Giải pháp cỉa thiện Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh (Rụng tóc máu và rụng tóc vành khăn

Giải đoạn 6 tháng đầu tiên của trẻ là giai đoạn trẻ cần được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt từ mẹ. Trong giai đoạn này các mẹ thường rất lo lắng khi con gặp phải các hiện tượng bất thường như: ói, nôn mửa, khóc dạ đề.... Rụng tóc hình vành khăn cũng là một trong những dấu hiệu báo trước sức khỏe của trẻ nhỏ mà các mẹ cũng phải lưu ý nhé.

Rụng tóc hình vành khăn là như thế nào?

Với các mẹ sinh con lần đầu thường không có nhiều kiến thức trong việc chăm con nhỏ. Khi con bị rụng tóc có thể các mẹ cũng không chú ý nhiều và nghĩ đây cũng là điều bình thường, tuy nhiên không phải như vậy đâu các mẹ nhé.

Có rất nhiều câu hỏi mà các mẹ đã gửi về Damo thắc mắc các vấn đề như:
Rụng tóc vành khăn là gì?
trẻ bị rụng tóc vành khăn nên uống gì
bé bị rụng tóc vành khăn phải làm sao?
....

Trong bài viết này benhvienthongminh xin giải đáp những khúc mắc của các mẹ để hiểu đúng về bệnh rụng tóc hình vành khăn.

Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc hình vành khăn là căn bệnh rất hay gặp phải ở trẻ sơ sinh từ 3 - 6 tháng tuổi, biểu hiện của bệnh này là tóc rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình như vành mũ ở xung quanh đầu.

Khi trẻ bị rụng tóc hình vành khăn cho thấy trẻ đang có dấu hiệu bị các bệnh về suy dinh dưỡng, còi xương.
Nguyên nhân trẻ rụng tóc vành khăn

Nguyên nhân chính của bệnh rụng tóc hình vành khăn là do trẻ thiếu các chất dinh dưỡng, trong đó vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó thiếu sắt, kẽm, vitamin C, Canxi đều là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc hình vành khăn.

 

 

Dấu hiệu của trẻ khi bị rụng tóc hình vành khăn - Ảnh minh họa


Ngoài ra, rụng tóc hình vành khăn còn do trẻ mới bị ốm dậy, hoặc do sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc… Bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng cần chú ý tư thế nằm của bé tránh việc để bé nằm quá lâu một tư thế sẽ gây ma sát với gối hoặc chiếu cũng làm tóc bé dễ bị rụng.

Cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ.

Rụng tóc hình vành khăn không phải là bệnh gì nguy hiểm cả, tuy nhiên các mẹ vẫn phải cẩn thận theo dõi và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ để tránh thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến việc còi xương, chậm lớn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi bé mắc phải bệnh rụng tóc hính vành khăn các bậc phụ huynh cần cho bé uống bổ sung vitamin D3 2 giọt/ngày, thêm 5ml canxi Corbier/ngày. Khi thấy tóc bé mọc lại thì ngừng dùng canxi Corbier và tiếp tục sử dụng vitamin D3 cho đến khi bé 2 tuổi.

 


Bổ sung vitamin D3 cho trẻ chống rụng tóc vành khăn - Ảnh minh họa


Áp dụng cho bé tắm nắng từ 10 - 15 phút/ngày, việc này sẽ giúp cho tế bào da tổng hợp vitamin D3 và còn có tác dụng bổ sung canxi cho xương của bé chắc khỏe hơn
 

 

Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn - Ảnh minh họa


Thay đổi tư thế nằm cho bé để giảm ma sát của tóc với chiếu và gối cũng sẽ giúp bé giảm rụng tóc. Bên cạnh đó các mẹ cũng có thể dùng một số phương pháp dân gian như tắm cho bé bằng lá trà xanh, quả mướp đắng để giúp tóc bé mọc nhanh và chắc khỏe.

Trên đây là một số kiến thức và cách phòng chống về bệnh rụng tóc hình vành khăn ở bé mà các mẹ cần nắm được và có thể làm ngay tại nha. Song nếu các mẹ thấy sau 1 thời gian mà bé vẫn chưa khỏi thì hãy đến các trung tâm y tế để các bác sĩ thăm khám, tư vấn miễn phí cho mẹ nhé.

Tại sao trẻ lại bị rụng tóc trong 6 tháng đầu tiên

Do khi còn là bào thai toàn bộ các chất dinh dưỡng để giúp bé duy trì hoạt động sống và phát triển là đều nhờ vào người mẹ. Chính vì vậy, khi được sinh ra cũng đồng nghĩa bé không trực tiếp được nuôi dưỡng bằng hormone từ người mẹ nữa, do đó sẽ có rất nhiều thay đổi trên cơ thể bé và việc tóc rụng cũng là điều hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nếu tình trạng rụng tóc vẫn tiếp diễn và có biểu hiện rụng nhiều hơn thì các bậc phụ huynh nên chú ý và có các phương pháp điều trị phù hợp cho bé.
Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh được chia làm 2 loại sau:

1️⃣ Hiện tượng rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sơ sinh

Rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng em bé có tóc rụng ở vùng vòng quanh gáy, nhìn trông như vành mũ. Các bạn có thể xem chi tiết bài viết chi tiết: Trẻ bị rụng tóc vành khăn để xem nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc cho trẻ nhé

2️⃣ Rụng tóc máu ở trẻ sơ sinh

Tóc máu là tóc đã có từ lúc trẻ chào đời, trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên của trẻ tóc máu sẽ dần dần rụng đi và thay thế bởi tóc mới. Trong thời gian này, nếu mẹ thấy bé rụng tóc thì cũng không nên quá lo lắng nhé bởi vì đây là hiện tượng tự nhiên.

Nếu sau 6 tháng mà tóc con vẫn còn rụng nhiều mẹ nên đưa bé đi khám để được kiểm tra chính xác nguyên nhân và các điều trị.

Lưu ý cho các mẹ: Các mẹ không nên cắt tóc máu nhé, hãy cứ để tự nhiên, một thời gian trẻ sẽ thay tóc máu. tuy chưa có nghiên cứu chính xác cắt tóc máu có nguy hiểm không tuy nhiên khi trẻ còn quá nhỏ các mẹ không nên động đến dao kéo để tránh ảnh hưởng nhé.

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ nhà mình có dấu hiệu bị rụng tóc, mẹ cũng cần phải kiểm tra xem các nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc ở bé, có thể do tự nhiên mà rụng nhưng cũng không loại trừ do các nguyên nhân như: 
 

1️⃣ Rụng tóc trẻ em do bệnh nấm da đầu

 

.

Nấm da đầu gây rụng tóc ở trẻ em - Ảnh minh họa
 

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh rụng tóc ở trẻ em với những biểu hiện rất dễ nhìn thấy: rụng tóc nham nhở thành từng mảng, trơ ra phần chân bị gãy sát da đầu. Khi thấy bé bị tình trạng này cá mẹ có thể dùng nước cốt chanh để gội đầu cho bé. Nước cốt chanh có tác dụng làm sạch da đầu, diệt khuẩn và các loại nấm gây hại cho da đầu.

>>> Các mẹ phải xem ngay: Các nguyên nhân dẫn đến da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ và mẩn ngứa

2️⃣ Rụng tóc do tư thế nằm của bé

Thông thường tư thế nằm khi ngủ của bé rất ít được các mẹ chú ý đến. Thế nhưng đây lại là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em. Khi trẻ nằm thẳng quá lâu sẽ rất dễ bị rụng tóc ở gáy và tóc không mọc được. Chính vì vậy, ta nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé, tránh việc nằm quá lâu một tư thế.

 


Rụng tóc ở trẻ em do nằm một tư thế - Ảnh minh họa
 

3️⃣Trẻ bị sốt nhiều và dùng vitamin A quá liều

 


Rụng tóc ở trẻ em do sốt - Ảnh minh họa


Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ nếu bị sốt cao nhiều lần hoặc việc sử dụng vitamin A quá liều có thể gây rụng tóc. Khi gặp tình trạng này, các bạn nên thường xuyên massage da đầu cho bé và gặp bác sĩ để được tư vấn.

4️⃣ Chế độ dinh dưỡng không đủ


Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tránh bệnh rụng tóc - Ảnh minh họa


Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của bé. Thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh rụng tóc của bé.

Khi còn trong bụng mẹ nguồn dinh dưỡng cho hoạt động sống của bé và phát triển được cung cấp hoàn toàn từ mẹ. Vì vậy, khi sinh ra nếu mẹ không chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé sẽ rất dễ gây ra bệnh rụng tóc ở trẻ.