Công dụng và các bài thuốc từ trái nhàu Việt Nam

Nhiều nghiên cứu dịch tễ dự đoán vào năm 2025 số bệnh nhân BTĐ trên toàn thế giới sẽ v ào khoảng 300-330 triệu người, chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu (Tạ Văn Bình et al., 2007). Trước sự gia tăng nhanh chóng của BTĐ, nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm kiểm soát BTĐ một cách hiệu quả. Trong đó, liệu pháp sử dụng các loại thảo dược là một trong những hướng đi mới được quan tâm (Buyukbalci et al., 2008). Trong ngành y học cổ truyền, cây Nhàu được xem là một cây thuốc quý vì hầu hết các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc (Đỗ Tất Lợi, 2005). Công dụng của cây Nhàu cũng đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới với nhiều phương pháp tách chiết khác nhau và cho các kết quả khả quan về tiềm năng chữa BTĐ (Palu et al.,2008).

    http://www.benhvienthongminh.com

    hành phần quả nhàu và một số đặc trưng hóa sinh, khả năng kháng khuẩn của dịch chiết

    Ngày nay, việc tìm kiếm các loại thuốc có khả năng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là các loại thuốc có nguồn gốc từ các nguồn dược thảo thiên nhiên là mối quan tâm đặc biệt của các nhà hoá sinh và y dược trên thế giới.

    Theo Tổ chức Sức khoẻ thế giới ( HO), cho đến nay, trong khoảng 20.000 cây thuốc đã phát hiện chỉ có khoảng 50 cây được khai thác trong công nghiệp hoá dược. Nhiều cây thuốc được thu hái và chế biến chỉ mới theo kinh nghiệm chứ chưa được tiêu chuẩn hoá cả định tính và định lượng, khó cho phép tạo ra những sản phẩm đồng đều.

    Quả nhàu có nhiều ứng dụng trong đời sống

    Chính vì vậy những khảo sát thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây thuốc là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở khoa học để đánh giá nguồn dược liệu và ứng dụng vào việc chữa bệnh.
    Cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) thuộc chi Nhàu (Morinda L.) họ Cà phê (Rubiaceae) là cây có rễ được sử dụng chữa bệnh cao huyết áp và quả được ăn với muối giúp dễ tiêu, nhuận tràng, chữa ho, cảm hen, thũng, đái đường [6]. Với mục đích tìm hiểu rõ hơn cây dược liệu dân gian quen thuộc này, đồng thời nhằm kiểm chứng tác dụng kháng khuẩn của nó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Một số đặc trưng hoá sinh và khả năng kháng khuẩn của dịch chiết quả Nhàu (Morinda citrifolia L.)”.

    Bài viết thành phần quả nhàu này được Noni Greentrích dẫn từ tài liệu “MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HÓA SINH VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT QUẢ NHÀU (Morinda citrifolia L.)” của hai tác giả VÕ THỊ MAI HƯƠNG, TRẦN THANH PHONG thuộc trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

    Quý độc giả có thể tải full bộ tài liệu tại đây

    I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN QUẢ NHÀU

    – Đối tượng: Quả nhàu (Morinda citrifolia L.) chín.

    Quả nhàu Morinda chín

    – Các phương pháp xác định thành phần hoá sinh:


    • Định lượng đường khử bằng phương pháp Bertrand;
    • Định lượng protein bằng phương pháp Lowry;
    • Định lượng lipid bằng phương pháp dùng Soxhlet;
    • Định lượng cellulose bằng phương pháp thuỷ phân bằng acid;
    • Định lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ với 2,6- dichlophenolinophenol (DPIP) [7, 9];
    • Xác định hoạt độ enzym catalase bằng phương pháp chuẩn độ với KMnO4.
    • Xác định hoạt độ enzym peroxidase bằng phương pháp so màu.
    • Hàm lượng glutation dạng khử được đo bằng phương pháp hóa học với thuốc thử Ellman [3].
    • Chỉ số peroxit hóa lipit (LP) được xác định theo phương pháp Placer (1966).


    – Phương pháp chiết flavonoid [8]:


    + Chiết và định lượng flavonoid toàn phần: flavonoid toàn phần được chiết qua Soxhlet bằng dung môi ethanol. Chế phẩm thu được gọi là cao toàn phần (CT).
    + Chiết và định lượng flavonoid tổng số theo quy trình B.C. Talli, chế phẩm được ký hiệu là FT.
    + Quy trình chiết phân lớp: Mẫu được ngâm chiết rút 3 lần/3ngày với hỗn hợp MeOH: H
    2O (9: 1), cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn tổng MeOH (ký hiệu là CFm).

    Chiết và thu cặn tổng MeOH tương tự như trên, thêm khoảng 100-300ml nước cất vào cặn và chiết phân lớp lần lượt với n-Hexan, EtOAC, n-Butanol.

    Loại dung môi trên nồi cách thuỷ thu được cao chiết tương ứng, ký hiệu là CFh, CFe và CFb.

    – Định tính flavonoid bằng các phản ứng hoá học đặc trưng: Phản ứng Shinoda; phản ứng với dung dịch kiềm đặc; phản ứng với acid sulphuric đặc; phản ứng với FeCl3; phản ứng định tính catechin [2].

    – Thử hoạt tính kháng vi sinh vật theo phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch [1]. Các chủng vi sinh vật (VSV) kiểm định đại diện gây bệnh cho người do Trung tâm Kiểm nghiệm Dược, Mỹ phẩm-Thừa Thiên Huế cung cấp, gồm: Vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli; Salmonella typhi và vi khuẩn Gram (+): Staphylococcus aureus; Bacillus pumilus.

    – Các số liệu thực nghiệm được xử lý thống kê trên chương trình MS-Excel. Trung bình mẫu±sai số chuẩn.

    II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 

    1. Một số thành phần hóa sinh của quả Nhàu

    Thành phần hóa sinh của quả nhàu

    Kết quả phân tích một số thành phần hóa sinh trong dịch chiết quả nhàu (hình 1) cho thấy: Hàm lượng cellulose trong quả nhàu (19,33%) cao hơn hẳn so với đường khử (5,27%), protein (2,8%) và lipid (8,75%)

    2. Hoạt độ của enzyme chống oxy hoá (catalase, peroxidase) và hàm lượng một số chất chống oxy hóa trong quả Nhàu

    Catalase (C-ase) là enzyme chứa sắt tìm thấy trong tất cả mô hiếu khí, xúc tác cho phản ứng phân giải H2Othành H2O và O2. Trong hệ thống enzyme antioxidant (enzyme chống oxy hóa) thì C-ase là một trong những enzyme quan trọng nhất, có tác dụng loại trừ H2Otích tụ trong tế bào.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt độ riêng của C-ase trong quả Nhàu rất cao, đạt 32,626 U/mgprotein (bảng 1).

    Hoạt độ của enzyme này ở quả Nhàu cao hơn so với một số đối tượng khác như Dứa xanh 2,38 U/mg protein, Dưa leo 3,03 U/mg protein, vỏ Nha đam non 25,33 U/mg protein, ruột Nha đam non 9,44 U/mg protein, củ Gừng 0,06 U/mg protein, hạt Tiêu 1,17 U/mg protein [4].

    Hoạt độ catalase và peroxidase trong quả nhàu

    Enzyme peroxidase (P-ase) có mặt ở động vật và thực vật, tác động lên H2Ovà peroxide hữu cơ trong sự hiện diện của chất nhận oxy. Peroxidase ngăn chặn sự nhiễm độc của tế bào bằng cách phân huỷ H2Ođược tạo thành trong quá trình trao đổi chất.

    Ngoài ra enzyme này còn xúc tác cho các phản ứng oxy hóa nhiều loại polyphenol và amime thơm, tạo thành các sản phẩm khác nhau.
    Hoạt độ peroxidase của quả Nhàu rất cao (68,818U/mg protein). So sánh với hoạt độ của enzyme này ở vỏ nha đam non (0,44 U/mg protein), ở ruột nha đam non (0,12 U/mg protein) và
    một số đối tượng cây dược liệu khác thì hoạt độ enzyme P-ase trong nghiên cứu này của quả Nhàu cao hơn rất nhiều [6].

    * Một số hợp chất chống oxy hoá
    Trong quá trình loại gốc tự do, các chất chống oxy hoá tự nhiên có trọng lượng phân tử thấp có mặt trong các hệ thống sinh học cũng thường được chú ý, trong đó glutation dạng khử (GSH) đóng vai trò quan trọng. Khi nồng độ H2Otrong tế bào thấp, glutation peroxydase là hệ thống bảo vệ chính của tế bào. Khi nồng độ H2Olớn gây độc hại thì C-ase bước vào hoạt động. Bên cạnh đó vitamin C (VTMC) được xem như là một thuốc có tác dụng chống oxy hoá, chống gốc tự do.

    Chỉ số peroxid hoá lipid (LP) được xác định như là chỉ số nói lên tác động của gốc oxy phân tử lên màng tế bào mà có thể mô tả như phản ứng giữa các gốc phát sinh từ O2, H2O và của acid béo không no [5].

    Kết quả định lượng một số chất có tác dụng chống oxy hóa trên trong quả nhàu như sau:
    – Hàm lượng glutation dạng khử (GSH) trong quả Nhàu khoảng 2,270 µM/g mẫu, cao hơn nhiều so với thành phần này ở Cam thảo đất (0,37), Sài đất (1,13), Chè xanh (0,87)…
    – Hàm lượng vitamin C chiếm 121mg/100g.
    – Chỉ số peroxid hóa lipid (LP) đạt 79,392 nM MDA/g mẫu.
    Nhìn chung hoạt độ các enzyme chống oxy hóa trong quả Nhàu tương đối cao, cùng với sự có mặt một số thành phần chống oxy hóa khác phản ánh khả năng chống oxy hóa của đối tượng này luôn được duy trì ở mức cao.

    3. Hàm lượng các chế phẩm tách chiết từ quả nhàu bằng các quy trình khác nhau

    Kết quả chiết CT bằng dung môi ethanol thu được hàm lượng cao nhất (8,35%);

    Hàm lượng flavonoid tổng số (FT) chiết theo quy trình Talli thu được 4,12%;

    Chiết phân lớp với các dung môi khác nhau (CF), lần lượt thu được:

    • Dung môi MeOH (CFm): 8,06%;
    • Dung môi n-Hexan (CFh): 2,15%;
    • Dung môi EtOAC (CFe): 1,76%
    • Dung môi n-BuOH (CFb): 1,81%.


    Như vậy tỷ lệ chế phẩm thu được từ chiết phân lớp là khác nhau, trong đó chế phẩm MeOH chiếm hàm lượng cao nhất.

    Hàm lượng chế phẩm thu được khi phân tich quả nhàu

    4. Định tính flavonoid bằng các phản ứng hóa học đặc trưng

    Flavonoid cho phản ứng đặc trưng với một số chất thử như: Dung dịch NaOH, H2SO4, FeCl3, vanilin 1% trong HCl.

    Phản ứng dương tính thể hiện qua màu sắc đặc trưng dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

    Thí nghiệm định tính (bảng 2) cho phép dự đoán thành phần flavonoid ẩn trong dịch chiết phân lớp và dịch chiết flavonoid tổng số của quả Nhàu.
    Kết quả định tính trên cho thấy dịch chiết tổng MeOH quả Nhàu cho phản ứng dương tính với cả 4 loại thuốc thử chứng tỏ sự có mặt của flavonoid.

    Chế phẩm chiết phân lớp bằng dung môi EtOAC cho phản ứng dương tính mạnh hơn cả, màu phản ứng của chế phẩm với thuốc thử cho phép dự đoán sự có mặt của một số flavonoid.

    Chế phẩm chiết phân lớp bằng dung môi n-BuOH không có phản ứng tạo màu đặc trưng của flavonoid với H2SOvà FeClvà có phản ứng yếu với NaOH và dung dịch vanilin 1% trong HCl đặc.

    5. Hoạt tính kháng khuẩn của các dịch chiết quả Nhàu

    Tính kháng khuẩn là một trong những tác dụng sinh học được quan tâm của các cây thuốc.
    Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chế phẩm CT, FT và CF từ quả Nhàu cho thấy các chế phẩm đều có khả năng kháng với 4 loại vi sinh vật kiểm định, trong đó 
    Saureu là chủng nhạy cảm nhất.

    Hoạt tính kháng khuẩn đối với các loại vi khuẩn gây bệnh của các chế phẩm cụ thể như sau:
    + Chế phẩm CFm kháng mạnh đối với cả 4 nhóm VSV kiểm định, nhất là đối với 
    Saureus.
    + Chế phẩm CF
    kháng mạnh đối với cả 4 nhóm VSV kiểm định, đặc biệt đối với S. typhi.
    Chế phẩm CF
    kháng mạnh nhất đối với S. aureus, S. typhi và E. coli. FT kháng mạnh vi khuẩn S. aureus và S. typhi. Trong các chế phẩm thu được, chế phẩm CFcó tác dụng kháng Bpumilus mạnh nhất; chế phẩm CFkháng E.coli mạnh nhất.
    + Nhìn chung dịch chiết quả Nhàu thể hiện hoạt tính kháng khuẩn khá cao.

    III. KẾT LUẬN

    1. Quả Nhàu chín chứa 5,27g/100g đường khử; 0,033g/100g protein; 8,750g/100g lipid; 19,33 (%) cellulose:
    2. Hoạt độ một số enzyme và các chất chống oxy hoá trong quả Nhàu khá cao. Hoạt độ riêng của C-ase là 32,626 (U/mgprotein), hoạt độ riêng của P-ase là 68,818 (U/mg protein), hàm lượng vitamin C là 0,121 (g/100g mẫu). Chỉ số LP: 79,39 (nM MDA/g mẫu)
    3. Hàm lượng cao toàn phần với dung môi ethanol (CT) chiếm 8,35%; flavonoid tổng số (FT): 4,125%; các chế phẩm chiết phân lớp với dung môi MeOH (CF
    m): 8,06%; n-Hexan (CFh):
    2,15%; dung môi EtOAC (CF
    e): 1,76% và dung môi n-BuOH (CFb): 1,81%. Dự đoán sự có mặt của flavonoid trong tất cả các dịch chiết quả Nhàu thu được.
    4. Các chế phẩm CF
    m, CFh, CFe, CFb, CT, FT (flavonoid tổng số) đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh với các loại vi sinh vật kiểm định. Trong đó đáng chú ý là 2 loại VSV kiểm định Staphylococcus aureus và Salmonella typhi là nhạy cảm nhất đối với tất cả các chế phẩm nghiên cứu CFb, CFvà FTnói trên.

    Sử dụng rễ nhàu trong y học cổ truyền – Lương Y Võ Hà


    tài liệu sử dụng rễ nhàu

     

    Bài viết được trích dẫn từ tài liệu ” SỬ DỤNG RỄ NHÀU TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN ” của Lương Y Võ Hà.

    ” Khác với những lời quảng cáo phóng đại và cường điệu về công dụng của sản phẩm NONI JUICE tinh chế từ trái Nhàu, y học cổ truyền thường chỉ sử dụng bộ phận rễ từ cây Nhàu như một vị thuốc an thần hoặc thông kinh hoạt huyết.

    Ngoài ra rễ Nhàu hoặc trái Nhàu không có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, bổ khí hoặc bổ huyết.
    Từ lâu nhân dân ta cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới như Campuchia, Philippine, Ấn độ . . . đã biết sử dụng một số bộ phận cây Nhàu để làm thuốc. Do hiệu quả của nó, dần dần các
    nhà khoa học cũng đã quan tâm nghiên cứu.

    Sử dụng rễ nhàu trong làm thuốc

    Năm 1848 Ông Anderson, một nhà khoa học người Pháp đã tách ra được từ rễ Nhàu chất Moridin có công thức tổng quát C28H30O15 và chất Moridon có công thức C15H10O5. Tiếp theo nhiều người khác như ông Perkin và Hummel năm 1894, ông Simonson năm 1920, ông Briggs năm 1948 cũng đã tiếp tục những công trình này.
    Tai Việt Nam, Nhàu rừng là một trong số 300 vị thuốc Nam được Lương y Nguyễn an Cư (1877-1949) một thầy thuốc nỗi tiếng của Nam Bộ trước Cách Mạng Tháng Tám khuyến khích sử dụng xen kẻ với thuốc Bắc để tiết kiệm cho người bệnh. Nhàu rừng và Rễ Nhàu cũng là hai trong số 208 vị thuốc Nam được Lương y Viêt Cúc ghi lại trong “Nam dược tính yếu lược” (1965). Đặc biệt từ năm 1952 bác sĩ Đặng văn Hồ, nguyên là giám đốc Bệnh viện Lao Ngô Quyền và các cộng sự của ông đã tiến hành hàng chục năm liền nghiên cứu tác dụng của rễ Nhàu trên các bệnh nhân. Công trình nầy sau đó đã được tổng kết và công bố vào năm 1973.

    Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nhà nghiên cứu nỗi tiếng về “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng đã đề cặp đến cây Nhàu và xếp vị thuốc nầy vào danh mục những vị thuốc về huyết áp. Hiện nay nhiều xí nghiệp Dược trong nước cũng đã sản xuất thuốc viên nhàu và thuốc nước chiết xuất từ Nhàu. Như vậy có thể nói cây Nhàu đã được nghiên cứu và sử dụng trong y học cổ truyền cũng như trong y học hiện đại từ lâu.

    MÔ TẢ CÂY NHÀU

    Cây Nhàu thuộc họ cây cà phê, có tên là Morinda Citrifolia L. thường mọc ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta Nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch ở khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung.

    Cây Nhàu có thể cao từ 6m đến 8m, lá mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài từ 12cm đến 15cm rộng từ 6cm đến 8cm.

    Cây nhàu 6 tháng tuổi

    Trái Nhàu hình tròn hoặc hình bầu dục, có từng múi nhỏ.

    Trái lúc còn non màu xanh lợt, da láng; khi trái chín da chuyển sang màu đen, vị cay, nồng, khó ngửi. Vì mùi vị khó chịu nên Đông y thường chỉ sử dụng rế Nhàu hoặc thân cây Nhàu thái mỏng để làm thuốc. Rễ Nhàu bào ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây Nhàu bào ra có màu vàng lợt hơn.

    trái nhàu xanh và trái nhàu chín già

    TÁC DỤNG DƯỢC LÝ RỄ NHÀU

    Nhân dân ta nhiều nơi đã có truyền thống dùng rễ Nhàu đã được thái mỏng phơi khô sắc uống để trị đau lưng, phong thấp. Nhiều người cũng dùng tráiNhàu chín chấm muối ăn với cùng công dụng. Phụ nữ một số vùng còn ăn trái Nhàu chín để làm nhuận trường, họat huyết hoặc điều hòa kinh nguyệt.
    Sau nầy khi phân tích dược tính của rễ Nhàu, giáo sư Caujolle, Giám đốc Trung Tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất; G.S. Youngken thuộc Trường Đại Học Dược khoa Massachusette; G.S. Ikeda
    thuộc Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản . . . đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu (Extrait des racines de Morinda Citrifolia) có dược tính sau:

    -Có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ.
    -Làm êm dịu thần kinh.
    -Hạ huyết áp kéo dài.
    -Rất ít độc và không làm nghiện.

    Sách “Gia y trị nghiệm” của Lương y Việt Cúc có ghi “rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp.”
    Trên thực tế, qua kinh nghiệm sử dụng riêng của tác giả hoặc dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có 2 tác dụng đáng lưu ý: dưỡng tâm an thần và thông kinh họat huyết Những người thường hay bị căng thẳng, tâm lý dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dùng rễ Nhàu có thể cảm thấy thần kinh được êm dịu, thư giãn, dễ ngủ. Ngược lại một số bịnh nhân bình thường hay lo sợ vu vơ, buồn bực, than vãn thì nước sắc rễ Nhàu có thể làm cho họ cảm thấy tươi tỉnh lạc quan hơn.

    Tác dụng tự điều chỉnh giữa hưng phấn và ức chế, giữa thần kinh giaocảm và đối giao cảm cũng đã được nhóm nghiên cứu của bác sĩ Đặng văn Hồ ghi nhận: “Dựa theo sự quan sát trực tiếp trên người bệnh, chúng tôi nhận thấy thuốc ấy (nước sắc rễ Nhàu) tạo nên một sự thoải mái rất đặc biệt, niềm vui, sự lạc quan, sự minh mẫn trong suy luận và cải thiện tánh tình người bệnh.”
    Tính chất điều hòa thần kinh còn thấy thể hiện ở hiệu quả của việc điều hòa huyết áp, Thuốc sẽ làm hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng lên ở những người huyết áp thấp. “Trong một số trường hợp sức khoẻ quá kém vì áp huyêt thường xuyên quá thấp, chúng tôi cũng cho bệnh nhân dùng thuốc rễ nhàu và một mình thuốc ấy đã gia tăng áp huyết của họ lên 2 hoặc 3 chỉ số”.
    Ngoài tác dụng ổn định áp huyết qua cơ chế thần kinh, tác dụng thông kinh hoạt huyết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện tuần hòan huyết nên rễ Nhàu vẫn đang là một vị thuốc Nam thông dụng được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.

    Y học ngày nay đã biết được rất rõ là khi thần kinh con người bị căng thẳng thì trương lực cơ bắp gia tăng, họat động nội tạng bị rối lọan, huyết áp tăng,
    lượng bạch cầu giảm . . . Trong điều kiện như vậy, tất cả các biện pháp hoặc các dược chất làm ổn định định được thần kinh – trong đó có rễ Nhàu hoặc trái Nhàu- đều có khả năng giúp cải thiện tình hình. Tuy nhiên
    đối với các bệnh có tổn thương thực thể hoặc các chứng viêm nhiểm, nhất thiết phải cần các vị thuốc hoặc các phương pháp đặc trị mà rễ Nhàu không thể thay thế được. Ngòai ra rễ Nhàu cũng không thể thay thế được các vị thuốc có tác dụng bổ khí hoặc bổ huyết, bổ âm hoặc bổ dương của y học cổ truyền.

    Sau đây là một vài toa thuốc Nam có sử dung rễ Nhàu:

    *Chữa nhức đầu kinh niên, đau nữa đầu:

    -Rễ Nhàu 24g -Muồng trâu 12g
    -Cối xay 12g -Rau má 12g
    -Củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 08g
    Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống
    lúc thuốc còn nóng.

    *Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao:

    -Rễ Nhàu 24g -Thảo quyết minh (sao thơm) 12g
    -Rau má 08g -Thổ phục linh 08g
    -Võ bưởi 06g -Gừng sống 03lát
    Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống
    lúc thuốc còn nóng.

    *Chữa đau lưng do thận suy, phong hàn thấp xâm nhiểm:

    -Rễ Nhàu 12g -Bù ngót 08g
    -Cối xay 08g -Dây gùi 08g-Ngó bần 08g -Đậu săn 08g
    -Tầm gửi cây dâu 08g -Rễ ngà voi 08g
    -Ngủ trảo 12g
    Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống
    lúc thuốc còn nóng.

    *Chữa nhức mỏi, tê bại do phong thấp:

    -Rễ Nhàu 40g -Nghệ xanh 20g
    -Nghệ vàng 20g -Trái ô-môi 10g
    -Thiên niên kiện 20g -Võ quýt 20g
    -Quế chi 20g -Đỗ trọng 30g
    -Vòi voi 40g -Chùm gửi cây dâu 20g
    -Rượu nếp 02lít -Đường cát trắng 500g

    Ngâm tất cả thuốc vào 2 lít rượu nếp trong 7 ngày. Lọc kỹ bỏ xác. Pha rượu đã lọc với 1 lít nước đường. Mỗi lần uống một ly nhỏ cở 30ml đến 40ml. Ngày uống 2 lần. (Toa thuốc nầy ngòai rượu còn có một số thuốc có tính nhiệt khác như quế chi, võ quýt, thiên niên kiện nên những người thể tạng nhiệt, hay táo bón, áp huyết cao hoặc đang có các chứng viêm nhiểm không nên dùng)