Chữa bệnh Phong thấp tê nhức chân tay

- Nhiều người tưởng rằng phong thấp là bệnh của tuổi già. Nhưng họ đã nhầm to, vì không hiếm người ở độ tuổi 20-40 cũng mắc bệnh này. Khi đó, phải chuẩn bị tư tưởng để chung sống suốt đời với nó.


I.                   BỆNH PHONG THẤP LÀ GÌ?



- Bệnh phong thấp là một bệnh kinh niên nguy hiểm gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là ở các khớp xương, hệ thần kinh, tim và các tổ chức dưới da. Đây là một chứng bệnh rất khó chuẩn đoán vì những triệu chứng của nó khá giống với những bệnh khác hoặc triệu chứng của nó không rõ ràng, bệnh thường có những đợt cấp tính, tái phát và các giai đoạn ổn định, cho nên tùy theo từng giai đoạn diễn biến của bệnh có tổn thương chính nằm ở cơ quan nào và tiến triển đến giai đoạn nào mà gọi tên cho phù hợp như : thấp khớp cấp, thấp khớp tái phát, thấp tim cấp, thấp tim tái phát, di chứng van tim hậu thấp, thấp tim tiến triển..

- Nhiều người tưởng rằng phong thấp là bệnh của tuổi già. Nhưng họ đã nhầm to, vì không hiếm người ở độ tuổi 20-40 cũng mắc bệnh này. Khi đó, phải chuẩn bị tư tưởng để chung sống suốt đời với nó.


- Giai đoạn chuyển mùa là những ngày khổ cực nhất của người bị bệnh phong thấp. Họ thường than thở rằng da thịt, thậm chí toàn bộ xương cốt trong người cứ như bị bó chặt, đau tựa kim châm, như bị dao cứa…Phong thấp chính là bệnh viêm khớp xương. Triệu chứng ban đầu là khớp xương sưng đau, mà trước tiên là các khớp ngón tay và cổ tay. Sau đó, hiện tượng này chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác, chẳng bao lâu sau sẽ lan dần đến hai mươi khớp xương còn lại. Đặc trưng của bệnh là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Nếu thấy xuất hiện thêm triệu chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy có nghĩa là bệnh đã chuyển thành mạn tính.
- Triệu chứng của bệnh phong thấp rất dễ lẫn với một số bệnh xương khớp khác như chứng khớp xương biến dạng, hiện tượng xương và khớp bị lão hóa. Vì vậy, trong thực tế, đã có những người bị chẩn đoán mắc chứng phong thấp, nhưng khi khám kỹ ở chuyên khoa thì hóa ra lại bị khớp xương lão hóa, biến dạng.


- Về điều trị, loại hoóc môn do vỏ bên ngoài tuyến thượng thận tiết ra rất công hiệu với bệnh. Tuy nhiên, ngoài những tình huống đặc biệt, không nên sử dụng vì hoóc môn này làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với vi khuẩn và gây những phản ứng phụ khó lường. Nhưng dù dùng loại thuốc nào, người bệnh đều phải nghiêm ngặt tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngoài việc dùng thuốc, có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như: dùng sóng cực ngắn, tắm hơi (xông hơi), tắm nước nóng, châm cứu, tắm nắng…
Điều tối quan trọng trong việc điều trị bệnh phong thấp là chuẩn bị tâm lý chữa bệnh.

- Đây là thứ bệnh chưa rõ nguyên nhân và chưa có phương sách gì điều trị dứt điểm. Vì vậy, cần chuẩn bị tư tưởng và có kế hoạch để “chiến đấu” lâu dài
Biểu hiện bệnh này như thế nào?1. Viêm khớp: là biểu hiện thường gặp nhất, có ở 75% các bệnh nhân phong thấp ở giai đoạn cấp tính. Viêm khớp thường xảy ra sau 1-2 tuần bị viêm họng với sốt, đau họng, nuốt đau, họng bị đỏ, sần sùi, 2 amidan to, đỏ nhưng có khi không có viêm họng đi trước.

II.                DI CHỨNG CỦA BỆNH PHONG THẤP
1. Viêm khớp:  biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Thường là viêm nhiều khớp; khớp lớn: khớp gối, khuỷu, vai, cổ tay, cổ chân; di chuyển từ khớp này qua khớp khác rất nhanh, đôi khi có tràn dịch với nước trong, nhưng không bao giờ hóa mủ, tự khỏi sau 5-15 ngày, không để lại di chứng, không biến dạng khớp, không cứng khớp, không teo cơ, không giới hạn cử động kéo dài, chỉ trừ lúc khớp đang viêm, bệnh nhân có thể không đi được do đau trong vài ngày rồi tự lành dù không điều trị.

2. Viêm tim: là biểu hiện nặng nhất ở trẻ em, có thể gây tử vong nếu nặng và thường để lại di chứng tạo thành các bệnh van tim hậu thấp.
Viêm tim từng xảy ra trong đợt thấp lần đầu hay lần thứ hai, có thể xuất hiện một mình hoặc kèm theo các triệu chứng khác ở khớp, da, thần kinh. Thấp tim đợt cấp có thể gây Viêm nội tâm mạc, cơ tim, màng ngoài tim hay cả 3 lớp cùng một lúc.

- Ðể có ý niệm về tiên lượng, có thể chia ra ở các mức độ:
. Viêm tim nhẹ
. Viêm tim trung bình
. Viêm tim nặng

3. Múa vờn: xảy ra ở khoảng 10-15% các bệnh nhân bị thấp. Múa vờn có thể là một triệu chứng đơn độc của phong thấp hoặc có thể phối hợp với nhiều triệu chứng khác.Ðây là biểu hiện của thần kinh trung ương, thường xảy ra chậm 2 – 6 tháng sau khi bị viêm họng, khi đó các triệu chứng khác của phong thấp đã hết. Bệnh bắt đầu từ từ, trẻ đang bình thường, bắt đầu có những động tác vụng về như cầm đồ vật hay bị rớt, viết chữ xấu đi, không thẳng nét; trẻ trở nên ngớ ngẩn, học kém hơn bình thường.
- Ðến giai đoạn toàn phát, trẻ hay hốt hoảng, lo lắng, nói năng khó khăn, nói không thành câu, viết khó, chữ viết xiêu vẹo, không ngay hàng, vẽ khó, làm những động tác khéo léo bằng tay khó khăn, đi đứng loạng choạng muốn ngã, nghiến răng, sức cơ trở nên yếu rồi không đi được.
- Khi bệnh nặng, trẻ có những động tác bất thường, tay chân múa may, quờ quạng. Hai tay không giữ yên được, luôn luôn có những động tác bất thường, không chính xác, biên độ rộng, không nhịp nhàng. Các cơ hay bị tổn thương nhất là ở mặt và 2 tay. Múa vờn thường được khởi phát bởi xúc động về tâm lý, tăng mạnh bởi các kích thích từ bên ngoài, gắng sức, mệt mỏi và lắng dịu khi trẻ ngủ. Múa vờn thường kéo dài cả mấy tuần, mấy tháng, có khi cả năm nhưng không để lại di chứng.



4. Nốt cục dưới da: là những hạt tròn, cứng, di động, không đau, sờ được ở những xương nhô ra và có da mỏng như khủy tay, cổ tay, cổ chân, bàn chân, da đầu vùng chẩm, xương bả vai, gai xương chậu, xương sống xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần rồi hết, không để lại di chứng. Ngày nay, các nốt cục dưới da này ít gặp, chỉ thấy ở khoảng 1% số bệnh nhân phong thấp.

5. Hồng ban vòng: là triệu chứng ngoài da điển hình của phong thấp nhưng cũng hiếm gặp khoảng dưới 5%. Ðó là các đốm màu hồng, ở giữa nhạt màu hơn, có bờ tròn xung quanh, thường thấy ở ngực, gốc tứ chi, không có ở mặt và niêm mạc. Hồng ban thường di chuyển, không ngứa và thường để lại di chứng.Như vậy người trẻ tuổi cũng có thể bị phong thấp không phải là hiếm và bạn nên chú ý những thay đổi bất thường của cơ thể để chăm sóc bản thân được tốt hơn


III.             TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH PHONG THẤP ?

-  Khi bị bệnh phong thấp triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh đó là cảm thấy cứng ở các đầu khớp xương và ảnh hưởng nhiều nhất đó là các khớp xương tay, đầu gối, vai, xương chậu, đặc biệt nhất là trên xương sống. Khi chúng ta vận động cảm thấy đau ở các khớp xương này, có khi bị sưng, nắn xung quanh các khớp xương sẽ cảm thấy đau và cử động các khớp xương bị hạn chế có khi phát ra tiếng kêu răng rắc bên trong


 - Các khớp xương đau nhức và sưng lên, nhất là các khớp xương nhỏ của bàn chân và bàn tay

-  Buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi cảm cảm thấy đau nhức hoặc cứng toàn thể những khớp xương và bắp thịt

-  Triệu chứng bệnh phong thấp làm rối loạn tự miễn dịch có thể gây khô mắt, mũi, miệng và cổ họng hoặc có thể khô da do bị viêm tuyến tiết dịch làm ẩm

 -  Xuất hiện nốt dưới da  những cục u cứng nằm dưới da gần chỗ khớp bị đau, những cục u này thường xuất hiện phía sau khuỷu tay và đôi khi xuất hiện cả trong mắt

-  triệu chứng phổ biến nhất của viêmkhớp thấp là đau nhức ở các khớp. Khi bị đau khớp, mọi người thường nghĩ do vận động quá sức hoặc viêm xương khớp 

-  Đăc biệt phong thấp có thể gây viêm các tuyến nước bọt, nước mắt, màng phổi, tim và ngay cả các mạch máu.


IV.             NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH PHONG THẤP ?
- Do các màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này càng ngày càng dày lên, chất đạm này cũng phá hủy dần lớp xương, sụn, gân và những dây chằng nơi khớp. qua thời gian dần dần khiến những khớp xương bị dị dạng méo mó dẫn đến có thể bị phá hủy
- Những nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng điều khiến các màng lót bị sưng lên là do nhiễm trùng, một số người có những gien di truyền khiến họ dễ bị nhiễm trùng và yếu tố khác như tuổi già, phái nữ, hút thuốc lá..


V.                PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH: 
+ Dùng phương pháp lọc máu lấy bớt những kháng thể làm viêm và đau khớp
+ Khi khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều có thể giải phẫu thay khớp để có thể tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau
+ Hiện nay để điều trị bệnh phong thấp ta có thể áp dụng bằng phương pháp đông y, bạn có thể tham khảo các bàithuốc dân gian hoặc những bài thuốc cổ chữa bệnh phong thấp cũng khá tốt và bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau đây : 


- Thể phong thấp

+ Triệu chứng: Các khớp và thân thể đau nhức, đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, các khớp khó cử động, cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi, thích nằm, mạch phù. Bài 1: Rễ xấu hổ 16g, thiên niên kiện 10g, vòi voi 16g, huyết đằng 16g, thổ linh 20g, độc hoạt 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Hy thiêm 16g, cỏ xước 16g, rễ bưởi bung, kinh giới 16g, phòng phong 12g, thương nhĩ 16g, tang ký sinh 16g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày một thang.

- Thể hàn thấp

+ Triệu chứng: Đau ở một khớp hoặc nhiều khớp, đau cố định, không chạy như phong thấp. Càng lạnh càng đau. Đau nhiều về đêm. Các khớp khó co duỗi. Chân tay lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng. Bài 1: Thương nhĩ tử (sao) 16g, thiên niên kiện 10g, rễ cỏ xước 16g, rễ cà gai leo 16g, rễ tất bát 12g, nam tục đoạn 16g, ngải diệp (sao) 16g, quế chi 10g, trần bì 10g, thổ phục linh 20g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Nam tục đoạn 16g, kinh giới 16g, kê huyết đằng 16g, độc hoạt 12g, cỏ xước 16g, thủ ô chế 16g, bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 12g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày một thang (uống khi nước thuốc còn nóng).


- Thể tê thấp

+ Triệu chứng: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì, đi lại chậm chạp khó khăn, đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Nếu bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể. Trường hợp này mạch nhu hoãn. Cách chữa: Khu phong tán hàn, trừ thấp. Bài 1: Tang ký sinh 16g, phòng phong 12g, kinh giới 16g, tất bát 12g, huyết đằng 16g, tế tân 6g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, xuyên khung 12g, độc hoạt 12g, hà thủ ô (chế) 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Bài thuốc chườm: Ngải diệp và lá cúc tần, mỗi thứ một nắm sao rượu, khi còn đang nóng chườm vào nơi đau. Công dụng: giảm đau, chống viêm, thông kinh hoạt lạc, phục hồi chức năng sinh lý cho xương khớp. Chú ý: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý; chống lạnh, tránh nơi ẩm thấp, luôn luyện tập và kết hợp xoa bóp để chống xơ cứng.

VI. SỰ CẤM KỴ TRONG KHI DÙNG THUỐC

6.1. Những vị thuốc cấm kỵ khi có thai

a. Loại cấm dùng: Ba đậu (tả hạ), Khiên ngưu, Đại kích, Thương lục (trục thuỷ): Tam thất (hoạt huyết); Sạ hương (phá khí); Nga truật, Thuỷ diệt, Manh trùng (phá huyết). Các vị thuốc trên có tác dụng trục thuỷ, tả hạ, phá khí, phá huyết.

b. Loại dùng thận trọng: Đào nhân, Hồng hoa (hoạt huyết); Bán hạ, Đại hoàng (tả hạ): Chỉ thực (phá khí); Phụ tử, Can khương, Nhục quế (đại nhiệt). Các vị thuốc trên có tác dụng phá khí, tả hạ, hoạt huyết, đại nhiệt.

6.2. Các vị thuốc tương phản lẫn nhau

- Cam thảo chống: Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo

- Ô dầu phản: Bối mẫu, Bán hạ, Bạch cập, Bạch liễm.

- Lê lô phản: các loại Sâm, Tế tân, Bạch thược

6.3. Cấm kỵ trong khu uống thuốc

Cam thảo, Hoàng liên, Cát cánh, Ô mai kiêng ăn thịt lợn: Bạc hà kiêng Ba ba; Phục linh kiêng gấm.

Khi ăn uống chú ý không nên dùng các thức ăn chống lại tác dụng của thuốc.

Thí dụ: dùng thuốc ôn trung trừ hàn (nóng ấm) không ăn các đồ ăn lạnh; dùng các thuốc kiện tỳ, tiêu đạo không nên ăn chất béo, chất khó tiêm dùng thuốc an thần không nên ăn chất kích thích



- Nếu các bạn chưa hiểu về các bài thuốc cũng như cách áp dụng bài thuốc trên liên hệ các chuyên gia của Công Ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo. Đường dây nóng: 0935141438-Bs Lâm để được tư vấn và cắt thuốc chữa bệnh phong thấp và chữa viêm amidan hiệu quả nhất .