10 loại cây cảnh có tác dụng chữa bệnh

Trong thế kỷ XX vừa qua, thảo dược đã là một trong những nguồn thuốc quý mà người ta đã huy động được trong cả nước để thực hiện mục đích y tế cao cả: sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000. Nhiều cây thuốc Nam và thuốc Đông y thiết yếu đã góp phần tích cực phục vụ công tác kháng chiến và công cuộc hoà bình kiến thiết đất nước. Bước sang thế kỷ XXI, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ sức khoẻ, phòng và trị bệnh cho nhân dân, tích cực bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp bền vững ở thành thị cũng như ở nông thông, việc gây trồng và sử dụng các cây hoa làm thuốc là một vấn đề được coi trọng không những vì có tác dụng phòng bệnh và trị bệnh mà còn góp phần làm đẹp cho cảnh quan môi trường và thêm hương vị cho cuộc sống của con người. Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi mới nêu được gần 100 cây hoa, vừa làm thuốc trị bệnh vừa làm cây cảnh và làm thực phẩm. Để tiện sử dụng chúng tôi còn giới thiệu bảng tra cứu các cây hoa làm thuốc theo tên Việt Nam; Bảng tra cứu cây hoa làm thuốc theo tên khoa học và Bảng tra cứu các cây hoa làm thuốc xếp theo loại bệnh (theo y học hiện đại)...





http://www.benhvienthongminh.com

Sống đời (cây bỏng, cây lá bông) là loại cây cảnh thông dụng, dễ trồng được rất nhiều gia đình lựa chọn. Theo Đông y, loại cây này có vị nhạt, hơi chua, có tính mát. Lá cây sống đời có tác dụng chữa nhiều loại bệnh thường gặp như bỏng (giã nát lá đắp lên vết thương hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày), vết thương bầm tím (giã lá cùng rượu, đường để uống), viêm họng, chảy máu cam, mất ngủ, kiết lỵ, say rượu. Ảnh: suckhoedoisong

Từ lâu cây lô hội (nha đam) đã được sử dụng làm thuốc tại nhiều nước trên thế giới và dùng trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp. Lô hội là cây thảo, sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc xít nhau, hình ba cạnh có răng cưa thô, thuộc họ hành tỏi. Theo y học cổ truyền, lô hội có vị đắng, tính mát. Lô hội là cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Khi bôi ngoài da, có tính sát khuẩn, tăng dinh dưỡng cho da. Ngoài ra, lô hội còn được dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dầy, tiêu hóa kém, co giật ở trẻ em, đái tháo đường - Ảnh: plo.vn.

Đinh lăng không chỉ là cây cảnh mà còn là vị thuốc có giá trị. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể - Ảnh: suckhoedoisong

Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm mát, tính bình. Từ thời cổ đại, người ta thường sử dụng nước chiết xuất từ hoa hồng để điều trị rối loạn dây thần kinh, xông hương cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, thận... Trong hoa hồng có chứa kali - một thành phần quan trọng đối với hoạt động của tim, giúp cải thiện tình hình hoạt động của tuyến nội tiết. Tinh dầu hoa hồng làm dịu cơ tim vì thế những người bị hẹp van tim thường được kê đơn xông bột hoa hồng. Ngoài ra, hoa hồng còn được dùng để chữa ho cho trẻ (chưng cánh hoa hồng trắng với đường phèn), trị lở loét miệng, chữa viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm, sốt, viêm lợi - Ảnh: Zen Nguyễn.

Bàng là loại cây được trồng khắp đường phố Việt Nam để làm cây bóng mát. Tại một số vùng nhân dân dùng vỏ bàng sắc uống chữa lị, tiêu chảy và rửa các vết loét, vết thương. Lá còn dùng sắc uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức, hạt dùng chữa đại tiện ra máu - Ảnh: 

Việt Nam có khoảng 20 loài thuộc chi Ngọc lan, trong số đó có khoảng 5 loài được trồng phổ biến khắp nước vì hoa thơm. Hai loài thường được trồng nhiều ở đền thờ, chùa chiền, lăng tẩm, cung điện là ngọc lan trắng và ngọc lan vàng. Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc của hoa Ngọc lan được dùng chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây ngọc lan trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh - Ảnh:

Nụ hoa hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não. Nụ hoa có tác dụng chữa xuất huyết, cháy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ chảy máu, đau mắt, cao huyết áp, phòng ngừa đứt mạch máu não, đau đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, mắt đau, khó ngủ - Ảnh: Ngọc Lan.

Đào là loại cây cảnh được nhân dân ta rất ưa chuộng trong ngày Tết. Ngoài quả đào dùng để ăn, nhân hạt, lá, hoa và nhựa cây đều là những vị thuốc, trong đó nhân hạt được dùng phổ biến hơn. Ðào nhân có các tác dụng ức chế đông máu, chống dị ứng và chống viêm. Là thuốc chữa ho, bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi sinh, đau bụng dưới, bí đại tiện, điều trị phụ nữ rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh đạt kết quả tốt. Nước sắc lá đào thường được dùng ngoài, tắm chữa ghẻ lở, ngứa, ngâm chữa viêm kẽ chân. Tuy nhiên, trong lá đào có acid hydrocyanic độc, lưu ý dùng liều vừa đủ - Ảnh Blog hotinhtam.

Quất có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và đã được trồng từ lâu đời ở nước ta để làm cảnh và lấy quả ăn. Quả quất được dùng làm thuốc chữa ho, nước giải khát và giúp tiêu hóa. Hạt quất dùng để cầm máu, chống nôn - Ảnh: BizLive.

Cúc hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, làm tăng độ bền mao mạch, chống viêm và ức chế nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Hoa cúc vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, tăng huyết áp, mụn nhọt sưng đau, uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết giúp trẻ lâu - Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam.