Vị thuốc hay từ nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô

Nấm hương, còn gọi là hương tín, hương tẩm, hương cô, đông cô… Theo quan niệm của y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết, tiêu đờm, chữa được bệnh sởi (đậu chẩn).

http://www.benhvienthongminh.com

 1Đặc điểm nấm đông cô

Nấm đông cô có dạng như cái ô, đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm.

Nấm đông cô chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê… Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.Vì Shiitake có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nên những người ăn chay nên dùng thường xuyên loại nấm này .

2. Nhận biết nấm đông cô

Mũ nấm lớn khoảng 5-20 cm; màu nâu vàng, nâu xám, nâu đậm, co hình cong; mũ và thân mọc chắc liền nhau .

Dưới mũ: trắng nhạt, hơi vàng nâu, mọc tròn và có dạng răng cưa

Thân: vàng nâu, mọc moc xéo qua một bên , hoặc ở trung tâm

Thịt nấm: từ trắng đến có màu vàng lạt

Mùa nấm: quanh năm trồng nấm trên thân cây

Mùi vị: thơm, giống như hành


3. Cách trồng nấm đông cô

Người ta dùng các thân cây lớn khoảng từ 15 đến 25 cm (đường kính). Ðặc biệt các thân cây sồi rất thích hợp với giống nấm này. Nên dùng những thân cây còn tươi, sạch để tránh những loại nấm dại khác.

  • Gieo mầm nấm
  • Gieo lỗ: Dùng khoan, khoan vào thân cây những lỗ sâu khoảng 5 cm, khoảng cách từ 10 đến 15 cm. Ðường kính của lỗ khoan có thể từ 10 đến 20 mm. Sau đó người ta bỏ mầm nấm vào đó và lấy băng keo dán lại để tránh mầm bị khô đi. Sau khi mầm nảy rễ có thể tháo cái băng keo ra.
  • Gieo vào đưòng cắt: Ðường cắt được cắt sâu vào giữa thân cây với khoảng cách 15 cm. Chiều rộng của đường cắt vào khoảng 10 mm. Mần được dặt vào đó và đường cắt cũng được dán lại bằng băng keo. Sau khi gieo mầm nấm người ta có thể dựng những thân cây này vào những chỗ mát trong vườn. Nhưng chỗ thuận tiện là những nơi rợp cớm như dưới bóng cây và đặc biệt ẩm thấp không có gió luồn.
  • Trồng nấm:

Thân cây nên chôn xuống đất vào khoảng 30 cm để có thể hút nước lên tránh bị khô. Trong những lúc nóng khô nên dùng một túi nhựa trùm lại để tránh mất nước. Nếu quá khô có thể tưới thêm để rễ nấm đừng bị chết. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 5-6 năm tùy theo độ cứng bền của cây gỗ. Tổng số thu hoạch nấm thể từ 20 -30 % trọng lượng của cây gỗ tươi .


4. Công dụng của nấm đông cô

Cải thiện và chăm sóc hoàn hảo cho làn da:
    Nấm đông cô được sử dụng trong đời sống của người Châu Á hàng nghìn năm để giảm viêm, cải thiện sức sống và tăng độ đàn hồi của da. A-xít kojic chiết xuất từ nấm đông cô có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. 
Thành phần này thay thế chất hydroquinone, giúp tẩy trắng da, làm mờ dần các vết sẹo thâm và đốm đồi mồi.
   Bảo vệ sức khỏe tim mạch Nấm đông cô đem lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhờ ba tác động:   
Trước hết, chất d-Eritadenine (còn gọi là lentinacin, lentsine, đôi khi viết tắt là DEA) có trong nấm giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Hợp chất đường liên phân tử glucans beta trong nấm cũng có tác dụng này. Nấm đông cô tươi           Thứ hai, nấm đông cô có thể ngăn chặn quá trình sản xuất phân tử bám vào, giúp bảo vệ các mạch máu.
   Thứ ba, nấm đông cô có một số chất chống ô-xy hóa là man gan, selenium, kẽm, đồng bảo vệ mạch máu khỏi sự thiệt hại do quá trình này gây ra. Đặc biệt, chất ergothioneine (ET), có nguồn gốc từ a-xít amin histidine có lợi cho ti thể (mitochondria). Ti thể sử dụng ô-xy để tạo ra năng lượng cho các tế bào, trong đó có tế bào tim, giúp tim mạch khỏe mạnh. Phòng ngừa và điều trị bổ sung với một vài loại bệnh ung thư  Lentinan, một trong những thành phần chính của nấm đông cô có hiệu quả ức chế enzyme cytochrome P450 1A, thủ phạm gây viêm và ung thư.
   Thử nghiệm trên động vật cho thấy các chất chiết xuất từ nấm đông cô rất có lợi trong việc chống ung thư ở các tế bào ruột kết.   
   Chất lentinan còn trợ giúp hệ thống miễn dịch, có thể ngăn cản các tế bào ung thư vú phát triển. Vì vậy, ăn nấm đông cô như một cách điều trị bổ sung đối với người bị ung thư vú, ung thư bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt. Giúp quý cô giảm cân Trong 100g nấm đông cô chỉ có 34 calorie, ít hơn nhiều so với hầu hết các loại rau khác và chỉ chứa khoảng 0,5g chất béo nhưng lại cung cấp 2,5g chất xơ, giàu hàm lượng nước giúp bạn có cảm giác ăn no, rất thích hợp làm thực phẩm giảm cân. 
   Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2010, trong 1,800g nấm đông cô nấu chín có khoảng 515 IU vitamin D, thúc đẩy cơ thể giảm trọng lượng.
   Trong khi áp dụng chế độ ăn giảm cân, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị ảnh hưởng. Hợp chất lentinan trong nấm đông cô sẽ giúp tăng cường và trợ giúp hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm. 


   Lưu ý: khi sử dụng và chế biến nấm đông cô Một số người có thể dị ứng với nấm đông cô. Sau khi ăn nấm, nếu có biểu hiện phát ban, sưng mặt, cổ, cổ họng, khó thở, tăng nhịp tim, bạn nên đến bệnh viện sớm. 
    Nếu uống 4g chiết xuất nấm đông cô mỗi ngày, liên tục mười ngày, có thể gây tăng bạch cầu ái toan, tình trạng gia tăng bất thường của tế bào bạch cầu trong cơ thể.

–  Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm đông cô  . Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.

– Lentinan đã được chứng minh là có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào lympho ở máu ngoại vi) làm tăng sức đề kháng. Nó cũng kích thích các “tế bào sát thủ tự nhiên” trong cơ thể để chúng tấn công những tế bào ung thư.

– Nấm đông cô chứa chất Eritadenin, có tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng sự thoái biến cholesterol trong gan. Loại nấm này còn làm giảm tác dụng tăng cholesterol của chất béo và giúp hạ huyết áp.

–  Các nhà khoa học Nhật cũng đã tiến hành những nghiên cứu về tác dụng chống virus của nấm đông cô. Kết quả là chất LEM trong loài thực vật này giúp tạo ra kháng thể chống virus viêm gan B. Trong số 40 bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã được uống LEM 6 g/ngày trong 4 tháng, tất cả đều giảm triệu chứng viêm gan, có 15 người hết sạch virus B. Chất LEM còn làm chậm sự tiến triển của ung thư gan, bảo vệ tế bào gan.

Các thử nghiệm cũng cho thấy, chất Lentinan đơn độc không có tác dụng gì đối với HIV, nhưng nếu phối hợp với AZT thì tác dụng diệt virus tăng lên 24 lần so với dùng AZT đơn độc.

–  Lentinan còn có khả năng giúp những người bị lao phổi chống lại độc tố của vi khuẩn lao. Nếu sử dụng Lentinan 1 g/ngày, mỗi tuần 2 lần thì tỷ lệ opsonin trong máu rất cao, có thể ngăn chặn hoàn toàn độc tố của vi khuẩn lao trong cơ thể.

–  Ở Trung Quốc, nấm đông cô đã được sử dụng từ rất lâu đời để chữa một số bệnh như bí tiểu, phù thũng, ngộ độc do các loại nấm khác (dùng 90 g nấm khô nấu chín để ăn). Trẻ em bị sởi và đậu mùa có thể dùng 6 g nấm khô nấu chín và ăn ngày 2 lần.

–  Nấm đông cô còn được dùng làm thực phẩm và thuốc rất phổ biến tại Nhật. Theo y học cổ truyền của nước này, nó có tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lão hóa tế bào, tăng cường sức lực, giảm mệt mỏi ở những người làm việc quá căng thẳng. Liều dùng tốt nhất là 6-16 g nấm khô hoặc 90 g nấm tươi.


5. Nấm đông cô khô tốt không?

– Nấm đông cô khô hay tươi đều có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hóa.

– Trong Đông dược, nấm đông cô được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, được tôn là “dược liệu” chống suy lão và trường thọ.

– Theo y học cổ truyền, nấm đông cô vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoà huyết, tiêu đờm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá…

– Nấm đông cô được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng…

6.Cách dùng nấm đông cô:

+ Dùng nước ấm khoảng 50oC, cho nấm vào ngâm nở.

+ Ngâm nước muối sau khi gọt sạch gốc để loại bỏ mùi mốc thường hay có của nấm.

+ Thả nấm đông cô khô vào ngay từ đầu để nấm tiết chất ngọt ra và thấm các vị.

Có nhiều cách dùng nấm hương, đơn giản nhất là ăn riêng nhưng thông thường người ta hay sử dụng nó như một thứ phụ trợ trong các món ăn được chế biến từ nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên việc lựa chọn và phối hợp nấm hương với các loại thức ăn khác cũng đòi hỏi phải có nguyên tắc nhất định theo quan điểm của dinh dưỡng học cổ truyền. Dưới đây là một số phương thuốc dùng nấm hương phối hợp điển hình.


 1:Nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch và thái chỉ. Thịt gà rửa sạch chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Phương này có công dụng kiện tỳ bổ thận, ích khí dưỡng huyết, có thể dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.


2: Nấm hương 200g, đậu tương 50g, dầu vừng và tỏi lượng vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch. Ðậu tương ngâm nước rồi đãi bỏ vỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi hầm nhừ, chế thêm dầu vừng, tỏi đập giập và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Phương này có tác dụng điều trị hỗ trợ cho trẻ em bị còi xương, người già bị loãng xương và chứng phù thũng.


 3: Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái, gia vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ. Tiếp đó cho nấm vào đun chín là được, chế thêm gia vị, ăn nóng. Phương này có tác dụng bồi bổ âm dương, kiện tỳ ích vị, dưỡng huyết, kích thích sự thèm ăn, tăng số lượng và chất lượng sữa ở phụ nữ cho con bú.



4: Nấm hương 100g, bồ dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được. Phương này có tác dụng bổ thận tráng dương, kích thích tiêu hóa. Thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.

Nấm hương tuy giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 50g là tốt nhất. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện quá lỏng, quá nát không nên dùng.