Trị bệnh thiếu máu não

Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim bóp ra, tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Não bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh của não bộ sẽ bị suy giảm ngay. Theo Bs Lê Hùng (Nguyên Phó Viện Trưởng Viện YDHDT TP.HCM): “Khi não bị thiếu máu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng: thay đổi tính tình, trở nên khó tính, cáu gắt, giận dữ vô cớ hoặc lo âu buồn rầu, trầm cảm, giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung".

Thiếu máu não là gì ?

Thiếu máu não là tình trạnh giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng não làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương.


Phim khoa học về bệnh thiếu máu não

Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim bóp ra, tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Não bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh của não bộ sẽ bị suy giảm ngay. Theo Bs Lê Hùng (Nguyên Phó Viện Trưởng Viện YDHDT TP.HCM): “Khi não bị thiếu máu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng: thay đổi tính tình, trở nên khó tính, cáu gắt, giận dữ vô cớ hoặc lo âu buồn rầu, trầm cảm, giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung".


1. Các loại thiếu máu

  • Thiếu máu do thiếu B12
  • Thiếu máu do thiếu folate
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Thiếu máu do bệnh mạn tính
  • Thiếu máu tan máu
  • Thiếu máu bất sản vô căn
  • Thiếu máu hồng cầu to
  • Thiếu máu ác tính
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Thalassemia

2. Nguyên nhân

Cơ thể cần một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để tạo ra đủ hồng cầu. Sắt, vitamin B12 và axit folic là ba yếu tố quan trọng nhất. Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng do:

  • Những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng (ví dụ, bệnh celiac )
  • Ăn uống không đầy đủ
  • Mất máu từ từ (ví dụ, kinh nguyệt nhiều hoặc loét dạ dày)
  • Phẫu thuật loại bỏ một phần của dạ dày hoặc ruột


Nguyên nhân có thể gây thiếu máu bao gồm:

  • Một số thuốc
  • Phá hủy các tế bào hồng cầu sớm hơn bình thường (có thể do các vấn đề hệ thống miễn dịch)
  • Bệnh mạn tính như bệnh thận mạn, ung thư, viêm loét đại tràng, hay viêm khớp dạng thấp.
  • Một số bệnh thiếu máu, như bệnh Thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Mang thai
  • Vấn đề về tủy xương như lymphoma, bệnh bạch cầu, đa u tủy, hoặc thiếu máu bất sản.
  • Nhiễm vi khuẩn, vius, ký sinh trùng.
  • Chảy máu cấp tính trong chấn thương, xuất huyết nội tạng.

3.  Triệu chứng

Không có các triệu chứng nếu thiếu máu nhẹ. Nếu bệnh tiến triển chậm, các triệu chứng ban đầu có thể là:

  • Hay gắt gỏng
  • Yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hoặc khi tập thể dục.
  • Đau đầu
  • Không tập trung suy nghĩ được

Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng gặp là:

  • Da xanh, niêm mạc nhợt
  • Móng tay khô, mất bóng, dễ gãy
  • Tim: nhịp nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu
  • Hô hấp: khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh
  • Thần kinh: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thoáng ngất, ngất
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn kém, lưỡi đau
  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ hoặc giảm khả năng tình dục ở nam


Xét nghiệm máu: coi là thiếu máu khi bệnh nhân có 2 trong 3 dấu hiệu sau

  • Hematocrit giảm dưới mức bình thường
  • Nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường
  • Số lượng hồng cầu giảm dưới mức bình thường

3. Điều trị

Điều trị cần dựa vào nguyên nhân của tình trạng thiếu máu, có thể gồm:

  • Truyền máu
  • Corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch
  • Erythropoietin hồi phục chức năng tủy xương
  • Bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic, hoặc vitamin và khoáng chất khác

4. Biến chứng

Thiếu máu nặng có thể gây ra thiếu oxy trong các cơ quan quan trọng như tim, có thể dẫn đến đau tim.

Cần gặp chuyên gia y tế nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của thiếu máu, hoặc bất kỳ dấu hiệu chảy máu bất thường nào.

5. Dược liệu hỗ trợ điều trị thiếu máu

  • Thục địa (Rhemannia glutinosa): tư âm dưỡng huyết, dùng trong trường hợp thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
  • Đương quy (Angelica sinensis): Bổ huyết trong trường hợp thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, da dẻ xanh xo, gầy yếu, hoạt huyết, thông tiện nhuận tràng.
  • Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora): Bổ khí huyết trong trường hợp cơ thể mệt nhọc, thiếu máu, da xanh, thở ngắn, chóng mặt, nhức đầu, râu tóc bạc sớm, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt không đều, nhuận tràng thông tiện.
  • Cao ban long : chế bằng cách nấu từ gạc hươu, nai đực: Bổ huyết, dùng trong bệnh thiếu máu, an thai.
  • Dầu gấc : lycopen trong dầu gấc kích thích tủy xương tạo máu, dùng cho người thiếu máu hoặc nhu cầu cao như phụ nữ mang thai.
  • Huyết hươu Bắc Cực : có chứa 80% hàm lượng đạm và 1800 mg/kg sắt hữu cơ. Trong huyết hươu còn chứa các yếu tố kích thích sinh trưởng tế bào, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, tăng trưởng chiều cao, thần kinh, an thai và bổ dưỡng cho thai nhi.

6. Thiếu máu não điều trị như thế nào và khả năng phục hồi


Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới - thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và có xu hướng lặp lại nhiều lần.



Não bộ thường được nuôi bởi 2 hệ động mạch cảnh và 2 động mạch cột sống (động mạch thân nền) ở hai bên cổ. Giữa chúng còn có một hệ thống kết nối, liên kết với nhau trên bề mặt vỏ não và nền sọ để bù trừ khi một nhánh nào đó bị tắc hay đột ngột có vấn đề không bảo đảm đủ máu nuôi não. Bình thường não tiếp nhận chừng 15% cung lượng tim (50 ml máu/100 gr não/phút) và sử dụng 25% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Do đó, có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não:


- Xơ mỡ động mạch làm hẹp lòng ống để chứa máu và vận chuyển (nguyên nhân chính chiếm 60 - 80%).


- Dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch.


- Các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu.


Thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ làm đè ép vào mạch máu vốn đi chui trong lòng chúng.


- Các chèn ép từ bên ngoài vào thành động mạch...

7. Phòng và chữa bệnh

Bệnh có thể được chẩn đoán qua siêu âm DopplerCT-Scan, chụp động mạch não, lưu huyết não đồ, chụp cộng hưởng từ (MRI)... hay gián tiếp thông qua điện não (EEG), xét nghiệm sinh hóa và đông máu...

Điều trị bệnh thiếu máu não cần sự phối hợp chặt chẽ của nội khoa và các biện pháp can thiệp trực tiếp vào mạch máu bị bệnh. Điều trị nội khoa với các loại thuốc tăng cường tuần hoàn não, chống kết tập tiểu cầu, hạ lipid máu nhóm statin và các yếu tố nguy cơ khác như tiểu đường, tăng huyết áp… Nhưng đích quan trọng nhất là can thiệp vào mạch máu bị bệnh để mở thông lòng mạch bị hẹp - tắc để phục hồi lưu lượng máu nuôi não (các kỹ thuật tái tưới máu não).

Bản chất các tổn thương ở não trong thiểu năng tuần hoàn là do thiếu oxy và Glucose làm tế bào thần kinh bị đói năng lượng - gây rối loạn vận chuyển các ion làm tổn thương tế bào thần kinh. Việc điều trị chủ yếu làm sao cho mạch máu không còn bị hẹp và không gây ra các cục đông vón trong lòng mạch làm cản trở dòng chảy của máu như dùng thuốc: Aspirin, Ticlcodipin, Dipiridamol, Plavix hoặc Aggrenox, trong một số trường hợp bằng thuốc chống đông.

Những người bị thiếu máu não do hẹp động mạch cổ có thể được giải phẫu hoặc nong động mạch.


Cố gắng tìm ra các nguyên nhân gây nên thiểu năng tuần hoàn não để xử lý được tận gốc. Nếu phát hiện thấy các dị dạng mạch máu não thì nên phẫu thuật hay tìm các biện pháp giải quyết triệt để khác trước khi để chúng gây ra tai biến. Khi đã có các tổn thương ở não do thiếu máu gây ra thì việc sử dụng các chất bổ giúp phục hồi hoạt động của các tế bào thần kinh (Cerebrolysin, Gliatilin, Vitamin nhóm B...) là điều nên làm để giảm bớt tỷ lệ các di chứng sau đó.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: bệnh hẹp mạch máu não nếu không điều trị cơ bản sẽ có tới 30% bị tai biến nhồi máu não, ngược lại tỷ lệ này chỉ còn 2 - 3% nếu được điều trị tốt. Các trường hợp nhồi máu não cấp đã có thể được áp dụng kỹ thuật cấp cứu trong vòng 6 - 8 giờ đầu để tái thông dòng máu, nuôi não bằng phương pháp hút huyết khối trực tiếp đường động mạch.



Ngoài ra, tập luyện thể lực thường xuyên, yoga, dưỡng sinh cũng giúp tăng cường khả năng điều hòa, tự bù đắp của cơ thể và góp phần giảm bớt sự hẹp lòng mạch do xơ mỡ hay các cục vón tắc.


8. Bệnh viện thông minh giúp gì cho bạn:

- Đến bệnh viện thông minh.com bạn được kiểm tra bệnh miễn phí.

- Có giải pháp giúp bạn trị tận gốc bệnh này và phục hồi những tổn thương do bệnh lâu ngày để lại.

- Được cam kết hoàn tiền 100% nếu không trị khỏi bệnh của bạn.

- Giúp bạn trị bệnh miễn phí và tăng cường sức khỏe toàn diện.

- Giải pháp thông minh nhất hiện nay về sức khỏe mà không ở bất kỳ đâu có được.


Mọi chi tiết liên hệ:

http://www.benhvienthongminh.com

Công Ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo- Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Sức Khoẻ Của Bạn

Địa chỉ: 48/13, đường số 10, .P Bình Hưng Hoà B, Q. Bình Tân

Email: benhvienthongminh.com@gmail.com

Sđt: 08- 62665067      Hotline:  0935.1414.38- Mr Lâm