khi giao hợp. Đối với nam giới, thường do lậu cầu (lây từ phụ nữ sang) hoặc do sỏi bàng quang.

Viêm tuyến tiền liệt

Thường gây ra triệu chứng viêm bàng quang và đôi khi có thể bí đái. Người bệnh sẽ đái ra mủ.

Phì đại tuyến tiền liệt

Hiện tượng tuyến tiền liệt bị phì đại, gây chèn ép bàng quang và niệu đạo gây ra các triệu chứng về rối loạn đường tiểu như tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt. Bệnh thường gặp ở nam giới từ trung niên trở lên.

Tổn thương thực tràng

Viêm thực tràng, giun kim, ung thư thực tràng.. có thể gây đái rắt. Vì thực tràng và trung tâm điều khiển hoạt động của bàng quang nằm gần nhau.

Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ

U xơ tử cung, viêm phần phụ sinh dục… có thể gây đái rắt. Vì những bộ phận này đều nằm cạnh bàng quang, gây kích thích trực tiếp tới bàng quang..

Chữa tiểu buốt, tiểu rắt theo cách dân gian

Theo dân gian có một số cách điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt khá hiệu quả mà đơn giản. Dưới đây là một số cách thường dùng.

Bí xanh

Bí xanh là thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Bí xanh có tính mát và dễ chế biến các món ăn hàng ngày. Bí xanh chữa tiểu buốt, tiểu rắt như sau:

Bí xanh lấy một miếng to tầm bằng bát ăn cơm, sau đó gọt vỏ và giã lấy nước cốt. Sau đó hòa một chút muối vào cho dễ uống. Nếu không, bạn có thể ăn sống bí hàng ngày, ăn bao nhiêu tùy thích. Tầm 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó ăn bạn có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước luộc.

Cách thứ ba, lấy khẩu bí xanh to rửa sạch sau đó cho vào nồi đất đã được rửa sạch. Lấy vung đậy lại sau đó lấy rơm trộn với đất thó, trát cho kín chung quanh mép vung nồi rồi chôn xuống đất phủ kín. Để sau 1 tháng đào lên đem miếng bí xanh đó giã cho nhừ nát. Tiếp đo cho vào một bát nước đánh cho tan. Lấy vải thô sạch hoặc cái rá vo gạo gạn lọc lấy nước và hòa vào một chút muối để uống khi đói bụng. Nên nhịn uống một lúc cho khát rồi uống thì mau khỏi hơn.

Củ sắn dây

Sắn dây cạo sạch vỏ thái từng miếng sau đó đem phơi khô và sấy giòn. Giã nhỏ đem rây cho mịn để hòa uống với đường hàng ngày như cách ta vẫn uống bột sắn sống. Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần. Nếu không có thời gian làm, bạn có thể dùng bột sắn dây thay thế.

Bèo cái

Bèo cái bỏ rễ, một nắm lá thài lài, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề. Tất cả rang vàng úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi cho nguội. Sau đó, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc. Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng).

Da vàng mề gà

Lấy khoảng hai chục cái da màu vàng trong mề gà, rang cho cháy rồi tán cho nhỏ mịn. Chia uống làm bốn lần uống cùng nước trắng hoặc có thể uống kết hợp với những thứ ghi trên cách 4 càng tốt.

Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý thêm: Ăn một số loại thực phẩm như cam, chanh, đậu xanh, trứng gà, …Kiêng ăn các loại cay nòng như ớt, hạt tiêu,…

Phượng vĩ thảo chữa đái buốt, đái rắt

Theo đông y, phượng vĩ thảo hay còn gọi là cỏ phượng vĩ, cỏ seo gà, có tính lạnh, vị ngọt nhạt, hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trị lỵ dùng để chữa các bệnh như kiết lỵ, táo bón, viêm đường tiết niệu, đái buốt rắt do hiện tượng nóng trong.

Chữa đái buốt, đái rắt: Lấy 20-30g phượng vĩ thảo, 550ml nước vo gạo ( dùng nước vo lần thứ 2). Sắc còn 200ml, chia làm 2 làn uống trong ngày. Một liệu trình kéo dài 10-15 ngày.

Mồng tơi

Mồng tơi là loại rau được dùng trong bữa ăn hàng ngày khá phổ biến ở nước ta. Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc có tác dụng giải độc, nhuận tràng… Mồng tơi được dùng để chữa tiểu đường, mỡ máu, đái dắt, đái buốt…

Chữa tiểu nóng buốt: Mồng tới và cuộng rửa sạch, để ráo cho vào ấm đun kỹ sau đó lọc lấy nước pha thêm chút nước sôi để nguội uống thay trà

Mồng tơi chữa tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt(do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống hàng ngày thay trà.

Uống nước sắc của rau mồng tơi có thể trị bệnh đái dắt. Còn với bệnh đái buốt, phải hái lá mồng tơi vào sáng sớm, lau sạch rồi cho vào cối chày giã nát. Sau đó đem ra vắt lấy nước. Khi dùng thì cho thêm một chút nước đun sôi để nguội và cho thêm muối rồi dùng. Bã rau dùng để đắp vào bụng dưới. Chỉ cần áp dụng phương pháp này vài lần là khỏi.

Lời khuyên của bác sỹ cho người đái buốt, đái rắt

Khi bị chứng tiểu buốt, tiểu rắt cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho người bệnh khi mắc chứng bệnh này:

  • Không nên uống nhiều nước khi tham gia vận động mạnh hoặc trước khi đi ngủ
  • Hạn chế bia rượu và các chất cay nóng trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Tập lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo thói quen tốt cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ một cách bất ngờ. Nếu tình hình không được cải thiện, người bệnh nên tham gia một lớp vật lý trị liệu tăng cường sàn chậu.
  • Bệnh tiểu buốt tiểu rắt nếu không chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thận. Do đó, nên gặp bác sĩ khi áp dụng các bài thuốc dân gian liên tục trên 3 ngày mà không thuyên giảm.
Ys Nguyễn Văn Lâm